Đất nông nghiệp

Loại hình đất canh tác

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọtchăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.

Đất canh tác trồng lúa

Phân loại sửa

Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây:

Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các nước đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi đất tưới tiêu.

Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc gia, trong đó ngoài cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông nghiệp, chẳng hạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới).

Một đồng cỏ để chăn thả gia súc

Tại Việt Nam sửa

Tại Việt Nam, đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.

Đất nông nghiệp gồm:

  • Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
  • Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
  • Đất nuôi trồng thủy sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.
  • Đất làm muối: Là đất các ruộng để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
  • Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.

Hạn mức giao đất nông nghiệp tại Việt Nam sửa

Tại Việt Nam, giao đất là một trong những hình thức Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua việc ban hành quyết định giao đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.[1]

Hiện nay, tùy vào từng khu vực ở Việt Nam mà hạn mức giao đất nông nghiệp sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:[2]

Thứ nhất, hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ là:[3]

- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là Tây Nam Bộ): hạn mức giao sẽ không quá 03 ha cho mỗi loại đất

- Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác: hạn mức sẽ là không quá 02 ha cho mỗi loại đất.

Thứ hai, hạn mức giao đất trồng cây lâu năm[4] cho cá nhân

- Đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì không quá 10 ha.

- Đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi thì không quá 30 ha.

Thứ ba, với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất.

Tập trung đất nông nghiệp tại Việt Nam sửa

Nội dung tập trung đất nông nghiệp[5] là nội dung khá mới trong Luật Đất đai 2024 (mới được Quốc hội Việt Nam thông qua vào đầu năm 2024). Theo đó, có thể hiểu:

Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp để tổ chức sản xuất thông qua 03 phương thức: Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương án dồn điền, đổi thửa; Thuê quyền sử dụng đất; Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất. Theo quy định hiện nay, các tổ chức, cá nhân khi thực hiện tập trung đất nông nghiệp phải lập phương án sử dụng đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để theo dõi.

Tham khảo sửa

  1. ^ LuatVietnam (11 tháng 7 năm 2023). “Phân biệt giao đất và cho thuê đất theo Luật Đất đai mới nhất [2023]”. LuatVietnam (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (20 tháng 3 năm 2024). “Luật Đất đai 2024: Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (20 tháng 3 năm 2024). “Luật Đất đai 2024: Quy định hạn mức giao đất nông nghiệp”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ LuatVietnam (18 tháng 3 năm 2020). “Đất trồng cây lâu năm là gì? có được xây nhà không?”. LuatVietnam (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ “Những điểm mới của đất nông nghiệp trong Luật Đất đai 2024 so với Luật 2013”. laodong.vn. 29 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2024.
  • Definition of agricultural land in FAOSTAT Glossary (click on the letter "A" to get to the definition of "Agricultural area").
  • Definition of agricultural land in OECD Glossary of Statistical Terms.
  • WDI –World Development Indicators online database, retrieved on ngày 18 tháng 7 năm 2008 (may require subscription for access; print edition from the World Bank).