Đá Tiên Nữ (tiếng Anh: Tennent Reef (hải đồ của Anh) hoặc Pigeon Reef (hải đồ của Mỹ); tiếng Filipino: Lopez-Jaena; tiếng Trung: 无乜礁; bính âm: Wúmiē jiāo, Hán-Việt: Vô Khiết tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa. Đá này là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Hiện Việt Nam đang kiểm soát rạn vòng này như một phần của thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đồng thời duy trì một hải đăng tại đây.

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Tiên Nữ
Ảnh vệ tinh chụp đá Tiên Nữ vào tháng 11, năm 2022
Địa lý
Vị tríBiển Đông
Tọa độ8°51′18″B 114°39′18″Đ / 8,855°B 114,655°Đ / 8.85500; 114.65500 (đá Tiên Nữ)
Tổng số đảo2
Diện tích0.25 km2 (đảo nhân tạo)
Quản lý
Quốc gia quản lý Việt Nam
TỉnhKhánh Hòa
HuyệnTrường Sa
Thị trấnTrường Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đặc điểm sửa

 
Bản đồ đảo nhân tạo trên đá Tiên Nữ

Địa lý sửa

Đá Tiên Nữ là thực thể nằm xa nhất về phía đông trong số các thực thể địa lý do Việt Nam kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Đá Tiên Nữ cách cụm Sinh Tồn 100 km về phía nam,[1] cách đảo Trường Sa 162 hải lý (300 km) về phía đông, cách thực thể gần nhất mà Việt Nam quản lý là đá Núi Le 27 hải lý (50 km) về phía đông-đông bắc. Bản đồ hành chính[2][3] đều thể hiện danh từ riêng là Tiên Nữ còn danh từ chung để mô tả thực thể là đá. Về bản chất địa lý, đá Tiên Nữ không phải là một đảo mà là rạn san hô.

Rạn san hô đá Tiên Nữ có dạng hình tam giác[4] với chiều dài ba cạnh khoảng 3,3 km, 5,7 km và 6,7 km. Khi thủy triều xuống còn 0,1 m thì toàn bộ vành ngoài mép san hô đều nổi cao lên khỏi mặt biển.[5] Tổng diện tích của rạn san hô vòng này là khoảng 15.56 km² bao gồm một vụng biển rộng 5.93 km²[6].

Điểm cực Đông của đá Tiên Nữ có tọa độ địa lý là 8°52′31″B 114°41′1″Đ / 8,87528°B 114,68361°Đ / 8.87528; 114.68361.

Công trình nhân tạo sửa

Hải quân Việt Nam đã đóng quân tại nhà lâu bền ở phía tây của đá Tiên Nữ, đặt tên là Đảo Tiên Nữ, có tọa độ địa lý là 8°51′0″B 114°38′20″Đ / 8,85°B 114,63889°Đ / 8.85000; 114.63889. Nối với nhà lâu này là một nhà văn hóa đa năng được hoàn thành vào tháng 6 năm 2017[7].

Hải đăng Tiên Nữ nằm ở phía đông của đá Tiên Nữ, có tọa độ địa lý là 8°52′16,1″B 114°40′50,8″Đ / 8,86667°B 114,66667°Đ / 8.86667; 114.66667.

Theo AMTI, từ tháng 12 năm 2021, Việt Nam bắt đầu nạo vét và bồi đắp một đảo nhân tạo nằm ở bờ phía tây của rạn san hô Đá Tiên Nữ[8]. Cho đến cuối năm 2023 thì đảo nhân tạo này có diện tích khoảng 25 hectare[9], bề dài khoảng 1 km, bề rộng 290 m.

Hải đăng sửa

Hải đăng Tiên Nữ
 
 
Hải đăng Tiên Nữ
Tọa độ 8°52′16,1″B 114°40′50,8″Đ / 8,86667°B 114,66667°Đ / 8.86667; 114.66667 (Hải đăng Tiên Nữ)
Năm khởi xây 2000 (2000)
Vật liệu xây thân bê tông
Màu / dấu hiệu màu vàng chanh
Chiều cao công trình (tính đến đế) 22,1 m
Nguồn sáng Đèn chính: MSCII-RB220
Đèn phụ: HD 300
Tầm chiếu sáng Ngày: 14 hải lý
Đêm: 15 hải lý
Đặc tính ánh sáng Fl(2+1) W 10s
Số Admiralty F2825.05[1]

Năm 2000, Việt Nam xây một hải đăng ở phía đông của đá Tiên Nữ. Tháp cao hơn 22 m, toàn bộ sơn màu vàng chanh, có khối đế là một tòa nhà ba tầng, cách đảo Tiên Nữ (nơi đồn trú của Hải quân Việt Nam) 5,2 km. Ánh sáng đèn có đặc tính chớp nhóm 2+1, chu kỳ 10 giây. Tầm hiệu lực ban ngày là 14 hải lý còn ban đêm là 15 hải lý.[10]

Lịch sử sửa

Cuối năm 1987 đầu năm 1988, quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam chủ trương đưa quân ra đóng giữ các đá Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá TâyChữ Thập nhưng phía Trung Quốc đã đi trước một bước chiếm đá Chữ Thập vào ngày 26 tháng 1 năm 1988.

Ngày 25 tháng 1 năm 1988, tàu HQ 613 của vùng 4 Hải quân Việt Nam đưa Lữ đoàn 146 và Trung đoàn Công binh 83 đến đảo Tiên Nữ dựng nhà cao chân và tổ chức bảo vệ đảo.[11] Đến ngày 6 tháng 2 năm 1988, lực lượng trên đảo hoàn thành nhà ở cấp 3 và tiếp tục đóng giữ tại đảo.[12]

Liên kết ngoài sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Rowlett, Russ. “Lighthouses of the Spratly Islands” (bằng tiếng Anh). The Public's Library and Digital Archive.
  2. ^ Bản đồ Hành chính Việt Nam (tỉ lệ xích 1:2.200.000). Nhà Xuất bản Bản đồ (2008).
  3. ^ “Bản đồ hành chính. Phần bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa, huyện Trường Sa”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam).
  4. ^ Hancox, David; Prescott, Victor (1995). A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands. Maritime Briefings (bằng tiếng Anh). 1. University of Durham, International Boundaries Research Unit. tr. 12. ISBN 978-1897643181.
  5. ^ Mai Thắng (27 tháng 6 năm 2012). “Đèn biển Trường Sa không bao giờ tắt”. Báo Tin tức. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “Pigeon Reef”. cil.nus.edu.sg. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ “Vẻ đẹp đảo Tiên Nữ”. Tạp chí Thủy sản Việt Nam. 23 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ “Castles Made of Sand: Vietnam's Spratly Upgrades”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “Vietnam Ramps Up Spratly Island Dredging”. Asia Maritime Transparency Initiative (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2023.
  10. ^ “Hải đăng Tiên Nữ”. Trang thông tin điện tử Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam (Việt Nam). Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2018.
  11. ^ “Vị trí tiền tiêu của đảo Tiên Nữ”. Báo Bình Phước. 24 tháng 11 năm 2014.
  12. ^ “Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền - Kỳ 4: Những cuộc đối đầu căng thẳng”. Báo Thanh Niên. 24 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.