Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1931-2011); nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; là một trong 50 cán bộ đầu tiên được cử đi đào tạo về nông nghiệp và đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Liên Xô cũ. Ông là con trai cả của cụ Đào Duy Anh, một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.[1]

Đào Thế Tuấn
Chức vụ
Thông tin chung
GSVS. Đào Thế Tuấn

Thân thế và sự nghiệp sửa

Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội); sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức nổi tiếng cả về trí tuệ và tinh thần yêu nước; Mẹ là cụ bà Trần Như Mân một nhà giáo và hoạt động xã hội, Cha là cụ Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, nhà từ điển học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam được từ điển Larousse gọi là nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.[2]

Ông tham gia Việt Minh từ rất sớm, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 6 tháng 5 năm 1949 và chuyển chính thức ngày 9 tháng 10 năm 1949.

Năm 1953, học đại học tại Trường Đại học Nông nghiệp Tashkent, Liên Xô. Cuối năm 1958 báo cáo tốt nghiệp của ông được trình bày thẳng để lấy bằng tiến sĩ nông học.

Từ năm 1958 đến năm 1995, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Học viện Nông Lâm; tiếp đến là Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, được phân công làm Phó Viện trưởng rồi Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Tham gia và là Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ông là người sáng lập bộ môn Hệ thống nông nghiệp (1989). Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, nhiều bài viết được các báo, tạp chí trong và ngoài nước xuất bản.[3]

Ông qua đời lúc 11h 30 ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Bệnh viện Hữu nghị Hà Nội.

Quan điểm sửa

Thực trạng Nông dân Việt Nam sửa

  1. Thu nhập còn quá thấp;
  2. Giá đất nông nghiệp thấp (tài sản duy nhất của nông dân định giá quá thấp và không được bảo vệ);
  3. Ít được hưởng phúc lợi xã hội nhất so với các tầng lớp khác, nhất là về giáo dục, y tế;
  4. Sống trong điều kiện môi trường càng ngày càng ô nhiễm;
  5. Đã nghèo lại luôn bị nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hoành hành;
  6. Thương mại không công bằng, người dân luôn bị ép giá;
  7. Thiếu các phương tiện, công cụ để giảm, thoát nghèo, như cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, khó tiếp cận vốn, lao động trẻ khỏe xa rời nông nghiệp.[4]

Quản lý nhà nước sửa

Ruộng đất và lao động sửa

Tam nông sửa

Công trình công bố sửa

  • Hỗ trợ tổ chức sản xuất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam (Nhà xuất bản nông nghiệp, năm 2000)
  • Sinh lý ruộng lúa năng suất cao (xuất bản 1970)
  • Ứng dụng phương pháp mô hình hoá toán học để xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lúa cho cấp huyện
  • Công nghệ sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng
  • Hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững [6]

Đánh giá sửa

Phong tặng sửa

  • Huân chương Công trạng nông nghiệp và Huân chương cành cọ Hàn lâm của Pháp (1991);
  • Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (1985);
  • Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003);
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Công trình "Công nghệ sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng";[6]
  • Anh hùng Lao động (9/2000);
  • Huân chương Bắc đẩu bội tinh (Tháng 7/2009, Chính phủ Pháp trao tặng);
  • Huân chương Hồ Chí Minh (2002).
  • Ngày 2/4/2023, Thành phố Hà Nội đã đặt tên một tuyến đường mang tên Đào Thế Tuấn[7] tại quận Long Biên để tôn vinh những cống hiến của ông!

Chú thích sửa

  1. ^ Nguyễn Yến (8 tháng 5 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (CASRAD). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011. Theo: Nguyễn Yến (http://thethaovanhoa.vn) Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ a b Đặng Kim Sơn (21/1/2011). “Bản sao đã lưu trữ”. Tạp chí Tia sáng. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2011. Truy cập 22/1/2011. *Viết theo tư liệu Hồi ký của giáo sư Đào Thế Tuấn Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ Lê Hoài Thanh (Trung tâm HTNN) (8 tháng 9 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (CASRAD). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|accessdate= (trợ giúp)
  4. ^ a b TS.Lê Đức Thịnh (23/01/2011). “Bản sao đã lưu trữ”. Diễn đàn Kinh Tế Việt Nam. 22 tháng 1 năm 2011-vi-giao-su-dang-kinh-va-mon-no-ba-con-nong-dan Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2011. Truy cập 23/01/2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)
  5. ^ a b c Hà Yên (thực hiện) (30/03/2008). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 20/1/2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ a b c TS. Lê Hưng Quốc (20/01/2011). “Tưởng nhớ GS Đào Thế Tuấn, nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập 20/01/2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=|ngày= (trợ giúp)
  7. ^ “Hà Nội: Gắn biển tuyến phố mang tên Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng Đào Thế Tuấn”. CHUYÊN TRANG BÁO ĐIỆN TỬ HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/. 2 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa