Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 149:
Đến năm 1979, Triều Tiên được coi là một quốc gia đã cơ bản hoàn thành xong sự nghiệp công nghiệp hóa. Sự phát triển về [[kinh tế]] khiến [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP bình quân đầu người]], [[tuổi thọ]], tỷ lệ người biết chữ của Triều Tiên tăng lên nhanh chóng. Chế độ [[phúc lợi xã hội]] của Triều Tiên thời kỳ đó cũng khá cao, năm 1979 đã thực hiện toàn diện chế độ [[giáo dục]] và [[y tế công cộng]] miễn phí, nhà nước cung cấp đồ dùng cần thiết gồm [[áo khoác]], áo may ô và [[giày]] cho các đối tượng từ trẻ em [[mầm non]], [[học sinh]] [[tiểu học]] đến [[sinh viên]] [[đại học]]. Và việc phân bố nguồn của cải xã hội ở Triều Tiên cũng khá đồng đều. [[Khách sạn Ryugyŏng]], một [[tòa nhà]] cao 330 mét ở Bình Nhưỡng được dự định là [[khách sạn]] cao nhất thế giới khi bắt đầu khởi công năm 1987 cũng là trong thời kỳ hoàng kim này. Tuy vậy việc thi công tòa nhà này bị trì hoãn rất nhiều lần, đến năm 2019, tòa nhà này vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Hệ thống [[tàu điện ngầm]] Bình Nhưỡng cũng được khánh thành (vào thời điểm đó, không nhiều thành phố trên thế giới có hệ thống này).
 
Nhìn chung, trong thời kỳ này, nhờ sự trợ giúp của [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|khối Xã hội chủ nghĩa]] và sự tự lực trong nước, [[Kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên|kinh tế Triều Tiên]] phát triển vượt bậc. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 431 lần, sản xuất lương thực tăng 5,6 lần so với năm 1946. Thu nhập bình quân của người dân tăng 65 lần, năm 1986 đã đạt 2.400 USD (tương đương 5.500 USD theo thời giá năm 2017), thuộc nhóm nước có thu nhập khá cao trên thế giới trong thời kỳ này.{{cần dẫn nguồn}}
 
=== Sau chiến tranh Lạnh ===
Dòng 272:
Mặc dù Hiến pháp đảm bảo quyền [[tự do báo chí]] nhưng thực tế thì tất cả các [[phương tiện truyền thông]] đều được nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Truyền thông nhà nước hầu như dành toàn bộ thời lượng để tuyên truyền chính trị và cổ vũ tinh thần sùng bái [[Kim Nhật Thành]] và [[Kim Chính Nhật]].<ref>{{Chú thích web | tiêu đề=Kim Jong Il’s leadership, key to victory | work=Naenara | url=http://www.kcckp.net/en/news/news_view.php?0+1671 | ngày truy cập=ngày 27 tháng 1 năm 2006 | archive-date = ngày 30 tháng 9 năm 2007 | archive-url=https://web.archive.org/web/20070930013216/http://www.kcckp.net/en/news/news_view.php?0+1671 | url-status=dead }}</ref> và hiện tại là [[Kim Jong-un]]. Các chương trình nhấn mạnh vào nỗi thống khổ do [[quân đội Hoa Kỳ]] và [[Đế quốc Nhật Bản]] đã gây ra mà nhân dân Triều Tiên chịu đựng. Mặc dù giới học giả phương Tây cho rằng chính Triều Tiên đã gây chiến trước nhưng sách lịch sử của Triều Tiên lại cho rằng Triều Tiên là nạn nhân của [[Chiến tranh Triều Tiên]].<ref>{{Chú thích web| tiêu đề=Worst Obstacle to Reunification of Korea| work=Korea Today| url=http://www.kcckp.net/en/periodic/todaykorea/index.php?contents+1803+2006-01+80+36| ngày truy cập=ngày 16 tháng 1 năm 2006| archive-date = ngày 28 tháng 9 năm 2008 | archive-url=https://web.archive.org/web/20080928010556/http://www.kcckp.net/en/periodic/todaykorea/index.php?contents+1803+2006-01+80+36| url-status=dead}}</ref>
 
Về phần mình, Chính phủ Triều Tiên liên tục bác bỏ những cáo buộc rằng họ vi phạm nhân quyền và coi đó là ''"một chiến dịch bôi nhọ"'' nhằm dùng chiêu bài nhân quyền nhằm lật đổ chế độ chính trị của họ<ref>http://www.kcna.co.jp/item/2005/200512/news12/23.htm#3</ref>. Trong một báo cáo năm 2014 với Liên Hợp Quốc, Triều Tiên đã bác bỏ các cáo buộc nêu trên, gọi chúng là "tin đồn hoang dã".{{cần dẫn nguồn}} Chính quyền Bình Nhưỡng, tuy nhiên, thừa nhận một số vấn đề nhân quyền liên quan đến điều kiện sống của người dân và tuyên bố rằng họ đang nỗ lực để cải thiện chúng.{{cần dẫn nguồn}}
 
Nhiều quốc gia đã phê phán những cáo buộc về nhân quyền của phương Tây chống lại Triều Tiên. Phái đoàn của Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc nói rằng Triều Tiên đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc bảo vệ nhân quyền. [[Sudan]] cho rằng thay vì chỉ trích, cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực bảo vệ nhân quyền của Chính phủ Triều Tiên. Phái đoàn của Venezuela tại Liên Hợp Quốc đã khẳng định rằng các cáo buộc của các nhà quan sát Liên Hợp Quốc chống lại Triều Tiên đã dựa trên các tiêu chí thiếu sót và không đáng tin cậy.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.un.org/News/Press/docs/2005/gashc3840.doc.htm |tiêu đề=Palestinian Self-Determination, Human Rights In Democratic People’s Republic Of Korea Addressed In Texts Approved By Third Committee |nhà xuất bản=United Nations |ngày=ngày 17 tháng 11 năm 2005 |ngày truy cập=ngày 23 tháng 8 năm 2010 |url-status=live |url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20110208162742/http://www.un.org/News/Press/docs/2005/gashc3840.doc.htm |ngày lưu trữ=ngày 8 tháng 2 năm 2011 }}</ref> Phái đoàn của Cuba tại Liên Hợp Quốc tuyên bố rằng những phê phán của [[Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc]] với Triều Tiên là có động cơ chính trị ngầm, những chỉ trích đó là sự áp đặt nhằm tạo áp lực cô lập một đất nước, điều này vi phạm các nguyên tắc của chính Hội đồng Nhân quyền.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=9942&LangID=E |tiêu đề=DisplayNews |nhà xuất bản=Ohchr.org |ngày=ngày 25 tháng 3 năm 2010 |ngày truy cập=ngày 23 tháng 8 năm 2010 |url-status=live |url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20100904135221/http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=9942&LangID=E |ngày lưu trữ=ngày 4 tháng 9 năm 2010 }}</ref>
Dòng 373:
Dữ liệu đáng tin cậy về nhân khẩu của Triều Tiên rất khó để có được. Dữ liệu gần đây nhất xuất phát từ một cuộc điều tra dân số do Chính phủ Triều Tiên thực hiện năm 2008. Kết quả được công bố năm 2011 cho rằng dân số của Triều Tiên ở mức chính xác là 25 triệu người. Mặc dù con số được làm tròn rõ ràng, nhưng nó được ước tính gần như bằng các ước tính khác - ví dụ, theo ước tính của [[Bộ Giáo dục và Xã hội Liên Hợp Quốc]] từ năm 2010 là 24.346.229 và ước tính của [[CIA Factbook]] rằng dân số của Triều Tiên năm 2012 là 24.589.122. Ngày nay, [[Liên Hợp Quốc]] ước tính dân số xấp xỉ 25,78 triệu người, [[Danh sách quốc gia theo số dân|xếp thứ 54 trên thế giới]].
 
Các chuyên gia nhân khẩu học trong thế kỷ 20 ước tính rằng dân số sẽ tăng lên 25,5 triệu vào năm 2000 và 28 triệu vào năm 2010, nhưng sự gia tăng này không bao giờ xảy ra do [[nạn đói Bắc Triều Tiên]]. Nạn đói bắt đầu vào năm [[1995]], kéo dài trong ba năm và dẫn đến cái chết của khoảng 240.000 đến 420.000 người Bắc Triều Tiên. Nạn đói có tác động đáng kể đến tốc độ tăng dân số, giảm xuống 0,9% hàng năm trong năm 2002 và 0,5% trong năm 2014. Dân số Bắc Triều Tiên thậm chí chưa bằng một nửa so với Hàn Quốc (51,7 triệu), dù có diện tích lớn hơn. Kết hôn muộn sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không gian nhà ở hạn chế và thời gian làm việc hoặc nghiên cứu chính trị kéo dài làm cạn kiệt dân số và giảm sự phát triển. Tỷ lệ sinh quốc gia là 14,5 ca sinh mỗi năm trên 1.000 dân. Hai phần ba số hộ gia đình bao gồm các gia đình mở rộng chủ yếu sống trong các căn nhà có hai phòng. Ly hôn là hiện tượng cực kỳ hiếm ở Triều Tiên.{{cần dẫn nguồn}}
 
=== Sắc tộc ===
Dòng 401:
Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật được sùng kính trong nhiều mặt đời sống công cộng ở Triều Tiên, thường với những tuyên bố ngụ ý kiểu sùng kính tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo mọi kiểu bị hạn chế khắt khe bởi quan điểm [[chủ nghĩa vô thần|vô thần]] của nhà nước, đặc biệt là [[Tin Lành]], bị coi là có liên quan tới Hoa Kỳ.
 
Triều Tiên có chung di sản [[Phật giáo]] và [[Nho giáo|Khổng giáo]] với Hàn Quốc trong lịch sử xa xưa và [[Thiên Chúa giáo]] cùng các phong trào [[Thiên Đạo giáo]] (천도교, ''Ch'ŏndogyo'') gần đây. Theo báo Le Monde, đầu thế kỷ XX, Triều Tiên từng là nơi phúc âm được truyền bá mạnh nhất châu Á, chỉ sau Philippines, đến nỗi Bình Nhưỡng được mệnh danh là "''[[Jerusalem]] của châu Á''".{{cần dẫn nguồn}} Sau khi miền bắc Triều Tiên thuộc quyền kiểm soát của chính quyền [[cộng sản]] vào năm 1945, một bộ phận trong tổng số 200.000 người Thiên chúa giáo (57.000 người Công giáo) di tản sang Hàn Quốc. Những tín đồ còn trụ lại bị tập trung vào một Liên đoàn Thiên chúa giáo, do một mục sư điều hành. Nhân vật này là anh em họ với mẹ của cố lãnh đạo Kim Il-sung, người sáng lập ra Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Hiện nay tại thủ đô Triều Tiên chỉ còn bốn nhà thờ, nhà thờ chính tòa Jangchoong của người Công giáo, hai nhà thờ Tin lành và một nhà thờ Chính thống giáo, được nhà nước phê chuẩn cho tồn tại, mà những người ủng hộ [[tự do tín ngưỡng|tự do tôn giáo]] cho là có để trưng ra cho những vị khách nước ngoài. Người phụ trách việc thờ phượng do chính quyền Bình Nhưỡng bổ nhiệm.<ref>{{Chú thích web| url = http://www.nautilus.org/fora/security/0434A_ReligionI.html | tiêu đề = Annual Report of the United States Commission on International Religious Freedom| ngày truy cập = ngày 1 tháng 2 năm 2010}}</ref><ref>{{chú thích báo|url=http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/4431321.stm| title=N Korea stages Mass for Pope|publisher=[[BBC]]}}</ref> Theo số liệu chính thức, có 4.000 tín đồ Công giáo và 11.000 người Tin lành, trong tổng dân số 20 triệu người. Các hoạt động Thiên chúa giáo và Tin Lành, do trái ngược với quan điểm chính trị của Đảng Lao động, bị hạn chế nghiêm ngặt.<ref>{{Chú thích web| url = http://vi.rfi.fr/chau-a/20140816-bac-trieu-tien-thanh-le-khong-co-linh-muc/| tiêu đề = Triều Tiên: Thánh lễ không có linh mục| ngày truy cập = ngày 3 tháng 6 năm 2015}}</ref>
 
Theo một danh sách xếp hạng do tổ chức [[Open Doors]] ("Những Cánh Cửa Mở") đưa ra, Triều Tiên bị cho là nước ngược đãi ghê gớm nhất đối với những người Thiên chúa giáo trên thế giới.<ref>{{Chú thích web|url=http://sb.od.org/index.php?supp_page=wwl_top_ten&supp_lang=en&PHPSESSID=f9b90205591b95243f89a60acb62d59e|tiêu đề=WWL: Focus on the Top Ten|nhà xuất bản=[http://sb.od.org http://sb.od.org]|ngày truy cập=2006-05-03|archive-date = ngày 21 tháng 2 năm 2006 |archive-url=https://web.archive.org/web/20060221042007/http://sb.od.org/index.php?supp_page=wwl_top_ten&supp_lang=en&PHPSESSID=926dcfc5f9d3a728c0fbe5c71cdd97d9|url-status=dead}}</ref>
Dòng 541:
{{chính|Won Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên}}
[[Tập tin:Pyeonghwa Pronto in Vietnam 2012.jpg|nhỏ|270px|Xe hơi nhãn hiệu [[Pyeonghwa Motors|Pyeonghwa]] Pronto do Triều Tiên chế tạo]]
Trước những năm 1970, Triều Tiên được xem là có nền kinh tế phát triển và nổi bật hơn [[Hàn Quốc]]{{cần dẫn nguồn}}, với bạn hàng chính là [[Liên Xô]] và khối Xã hội chủ nghĩa. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, kinh tế Triều Tiên bắt đầu rơi vào khó khăn, tăng trưởng chững lại cho đến nay.
 
[[Kinh tế]] Triều Tiên là kinh tế [[công nghiệp]] gần như [[tự cung tự cấp]] do bị [[Cấm vận với Bắc Triều Tiên|cấm vận]] với một nền kinh tế gần như hoàn toàn thuộc về chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước. Uỷ ban Kế hoạch Trung ương chuẩn bị, giám sát và thực hiện các kế hoạch kinh tế, trong khi một Văn phòng Tổng Công nghiệp tỉnh trong các khu vực chịu trách nhiệm về việc quản lý các cơ sở sản xuất địa phương, sản xuất, phân bổ nguồn lực và bán hàng.<ref>[http://www.hartford-hwp.com/archives/55a/160.html Local factories in North Korea], Interview by staff reporter, Joon Ang Ilbo, taken from Tong-il Hankuk newspaper, ngày 14 tháng 3 năm 2002</ref>
Dòng 634:
Có nhiều thông tin trái ngược về tính hiệu quả của hệ thống y tế Triều Tiên. [[Ân xá Quốc tế|Tổ chức Ân xá Quốc tế]] cáo buộc Triều Tiên hiện nay đã thất bại trong việc đem đến cho người dân những nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất, mỗi người dân chỉ được chi dưới 1 [[Đô la Mỹ|USD]] mỗi năm cho việc chăm sóc sức khỏe.<ref name="Tổ chức Ân xá Quốc tế" /> Cũng theo tổ chức này, các cuộc giải phẫu lớn tại Triều Tiên được diễn ra mà không có thuốc [[gây mê]],<ref name="Tổ chức Ân xá Quốc tế" /> chăn mền trong các bệnh viện không được giặt giũ thường xuyên, kim tiêm không được tiệt trùng, và người dân Triều Tiên sử dụng [[thuốc giảm đau]] như là thuốc chữa bách bệnh<ref name="Tổ chức Ân xá Quốc tế" />, và tỷ lệ cao người Triều Tiên bị [[suy dinh dưỡng]].<ref name="Tổ chức Ân xá Quốc tế">{{chú thích web|url=https://www.amnesty.org/en/search/?contentType=2561|title=Everything you need to know about human rights.|website=www.amnesty.org|access-date=3 Tháng tư 2021}}</ref> Tờ [[Huffington Post]] (Mỹ) thì đăng bài báo cho rằng các y bác sỹ ngoại quốc tình nguyện đến Triều Tiên đã mô tả hệ thống y tế tại đây đang bị xuống cấp. Các lon bia được dùng làm bình đựng nước biển hay truyền dịch và bệnh nhân bị gãy tay chân chỉ được nẹp với những cái que thay vì được bó bột. Giải phẫu cắt chi thì không có thuốc gây mê và kim khâu vết thương cũ được tái sử dụng nhiều lần. Các bác sĩ tình nguyện nước ngoài còn thuật lại rằng họ đã từng chứng kiến cảnh một ông chồng Triều Tiên cầm nến soi cho một bác sĩ cắt bỏ bào thai trong bụng một thai phụ đang bị xuất huyết. [[Tổ chức Y tế Thế giới]] (WHO) từng đánh giá nguồn ngân sách Bình Nhưỡng chi cho y tế thuộc hàng thấp nhất thế giới, chưa đến 1 USD/người, theo báo cáo của WHO hồi năm 2006<ref>{{chú thích web|url=http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130701/la-lung-benh-vien-trieu-tien.aspx|title=Lạ lùng bệnh viện Triều Tiên|date=1 Tháng bảy 2013|website=Báo Thanh Niên|access-date=3 Tháng tư 2021}}</ref>. Thống kê của CIA (Mỹ) cho rằng tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong của Triều Tiên là 24,5 trên 1.000, cao gấp 4 lần Mỹ và gấp 6 lần Hàn Quốc. Năm 2012, [[Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc]] (UNICEF) cho rằng 25% trẻ em Triều Tiên dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng mạn tính, một phần ba phụ nữ bị thiếu máu<ref name="tienphong.vn"/>.
 
Nhưng ngược lại, [[Tổ chức Y tế Thế giới]] (WHO) sau khi đến khảo sát đã mô tả hệ thống y tế Triều Tiên có những thành công ''"đáng ghen tị đối với các nước đang phát triển"''{{cần dẫn nguồn}}, dù vẫn còn những thách thức bao gồm cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, thiếu trang thiết bị và thiếu thuốc men.<ref>{{chú thích web|url=https://www.bbc.com/news/world-asia-pacific-10665964|title=Aid agencies row over North Korea health care system|date=16 Tháng bảy 2010|publisher=|access-date=3 Tháng tư 2021|via=www.bbc.co.uk}}</ref>{{cần nguồn tốt hơn}} Tháng 4/2010, Giám đốc WHO [[Margaret Chan]] cũng khen ngợi hệ thống y tế Triều Tiên{{cần dẫn nguồn}}. [[Francis Markus]], phát ngôn viên Hội Chữ thập Đỏ và Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ khu vực Đông Á cho rằng việc đào tạo y bác sĩ ở Triều Tiên là phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, các y bác sĩ Triều Tiên là những chuyên gia tận tụy, giỏi chuyên môn, họ được tiếp cận với kiến thức, kỹ thuật mà Triều Tiên không sẵn có.<ref name="tienphong.vn"/>
 
=== Nạn đói ===
Dòng 667:
 
[[Tập tin:SPG M-1978 KOKSAN.JPG|nhỏ|220px|[[Koksan (pháo)|Pháo tự hành Koksan]] cỡ nòng 170mm, tầm bắn xa 50km do Triều Tiên tự chế tạo.|thế=]]
Như nhiều [[quốc gia]] khác, ở Triều Tiên, công dân đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện [[nghĩa vụ quân sự]], trừ một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, thời hạn nghĩa vụ ở Triều Tiên là từ 3 đến 10 năm kể từ ngày nhập ngũ. Bên cạnh đó, với chính sách quốc phòng thường trực và ưu tiên cho [[quân đội]], Triều Tiên cũng là nước có tỉ lệ nhân dân sẵn sàng nhập ngũ khi có [[chiến tranh]] cao nhất thế giới.{{cần dẫn nguồn}}
 
Trong [[Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên#Hiến pháp Kim Il-Sung 1998|Hiến pháp Triều Tiên 1998]], Ủy ban Quốc phòng là cơ quan thường trực được xếp đứng trên cả Ủy ban Thường vụ của Hội đồng Nhân dân tối cao. Đứng đầu Hội đồng này là [[Kim Jong-un]] với chức vụ Ủy viên trưởng, một chức vụ có toàn quyền với quân đội trên thực tế, kể cả quyền thăng phong quân hàm cao cấp. Cộng với sự lãnh đạo tối cao của Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong-un là nhà lãnh đạo có thực quyền lớn nhất của chính quyền Triều Tiên.
Dòng 683:
Ngoài ra, để đáp ứng với chiến lược [[chiến tranh phi đối xứng]] và chống trả các cuộc tấn công bằng vũ khí công nghệ cao của [[Hoa Kỳ|Mỹ]], Triều Tiên đã phát triển các kỹ thuật tinh vi để khắc chế như thiết bị [[đánh lạc hướng điện tử]], máy làm nhiễu [[Hệ thống định vị toàn cầu|GPS]]<ref>[http://www.globalsecurity.org/wmd/library/news/dprk/2010/dprk-101007-voa01.htm North Korea Appears Capable of Jamming GPS Receivers], globalsecurity.org, ngày 7 tháng 10 năm 2010</ref>, [[sơn tàng hình]]<ref>[http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/northkorea/7960218/North-Korea-develops-stealth-paint-to-camouflage-fighter-jets.html North Korea 'develops stealth paint to camouflage fighter jets'], The Daily Telegraph, ngày 23 tháng 8 năm 2010</ref>, các loại [[tàu ngầm loại nhỏ]], ngư lôi có người lái<ref>[http://www.dailynk.com/english/read.php?cataId=nk02500&num=6463 North Korea's Human Torpedoes], DailyNK, 06-05-2010</ref>, một lượng lớn các loại vũ khí sinh học và hóa học<ref>{{Chú thích web| url = http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2010/04/29/2010042901362.html | tiêu đề = New Threat from N.Korea's 'Asymmetrical' Warfare | nhà xuất bản = The Chosun Ilbo (English Edition) | work = English.chosun.com | ngày = ngày 29 tháng 4 năm 2010 | ngày truy cập = ngày 13 tháng 12 năm 2010}}</ref> cùng [[hệ thống laser chống người]]<ref>[http://edition.cnn.com/2010/WORLD/asiapcf/11/24/north.korea.capability/index.html North Korea's military aging but sizable], CNN, ngày 25 tháng 11 năm 2010</ref>, [[máy bay không người lái]], [[tên lửa chống hạm]] kiểu mới, [[tên lửa đạn đạo]] phóng từ [[tàu ngầm]] và cả các tin tặc của các "đơn vị tự động hóa', nơi có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về [[Chiến thuật quân sự|chiến thuật]] và tấn công hệ thống [[công nghệ thông tin]] của các nước đối thủ như [[Hoa Kỳ|Mỹ]] hay [[Hàn Quốc]] khi cần.
 
Đối thủ tác chiến dự tính của Triều Tiên là [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và [[Hàn Quốc]], vốn có ưu thế gần như tuyệt đối về [[không quân]]. Với chiến lược [[chiến tranh phi đối xứng]], để phòng tránh việc bị [[tên lửa hành trình]] hoặc [[máy bay ném bom]] của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và [[Hàn Quốc]] tấn công, Triều Tiên đã phát triển một mạng lưới hầm ngầm khổng lồ và cực kỳ kiên cố. Tất cả các hệ thống [[pháo binh]], thiết giáp, [[không quân]], các căn cứ, kho đạn của Tiều Tiên đều được ngụy trang và giấu kín trong những hầm ngầm kiên cố, rất khó bị đối phương phát hiện và luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu tốt. Kể cả khi bị phát hiện thì với độ sâu vài chục mét, thậm chí hàng trăm mét dưới lòng đất, việc tiêu diệt hầm ngầm của Triều Tiên bằng [[tên lửa hành trình]] hoặc [[máy bay ném bom]] cũng là điều bất khả thi ngay cả với [[Hoa Kỳ|Mỹ]].{{cần dẫn nguồn}} Ngay cả các công trình dân sự cũng có thể được chuyển đổi thành kho tàng và hệ thống tiếp vận quân sự.
 
Triều Tiên cũng đã thử nghiệm một loạt các tên lửa khác nhau, bao gồm các tên lửa đạn đạo phóng từ tầm ngắn, trung bình, trung bình và liên lục địa và phóng từ [[tàu ngầm]].