Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cập nhật sửa đổi tham số cố định, sửa lỗi ngày tháng, việt hóa, dọn dẹp chung dùng AWB
Dòng 1:
{{Nhà Nguyễn}}
'''Nhà Nguyễn''' ([[Chữ Nôm]]: 家阮, [[Chữ Hán]]: 阮朝; [[Phiên âm Hán-Việt|Hán Việt]]: ''Nguyễn triều'') là [[triều đại]] cuối cùng trong [[lịch sử Việt Nam]], năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu '''Việt Nam''', '''Đại Việt Nam''', năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Kiểu đổi quốc hiệu là '''Đại Nam'''. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua [[Gia Long]] lên ngôi năm [[1802]] và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng đế [[Bảo Đại]] thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là [[chiến tranh Pháp-Đại Nam|cuộc xâm lược của người Pháp]] giữa thế kỷ 19.
 
Triều nhà Nguyễn được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn độc lập và Giai đoạn [[Pháp thuộc]] (bị [[đế quốc thực dân Pháp|đế quốc Pháp]] xâm lược và bảo hộ).
Dòng 12:
{{chính|Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn}}
Xem thêm: [[Chúa Nguyễn]][[Tập tin:GiaLong.jpg|nhỏ|trái|[[Gia Long]], vị vua sáng lập triều Nguyễn]]
Năm [[1778]], Nguyễn Ánh quay lại và tập hợp lực lượng chiếm được [[Gia Định]] và đến năm [[1780]], ông xưng vương. Trong mùa hè năm 1781, quân đội của Nguyễn Ánh lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=512}}</ref> và 2 tàu [[Bồ Đào Nha]] do giám mục [[Bá Đa Lộc]] giúp Nguyễn Ánh mời được<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=511}}</ref><ref name="harvnb10"/>. Ông tổ chức tấn công [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] đánh tới tận đất [[Phú Yên]] nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn<ref name="harvnb10">{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=107-108}}</ref>. Tức giận vì tốn kém nhưng không thu được kết quả, quan lại Gia Định để cho một người phụ việc của [[Pigneau de Behaine|Bá Đa Lộc]] là cai cơ Manuel (Mạn Hòe){{ref_label|a|a|none}} lập mưu giết chết các tay lính đánh thuê Bồ Đào Nha và cướp tàu của họ<ref name="harvnb10"/>.
 
Tháng 3 năm 1782, [[Nguyễn Huệ]] cùng vua [[Nguyễn Nhạc|Thái Đức]] mang quân thuỷ bộ Nam tiến. Tây Sơn đụng trận dữ dội ở [[sông Ngã Bảy]], cửa [[Cần Giờ]] với quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền của Tây Sơn yếu hơn, nhưng nhờ lòng can đảm của mình, họ đã phá tan quân Nguyễn, buộc Manuel tự sát, tuy vậy cũng thiệt hại khá nhiều binh lực<ref name="harvnb11">{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=108 -109}}</ref>. Nguyễn Ánh bỏ chạy về [[Ba Giồng]], rồi có khi trốn sang tận rừng Romdoul, [[Chân Lạp]]<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|p=109}}</ref>. Vua Thái Đức khi tấn công [[Miền Nam (Việt Nam)|Nam bộ]] do cướp bóc [[Cù lao Phố]] nên gặp phải sự chống đối mạnh của [[người Hoa]] ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc [[Phạm Ngạn]] tử trận, binh lính thương vong nhiều, nên ông rất đau đớn rồi nổi giận ra lệnh tàn sát người Hoa ở Gia Định để trả thù<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=111}}</ref><ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|pp=522-523}}</ref>. Việc này đã cản chân Tây Sơn trong việc truy bắt Nguyễn Ánh, khiến cho Nguyễn Ánh có cơ hội quay trở về [[Giồng Lữ]], một đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Học đem quân đuổi theo Ánh bị quân Nguyễn bắt giết khiến cho Nguyễn Ánh có được 80 thuyền của Tây Sơn. Nguyễn Ánh thấy vậy định kéo về chiếm lại Gia Định nhưng đụng Nguyễn Huệ dàn binh quay lưng ra sông đánh bại khiến Nguyễn Ánh phải chạy về [[Hậu Giang]], [[Rạch Giá]], [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] rồi theo thuyền nhỏ trốn ra [[Phú Quốc]]<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=112}}</ref>.
 
Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] đang chuẩn bị phối hợp với vua anh (Thái Đức) đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời ([[1792]]), con là [[Nguyễn Quang Toản]] còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà, sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn [[Lê Duy Cận]] làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=535}}</ref>, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích [[Bùi Đắc Tuyên]]<ref name="harvnb24">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=155}}</ref>. Từ đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "''Gặp nồm thuận thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng''"<ref>{{harvnb|Đặng Việt Thủy|Đặng Thành Trung|2008|pp=280-281}}</ref>. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn định cho sứ đi ngoại giao với Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của [[Lê Chiêu Thống]] bên đó để khiến Trung Quốc giúp mình nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là [[Ngô Nhân Tịnh|Ngô Nhơn Tĩnh]] và [[Phạm Thận]] sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=536}}</ref>.
 
Năm 1793, Nguyễn Ánh cùng các tướng [[Võ Di Nguy|Võ Duy Nguy]], [[Nguyễn Văn Trương]], [[Võ Tánh]], [[Nguyễn Huỳnh Đức]], [[Lê Văn Duyệt]], [[Nguyễn Phước Hội]], [[Philippe Vannier]], [[Nguyễn Văn Hòa]], Chưởng cơ Cố<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=539}}</ref> đem quân đánh [[Nha Trang]], [[Diên Khánh]], [[Phú Yên]] rồi tranh thủ đánh tới tận thành [[Quy Nhơn]] của Nguyễn Nhạc. Vua Thái Đức cầu cứu Phú Xuân. Cảnh Thịnh sai [[Ngô Văn Sở]], [[Phạm Công Hưng]], đô đốc Hố và Chưởng cơ Thiêm đem 17.000 quân, 80 [[voi|thớt voi]],và 30 chiếc thuyền chia nhiều đường tiến vào cứu, quân Nguyễn Ánh rút lui<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=541}}</ref><ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=153-154}}</ref>, trên đường về ông sai quân đắp [[thành cổ Diên Khánh|thành Diên Khánh]] để lợi dụng địa thế nơi này làm bàn đạp chống Tây Sơn. Cùng thời gian, quân Phú Xuân của Tây Sơn nhân dịp đánh chiếm luôn đất đai, kho tàng của vua Thái Đức. Lúc đó Nguyễn Nhạc đang bệnh trên giường, nghe tin cơ nghiệp của con mình là Quang Bảo bị chiếm mất, uất quá thổ huyết mà qua đời.<ref name="harvnb25">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=154-155}}</ref><ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|pp=541-542}}</ref> Quang Toản cho an trí [[Quang Bảo]] ra huyện [[Phù Ly]] và cai quản toàn bộ đất đai của vua bác.<ref name="harvnb25"/>
 
Từ năm 1794 đến năm 1795, Tây Sơn phản công, họ cho quân nhiều lần vào đánh [[Phú Yên]], vây [[thành cổ Diên Khánh|thành Diên Khánh]]<ref name="harvnb24"/>, quân Nguyễn cũng ra sức chống cự, nhiều lần kìm hãm, thậm chí là đánh lại được quân Tây Sơn<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=542}}</ref>. Tuy nhiên nội bộ Tây Sơn lại mâu thuẫn, các tướng tranh quyền. [[Vũ Văn Dũng]] giết Bùi Đắc Tuyên và [[Ngô Văn Sở]], Quang Toản không làm gì được. [[Trần Quang Diệu]] đang đi đánh Nguyễn Ánh, nghe tin đành rút quân về, suýt giao tranh với Vũ Văn Dũng may nhờ có Quang Toản sai quan ra khuyên giải Trần Quang Diệu mới đồng ý hòa. Nhưng sau đó Quang Toản lại nghe lời gièm pha tước mất binh quyền của Trần Quang Diệu, Tây Sơn từ đó cứ lục đục mãi, các quan nghi kị giết hại lẫn nhau tạo điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Ánh<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=155-157}}</ref><ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=543-544}}</ref>. Năm [[1797]], Nguyễn Ánh cho quân ra đánh Phú Yên, riêng ông thì cùng [[Nguyễn Phúc Cảnh]] chỉ huy thủy quân ra tận Quy Nhơn giao chiến với tướng Tây Sơn là [[Lê Trung]] tại [[Trận Thị Nại (1801)|Thị Nại]] thu được nhiều khí giới<ref name="Phan Khoang"/>, nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế lực Tây Sơn thủ mạnh quá đành vòng lên đánh [[Quảng Nam]] nhưng được mấy tháng lại rút về<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=157}}</ref> vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp.<ref name="Phan Khoang"/>
 
Nguyễn Ánh chiêu dụ Nguyễn Quang Bảo nhưng việc chưa thành vì Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo.<ref name="Phan Khoang">{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=545}}</ref> Nhưng Tây Sơn lại rơi vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn Ánh.<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=157-158}}</ref><ref name="Phan Khoang 2001 545-546">{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=545-546}}</ref> Năm [[1799]], Nguyễn Ánh cho sứ yêu cầu vua [[Xiêm|Xiêm La]] cho một đạo quân Chân Lạp và [[Vương quốc Viêng Chăn|Vạn Tượng]] đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo.<ref>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=546}}</ref> Cũng trong năm [[1799]], Nguyễn Ánh tự cầm quân đi đánh thành Quy Nhơn<ref name="Phan Khoang 2001 545-546"/>, tướng giữ thành của Tây Sơn là [[Vũ Tuấn]] đầu hàng dù trước đó Quang Toản đã sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=158}}</ref>. Sau đó, Nguyễn Ánh đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định<ref name="harvnb39">{{harvnb|Đặng Việt Thủy|Đặng Thành Trung|2008|p=281}}</ref>, rồi cho quân tới trấn giữ thành. Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại; [[tháng một|tháng 1]] năm [[1800]], hai danh tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo đến vây [[thành Quy Nhơn]]. Nguyễn Ánh cho quân ra cứu nhưng bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông chia quân đi đánh các nơi và thắng nhiều trận, trong đó có một trận lớn ở [[Trận Thị Nại (1801)|Thị Nại]]<ref name=autogenerated4/>. Thấy thế Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là [[Võ Tánh]] mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh quyết tử thủ để tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân<ref name=autogenerated4>{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=550}}</ref>, việc này khiến thời gian hai danh tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=159-160}}</ref>. Năm [[1801]], Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân giao chiến dữ dội với Tây Sơn ở [[cửa Tư Dung]]<ref name=autogenerated4 />; rồi đụng Quang Toản ở [[cửa Thuận An|cửa Eo]]<ref name=autogenerated4/>, Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc<ref name="TTK">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=160-161}}</ref> và đến ngày 3 tháng 5 Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân<ref name=autogenerated4/>.
 
Cùng thời gian nghe tin Phú Xuân bị tấn công, Trần Quang Diệu đang vây Quy Nhơn sai binh về cứu nhưng bị quân Nguyễn chặn đánh nên quân không về được, ông chỉ còn cách cố gắng đốc binh chiếm thành<ref name="TTK"/>. Đầu năm [[1802]], Tây Sơn mới chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn để xin tha mạng cho binh sĩ<ref name="TTK162">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=162}}</ref>. Trần Quang Diệu tha cho binh Nguyễn, an táng Võ Tánh và thuộc tướng<ref name="TTK162"/> rồi bỏ thành Quy Nhơn; cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An, bị quân Nguyễn chặn đường, phải vòng qua đường Vạn Tượng<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=163}}</ref>. Lúc tới Nghệ An thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu và [[Bùi Thị Xuân]] bị bắt<ref name="harvnb47">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=164}}</ref>, Vũ Văn Dũng không rõ số phận.{{ref_label|b|b|none}}
 
Cũng trong thời gian này, sau khi chiến thắng quân Tây Sơn, hoàn toàn chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802)<ref name="harvnb39"/><ref name="harvnb26">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|pp=164-165}}</ref>. Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, chữ ''Gia'' lấy từ [[Gia Định]] và ''Long'' lấy từ [[Thăng Long]]<ref>{{harvnb|Tarling|1999|p=245}}</ref>. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách [[nhà Thanh]] trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn.<ref name="harvnb47"/>
Dòng 34:
Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan lại cho những người theo phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới. Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có ''Văn thư phòng'' (năm 1829 đổi là ''[[Nội các (nhà Nguyễn)|Nội các]]''). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia<ref name="đượclsvn11">{{harvnb|Trương Hữu Quýnh|2005|p=438-440}}</ref>.
 
Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan [[Thượng thư|Thượng Thư]] chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước, các bộ gồm: [[Bộ Lại]], [[Bộ Hộ]], [[Bộ Lễ]], [[Bộ Binh (bộ)|Bộ Binh]], [[Bộ Hình]] và [[Bộ Công]].<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim |1971 |p=170}}</ref> Bên cạnh [[Lục bộ|6 Bộ]] còn có [[Đô sát viện nhà Nguyễn|Đô sát viện]] (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang,... cùng với một số Ti và Cục khác.
 
Theo [[Trần Trọng Kim]], người ta "''thường hiểu mấy chữ [[quân chủ chuyên chế]] theo nghĩa của các nước [[Tây Âu]] ngày nay, chứ không biết mấy chữ ấy theo cái học [[Nho giáo]] có nhiều chỗ khác nhau...''" <ref name="theche">{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|p=198}}</ref> Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng, thì [[vua]] giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường. Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này.<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|p=198-199}}</ref> Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới [[phủ (đơn vị hành chính)|phủ]] [[huyện]], từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại đia phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một [[cai tổng]] và một [[phó tổng]] do [[Hội đồng Kỳ dịch]] của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.
Dòng 59:
Tính đến cuối thế kỷ 19, Việt Nam có 98 [[phủ (đơn vị hành chính)|phủ]] bao gồm 342 [[huyện]] và [[châu (đơn vị hành chính)|châu]].<ref>Vu Tam Ich. tr 18</ref>
 
Đối với hai [[quần đảo Hoàng Sa]] và [[Quần đảo Trường Sa|Trường Sa]] vua [[Gia Long]] từ năm [[1816]] đã chính thức ra lệnh tiếp thu Hoàng Sa, cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Sang triều [[Minh Mạng]], nhà Nguyễn cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]]. Từ thập niên 1890 [[Liên bang Đông Dương|chính quyền Bảo hộ]] nhân danh triều đình Huế của nhà Nguyễn cũng có dự định dựng ngọn [[hải đăng]] để khẳng định chủ quyền của Pháp trên [[quần đảo Hoàng Sa]] nhưng đồ án không thực hiện được và mãi đến năm 1938 mới có lực lượng chính thức chiếm đóng quần đảo này.<ref>{{chú thích web| url = http://community.middlebury.edu/~scs/docs/Tonnesson,%20Sino-Vietnamese%20Rapprochement%20&%20the%20South%20China%20S.pdf| tiêu đề = Sino-Vietnamese Rapprochement and the South China Sea Irritant| author = STEIN TØNNESSON| ngày = ngày 1 tháng 3 năm 2003 | nơi xuất bản= International Peace Research Institute| ngôn ngữ = tiếng Anh}}</ref> Dù vậy khi nhà Thanh gửi thuyền xâm phạm quần đảo Hoàng Sa vào những năm đầu thế kỷ 20 thì Bộ Ngoại giao Pháp đã có công văn phản đối.<ref>{{chú thích web| url = http://www.rfi.fr/actuvi/articles/110/article_2399.asp| tiêu đề = "Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"| author = Nguyễn Nhã| ngày = ngày 2 tháng 2 năm 2009|ngôn ngữ = tiếng Việt}}</ref> Cuộc tranh chấp này kéo dài cho đến khi người Pháp mất chủ quyền ở [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] và vẫn chưa kết thúc.
 
==== Quân đội ====
Dòng 169:
==== Sử học ====
[[Tập tin:Phu van lau.jpg|nhỏ|[[Phu Văn Lâu]], nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức]]
Ngay từ cuối [[thế kỷ 18|thế kỷ XVIII]], [[Lịch sử|Sử học]] là một trong những ngành khoa học rất phát triển. Sang đầu [[thế kỷ 19|thế kỷ XIX]], dưới thời nhà Nguyễn, ngành này lại càng phát triển hơn, có thể nói đó là ngành phát triển nhất thời vương triều Nguyễn. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là [[Quốc sử quán (triều Nguyễn)|Quốc sử quán]] ra đời năm 1820 dưới thời vua [[Minh Mạng]] với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại Quốc sử thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc sử quán phải nói là được tổ chức kỷ cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương triều Nguyễn cũng cho lập các kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim.
 
Sử học nhà Nguyễn có các thành tựu sau:
Dòng 198:
<ref>{{chú thích web|author=Valiang |url=http://www.vietnamtourism.com/Hue/v_pages/kth_kinhthanh.htm |title=Kinh thành huế |publisher=Vietnamtourism.com |date= |accessdate=ngày 2 tháng 10 năm 2010}}</ref> Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của [[Mỹ thuật Trung Hoa]] nhưng đã được [[Việt Nam hóa]]. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những [[công trình sư]] người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và [[cung điện]], các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng [[Hướng Tây Bắc|Tây Bắc]]- [[Hướng Đông Nam|Đông Nam]]. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương.<ref>{{chú thích web|author=phuochung |url=http://www.vn.net/article.php/20071010080718559 |title=Nghệ thuật kiến trúc - Cung đình Huế |publisher=Vn.net |date= |accessdate=ngày 2 tháng 10 năm 2010}}</ref>
 
Thành Gia Định là một công trình là một cồn trình phòng thủ quân sự, được [[Gia Long|Nguyễn Phúc Ánh]] ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện [[Bình Dương]], đất Gia Định, sau này là [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]], kể từ ngày [[4 tháng 2]] năm [[1790]] theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là [[Olivier de Puymanel]] (Việt danh là Ông Tín). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là "Thành Quy". Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời [[Minh Mạng]] đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa.<ref name=cinet>{{chú thích web|author=Nguyễn Thanh Liêm|url=http://namkyluctinh.org/ntliem/ntliem-levanduyet.pdf |title=Khâm sai Chưởng Tả Quân Lê Văn Duyệt}}</ref> Ngày [[18 tháng 3]] năm [[1859]], quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.
 
=== Các phong trào chống triều đình ===
Dòng 250:
===Thời Pháp thuộc ===
{{chính|Pháp thuộc}}
[[Tập tin:IndoChina1886.jpg|nhỏ|Bản đồ Đông Dương năm [[1886]]]]
Theo các [[Hòa ước Quý Mùi, 1883|Hòa ước Harmand]] và [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hòa ước Patenôtre]] thì [[chính sách ngoại giao]], [[quân sự]] và [[tài chính|tài chánh]] do nước Pháp kiểm soát nhưng không có sự hợp nhất giữa 2 quốc gia [[Tên gọi Việt Nam#Đại Nam|Đại Nam]] và [[Pháp]]. Nước Pháp sau khi không mua chuộc được vua Hàm Nghi bèn cho ông đi an trí ở [[Algérie]]. Sau đó anh trai vua là Nguyễn Phúc Ưng Biện kế vị, lấy niên hiệu là [[Đồng Khánh]].<ref>{{harvnb|Đặng Việt Thủy|Đặng Thành Trung|2008|p=319-321}}</ref> Vua [[Đồng Khánh]] bị trách là đã lên ngôi trong những điều kiện quá nhục nhã đối với quốc gia. Bị cô lập và thiếu kinh nghiệm, ông phải nhượng bộ cho người Pháp để đổi lấy sự giúp đỡ về mặt hành chính và quân sự. Năm 1887, [[Liên bang Đông Dương]] được thành lập gồm thuộc địa [[Nam Kỳ]], 2 xứ bảo hộ [[Trung Kỳ]] và [[Bắc Kỳ]] cùng [[Lào]] và [[Campuchia|Cao Miên]] đều đặt dưới 1 viên quan [[Toàn quyền Đông Dương]] người Pháp. Năm 1888, vua Đồng Khánh còn phải nhường cho nước [[Pháp]] mọi quyền hành trên 3 thành phố [[Hà Nội]], [[Hải Phòng]] và Đà Nẵng, 3 khu vực này cũng trở thành 3 [[thuộc địa]].
 
Dòng 265:
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Bảo Đại chỉ định [[Trần Trọng Kim]] làm thủ tướng thay thế cho Nội các [[Phạm Quỳnh]] tại [[Huế]]. Nhưng chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại được 4 tháng. Sau khi Nhật đầu hàng [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] ngày 15 tháng 8 năm 1945, [[Việt Minh|Mặt trận Việt Minh]] do [[Hồ Chí Minh]] lãnh đạo đã thực hiện thành công [[Cách mạng tháng Tám]], đưa Việt Nam trở thành nước độc lập từ tay người Nhật và người Pháp.
 
Sau khi [[Nhật Bản|Nhật]] đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày [[11 tháng 3]] năm [[1945]], Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ [[Hòa ước Giáp Thân (1884)|Hòa ước Patenôtre]] ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất [[Bắc Kỳ]], [[Trung Kỳ]] và [[Nam Kỳ]].{{fact|date=ngày 22 tháng 2 năm 2014}} Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ và mất độc lập với Pháp trước đây, độc lập theo tuyên ngôn Đại đông Á, và "ông cũng như Chính phủ Việt Nam tin tưởng lòng trung thực của Nhật Bản và nó được xác định làm việc với các nước để đạt được mục đích" (theo Par Francis AGOSTINI).{{fact|date=ngày 22 tháng 2 năm 2014}}
 
Ngày [[7 tháng 4]] năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần [[Chính phủ Việt Nam#Lịch sử|nội các Trần Trọng Kim]] và ngày [[12 tháng 5]] giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ.{{fact|date=ngày 22 tháng 2 năm 2014}} Tháng 6 năm 1945, chính phủ [[Trần Trọng Kim]] đặt quốc hiệu là [[Đế quốc Việt Nam]].
 
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố bảo vệ "độc lập" giành được ngày 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, nhóm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo cuộc chiến này. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước".<ref name="Stéphane Just 1979">Stéphane Just: A propos d'une possibilité théorique et de la lutte pour la dictature du prolétariat trên La Vérité" n°588 (Septembre 1979)</ref>
 
Ngày 18 tháng 8, vua Bảo Đại đã xác nhận độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle yêu cầu công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này cho rằng sự độc lập của Việt Nam "''chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương''".{{fact|date=ngày 22 tháng 2 năm 2014}} Tuy nhiên De Gaulle dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu không phải là Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản để được "độc lập", mà là Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist".<ref name="ReferenceA">Paul-Marie de La GORCE:De Gaulle-Leclerc: de Londres à l'Indochine Espoir n°132, 2002</ref>
Dòng 275:
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, vua [[Bảo Đại]] đọc bản [[Tuyên ngôn Thoái vị của Bảo Đại|Tuyên ngôn Thoái vị]] trước cửa Ngọ Môn. Chính phủ Trần Trọng Kim bị giải tán và Chính phủ lâm thời do [[Hồ Chí Minh]] làm Chủ tịch chính thức tuyên bố Việt Nam độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.
 
Sự kiện Bảo Đại thoái vị chính thức đánh dấu sự sụp đổ của nhà Nguyễn (mặc dù sau đó, Bảo Đại còn tiếp tục làm [[nguyên thủ quốc gia|quốc trưởng]] của [[Quốc gia Việt Nam]] từ ngày 1 tháng 7 năm 1949 đến ngày 26 tháng 10 năm 1955). Sự kiện này cũng đã đánh dấu sự chấm dứt hơn 1000 năm chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm, có 13 đời vua thuộc 7 thế hệ.
 
== Di sản ==
Nhà Nguyễn đã để lại nhiều [[di sản]] cho dân tộc Việt Nam, một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như [[Nhã nhạc cung đình Huế]], [[Quần thể di tích Cố đô Huế]] hoặc [[Mộc bản triều Nguyễn]]. Giáo sư sử học Việt Nam [[Phan Huy Lê]] nhận xét rằng:
 
{{cquote|''Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được [[thế giới]] công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa [[toàn cầu]] như vậy.|||[[Giáo sư]] [[Phan Huy Lê]]<ref name="thethaovanhoa1">{{chú thích web|url=http://www.thethaovanhoa.vn/133N20081020040347906T14/Hoi-thao-trieu-Nguyen-chua-Nguyen-Nhin-nhan-lai-khach-quan-khoa-hoc-cong-bang.htm |title=Hội thảo triều Nguyễn, chúa Nguyễn: Nhìn nhận lại khách quan, khoa học, công bằng |publisher=Thethaovanhoa.vn |date= |accessdate=ngày 2 tháng 10 năm 2010}}</ref>}}
 
Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch khổng lồ [[Châu bản triều Nguyễn]]; hệ thống [[giáo dục]], hàng ngàn [[đình]], [[chùa]] [[miếu]], nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc... Nhiều di sản trong số này có thời kỳ dài bị lãng quên và bị coi như một thứ "tàn dư của phong kiến thối nát".<ref>{{chú thích web|url=http://trieuxuan.info/?pg=tpdetail&id=458&catid=7|title=Đánh giá lại các Chúa Nguyễn và Vương Triều Nguyễn: Sòng phẳng với quá khứ để giải tỏa tâm lý xã hội |publisher=Tuoitre.com.vn |date=ngày 20 tháng 10 năm 2008 |accessdate=ngày 2 tháng 10 năm 2010}}</ref>
Dòng 293:
===Mộc bản===
{{chính|Mộc bản triều Nguyễn}}
Mộc bản triều Nguyễn được [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]] công nhận là [[di sản tư liệu thế giới]] đầu tiên tại [[Việt Nam]] ngày 31 tháng 7 năm 2009. Bộ Mộc bản này gồm 34.618 tấm, là những văn bản [[chữ Hán]]-[[chữ Nôm|Nôm]] được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào [[thế kỷ 19]] và đầu [[thế kỷ 20]], và hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- [[Đà Lạt]], [[Lâm Đồng]] (xưa và nay vẫn là [[Biệt điện Trần Lệ Xuân]] <ref>{{Chú thích báo
| tên=
| họ=
Dòng 305:
| các trang=
| trang=
| ngày=2009-09-ngày 18 tháng 9 năm 2009
| ngày truy cập=2011-06-ngày 23 tháng 6 năm 2011
| url lưu trữ=http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30673&cn_id=361176#-trieu-Nguyen-sap-nhan-bang-di-san-the-gioi/200912/27527.vnplus
| ngày lưu trữ=2009-09-ngày 18 tháng 9 năm 2009
| ngôn ngữ=
| trích dẫn=
Dòng 323:
| các trang=
| trang=
| ngày=2009-12-ngày 14 tháng 12 năm 2009
| ngày truy cập=2011-06-ngày 23 tháng 6 năm 2011
| url lưu trữ=http://www.vietnamplus.vn/Home/Moc-ban-trieu-Nguyen-sap-nhan-bang-di-san-the-gioi/200912/27527.vnplus
| ngày lưu trữ=2009-12-ngày 14 tháng 12 năm 2009
| ngôn ngữ=
| trích dẫn=
Dòng 332:
 
===Bảo vật===
[[Tập tin:Con dấu.jpg|nhỏ|200px|phải|Con dấu "Hoàng đế tôn thân chi bảo" bằng ngà ([[1885]]) của triều Nguyễn, hiện đang trưng bày trong [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)]]]].
Ngoài những di tích lịch sử như đền đài, dinh thự, thời đại nhà Nguyễn cũng để lại nhiều bảo vật, là dấu tích của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 18 và 19, trong đó có nhiều kim ấn, ngọc tỷ truyền quốc, [[Bửu tỷ triều Nguyễn|bửu tỷ]], bảo kiếm, hàng thủ công nghệ và mỹ thuật. Cuối năm 2010, lần đầu tiên sau 50 năm được bảo quản tại [[Bảo tàng Lịch sử Việt Nam]], những báu vật này đã được đem ra trưng bày <ref>[http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2010/10/3ba21673/ Lần đầu tiên công bố bảo vật Hoàng cung], VnExpress, 9/10/2010.</ref>. Riêng quốc ấn (nặng khoảng 10&nbsp;kg vàng) và quốc kiếm của vua Bảo Đại, trao lại cho [[Trần Huy Liệu]], Trưởng đoàn Đại biểu chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] vào năm 1945 <ref>Hồi ký Trần Huy Liệu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1991, tr 370</ref><ref>[http://www.bqllang.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=495:chuyen-thoai-vi-cua-vua-bao-dai-qua-loi-ke-cua-huy-can&catid=99&Itemid=743&lang=vi Chuyện thoái vị của vua Bảo Đại qua lời kể Huy Cận]</ref> đã bị mất trộm tại viện bảo tàng Việt Nam và thất lạc <ref>Báo Văn nghệ số 44, ngày 29/10/2005, tác giả Nhật Trang nêu lên một số điểm nghi vấn, trong bài viết của tác giả Nguyễn Đắc Xuân. Dẫn lại tại [http://diendan.camau.gov.vn/showthread.php?t=9702]</ref><ref>[http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/14732/quoc-an-cua-vua-bao-dai-luu-lac-o-phap-.html Quốc ấn của vua Bảo Đại]</ref>. Cả ấn tín của hoàng hậu Nam Phương cũng bị trộm mất<ref>[http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&id=39783 Sự thật về vụ trộm ấn tín của Nam Phương Hoàng hậu (Kỳ 1)]</ref>
 
Dòng 381:
{{cquote|''Nhà Nguyễn có nhiều chính sách hay. Chính sách Đình Nghị: Đã đi họp là phải phát biểu. Ý kiến trong Đình Nghị phải được ghi chép. Nếu không phát biểu trong kỳ họp trước, kỳ sau sẽ không được đi họp nữa. Hay chủ trương Hầu trị: Người của địa phương không được đứng đầu trong địa phương. Phải đi nơi khác làm quan, khi đến địa phương khác, không được lấy vợ, mua đất ở đó. Giám khảo chấm thi không được tham gia khi có người nhà đi thi, hoặc phải trình báo…Đây là những chính sách mà ngày nay chúng ta cần học tập.''<ref>{{chú thích web|url=http://old.toquoc.vn/Thongtin/Cua-So-Van-Hoa/Tra-Lai-Lich-Su-Cong-Lao-Nha-Nguyen.html|title=Trả lại lịch sử công lao nhà Nguyễn|accessdate=ngày 2 tháng 10 năm 2010}}</ref>}}
 
Triều Nguyễn từng bị Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam ([[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]) đánh giá là "Chế độ quân chủ chuyên chế cực kỳ [[phản động]]" và cho rằng nhà Nguyễn đã "tăng cường bộ máy đàn áp", "Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát"<ref>{{harvnb|Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam|1971|p=368-386}}</ref>. Nhưng nhiều nhà sử học về sau cho rằng bộ máy quan lại triều Nguyễn không thực sự hủ bại, thối nát, rằng từ thời vua Gia Long (1802-1820) đến Minh Mạng (1820-1840), nhà Nguyễn đã "thực hiện công cuộc [[cải cách hành chính]] theo xu hướng đơn giản, hợp lý, hiệu quả, chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước". Sự thay đổi về quan điểm này được cho là do hiện nay các nhà sử học đã có được "nguồn sử liệu toàn diện, phong phú và phương pháp tiếp cận khách quan, [[khoa học]], cộng với độ lùi [[thời gian]] cần thiết".<ref name="TN">{{chú thích web|url=http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200843/20081020002143.aspx|title=Cần khách quan với lịch sử|publisher=[[Thanh Niên (báo)|Thanh Niên]]|date=2008-10-ngày 20 tháng 10 năm 2008|accessdate=ngày 2 tháng 10 năm 2010}}</ref>
 
=== Vấn đề cải cách ===
Theo Nguyễn Quang Trung Tiến ([[Trường Đại học Khoa học Huế]]), đối với những đề xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không quay lưng. Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đã tổ chức thực hiện việc cải cách ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã thất bại trong việc cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo ra một cuộc cải cách thực sự như "Minh Trị duy tân" ở [[Nhật Bản]], để rồi dang dở bất thành<ref name=NQTT3>{{chú thích web|url=http://baodanang.vn/channel/5399/200810/Trieu-Nguyen--cam-nhan-da-chieu-ky-3-1983797/|author=Nguyễn Quang Trung Tiến|title=Triều Nguyễn - cảm nhận đa chiều (kỳ 3)|publisher=Báo Đà Nẵng điện tử|date=2008-10-ngày 22 tháng 10 năm 2008|accessdate=ngày 28 tháng 9 năm 2010}}</ref>. Những nguyên nhân cơ bản là:
 
# Cuộc cải cách của triều Nguyễn gặp phải hạn chế khách quan là không hề có những hậu thuẫn quan trọng về xã hội, thiếu hẳn một giai cấp đủ năng lực tiến hành cải cách.
Dòng 416:
Từ năm 1945 đến trước năm 1975, đã có những ý kiến đánh giá phê phán nhà Nguyễn rất gay gắt ở [[miền Bắc Việt Nam]]. Ngay từ năm 1961, ngay trước khi cho ấn hành tập đầu tiên của bộ [[Đại Nam thực lục]], [[Viện Sử học (Việt Nam)|Viện Sử học]] miền Bắc đã viết nhận định:
 
{{cquote|''Những sự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng thời gian từ [[Nguyễn Hoàng]] đến [[Đồng Khánh]] [1558-1888], những công việc mà các vua [chúa] nhà Nguyễn đã làm trong khoảng thời gian 330 năm ấy,... tự chúng tố cáo tội ác của nhà Nguyễn trước lịch sử của dân tộc chúng ta.''
 
''Theo lệnh của các vua nhà Nguyễn, bọn sử thần của nhà Nguyễn làm công việc biên soạn [[Đại Nam thực lục]] đã cố gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho triều đại nhà Nguyễn..."'' và ''"Nhưng bọn sử thần ấy vẫn không che giấu nổi các sự thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của họ, sự thật của lịch sử... vẫn phơi bày cho mọi người biết tội ác của bọn vua chúa phản động, không những chúng đã cõng rắn cắn gà nhà, mà chúng còn cố tâm kìm hãm, đày đọa nhân dân Việt Nam trong một đời sống tối tăm đầy áp bức''|||<ref name="ptan"/>}}
 
Sách ''Lịch sử Việt Nam'' do [[Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam|Viện Khoa học Xã hội]] của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Việt Nam Dân chủ Cộng hoà]], bản năm 1971 cũng cho rằng:
 
{{cquote|''Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của người nước ngoài. [[Gia Long]] lên làm vua lập ra triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông dân... Triều Nguyễn là vương triều tối phản động... Bản chất cực kỳ phản động của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em...Chính quyền nhà Nguyễn hoàn toàn đối lập với nhân dân và dân tộc. Nó chỉ đại diện cho quyền lợi của những thế lực phong kiến phản động, tàn tạ, nó không có cơ sở xã hội nào khác ngoài giai cấp địa chủ. Vì vậy, các vua nhà Nguyễn từ [[Gia Long]] (1802-1819) đến [[Minh Mạng|Minh Mệnh]] (1820-1840), [[Thiệu Trị]] (1841-1847), [[Tự Đức]] (1847-1883) đều rất sợ nhân dân và lo lắng đề phòng các hành động lật đổ. Chính vì khiếp nhược trước phong trào nhân dân mà nhà Nguyễn không dám đóng đô ở [[Thăng Long]], phải dời vào [[Huế]].|||<ref>Những vấn đề Lịch sử triều Nguyễn-Tạp chí Xưa và Nay & Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn tr 325</ref>}}
Dòng 429:
Dù vậy, cố [[Thủ tướng]] [[Phạm Văn Đồng]], vào ngay thời điểm đang chỉ đạo việc biên soạn bộ sách lịch sử do Ủy ban Khoa học Xã hội chủ trì đả phá quyết liệt các chúa Nguyễn và triều Nguyễn cũng nhắc nhở những người tham gia biên soạn bộ sử ấy rằng, rồi "đến lúc nào đó" phải đánh giá lại chính những quan điểm của bộ sử này về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn.<ref name="hoisuhoc1">{{chú thích web|url=http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/nha-su-hoc-duong-trung-quoc-chuyen-doi-co-ban-hay-la-i-|title=Nhà sử học Dương Trung Quốc: Chuyển đổi cơ bản hay là…(I)|date=ngày 27 tháng 10 năm 2008 |accessdate=ngày 2 tháng 10 năm 2010}}</ref>
 
GS [[Phan Huy Lê]], [[Chủ tịch]] [[Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam]] nhận định, thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ [[thế kỷ 16|thế kỷ XVI]] cho đến [[thế kỷ 19|thế kỷ XIX]] là một thời kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong "khung" lý thuyết hình thái [[kinh tế]] [[xã hội]] là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu nhiều phán xét không công bằng.
Theo ông Nguyễn Đắc Xuân (Hội sử học Thừa Thiên – Huế), nhận định sai về nhà Nguyễn còn có 4 xu hướng: con cháu [[nhà Lê sơ|nhà Lê]] – Trịnh viết về nhà Nguyễn có những điểm sai; [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]], Công giáo và những người nghiên cứu [[nhà Tây Sơn]], thích Tây Sơn đều có những đánh giá sai về nhà Nguyễn.<ref name="thethaovanhoa1"/>
Dòng 556:
 
==Tham khảo==
{{refbeginđầu tham khảo|2}}
* {{ CitationChú thích
| author=Đào Duy Anh
| title=Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến Thế kỷ XIX
Dòng 591:
| ISBN=
}}
* {{ CitationChú thích
| author=Phan Khoang
| title=Việt sử xứ Đàng Trong
Dòng 601:
| authorlink=Phan Khoang
}}
* {{ CitationChú thích
| author=Dương Quảng Hàm
| title=Việt Nam văn học sử yếu
Dòng 687:
 
}}
* {{ CitationChú thích
| author=Nguyễn Khắc Thuần
| title=Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam
Dòng 768:
| ISBN=
}}
{{cuối tham khảo}}
{{refend}}
 
== Đọc thêm ==
Dòng 784:
{{Thứ tự chức vụ
|chức vụ = Triều đại Việt Nam
|năm = [[1802]]-[[1945]]
|trước = [[Nhà Tây Sơn]]
|sau = ''chế độ phong kiến sụp đổ''}}