Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải Phòng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 54:
'''Hải Phòng''' là [[thành phố]] [[Cảng Hải Phòng|cảng quan trọng]], trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ thuộc [[Vùng duyên hải Bắc Bộ]] của [[Việt Nam]]. Đây là một trong 3 đại [[đô thị]] đầu tiên của đất nước và hiện tại là một trong 5 [[Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)|thành phố trực thuộc trung ương]]. Hải Phòng là [[Đô thị loại I (Việt Nam)|đô thị loại I]], trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia. Trong quá khứ, Hải Phòng cũng là nơi có điện đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương.
 
Hải Phòng xưa xuất phát điểm từ một số tiểu khu duyên hải phồn thịnh của vùng đất giáp ranh với [[Quảng Ninh]] ngày nay. Hải Phòng là nơi có vị trí vô cùng quan trọng và chiến lược của quốc gia, cách [[Hà Nội]] 106  km theo Quốc lộ 5A hoặc Xa lộ xuyên Á AH14, về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam-[[Trung Quốc]]. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của [[vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ]]. Hải Phòng đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, khoa học và kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong hai trung tâm phát triển của [[Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ|Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ]]. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm [[dịch vụ]], [[du lịch]], [[giáo dục]], [[y tế]] và [[thủy sản]] của [[vùng duyên hải Bắc Bộ]] Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của [[tam giác]] kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài [[Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội]]. Ngoài ra, Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của Bộ Tư lệnh [[Quân khu 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân khu 3]], [[Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân Nhân dân Việt Nam|Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân]] và Bộ Tư lệnh [[Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân Chủng Hải quân]] Việt Nam.
 
Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng hay Thành phố Cảng. Việc [[phượng vĩ|hoa phượng đỏ]] được trồng rộng rãi nơi đây, và sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một [[khu dự trữ sinh quyển thế giới]] của [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc]] (UNESCO) nằm tại [[Quần đảo Cát Bà]], cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở [[Đồ Sơn]]. Thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.
Dòng 63:
Các giả thuyết về nguồn gốc địa danh Hải Phòng:
 
*Bấy giờ được tin ở xứ Đoài, [[Hai Bà Trưng]] đã dựng cờ khởi nghĩa, [[Lê Chân]] cũng chiêu binh ứng theo, được [[Hai Bà Trưng|Trưng Vương]] phong làm Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo Nam Hải. Nhà Hán sai tướng [[Mã Viện]] làm Phục Ba Tướng quân, thống suất đạo thủy binh tiến theo đường biển sang dẹp khởi nghĩa, Lê Chân bèn sai lập phòng tuyến ngăn địch, đặt tên là “Hải Tần Phòng Thủ”, được coi chính là tên Hải Phòng (rút gọn) ngày nay.<ref>http://anhp.vn/nu-tuong-le-chan--va-dau-an-hai-tan-phong-thu-d24921.html</ref><ref>https://haiphong.gov.vn/tin-tuc-su-kien/Chuong-trinh-FamtripHai-tan-Phong-thu---Goc-nhin-moi-tiep-tuc-gioi-thieu-nhieu-dia-danh-lich-su-va-am-thuc-Hai-Phong-87096.html</ref>
*Khi [[Biến cố Bắc Kỳ (1873)|Pháp đánh chiếm Bắc Bộ lần thứ nhất]] năm 1873'''–'''1874, [[Nhà Nguyễn]] phải ký [[Hòa ước Giáp Tuất (1874)|Hòa ước Giáp Tuất]], trong đó quy định Nhà Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng [[Ninh Hải (định hướng)|Ninh Hải]] (Hải Phòng), [[Cảng Thị Nại|Thị Nại]] (Bình Định), để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là "Hải Dương thương chính quan phòng", gọi tắt là Hải Phòng, nhưng thực tế cái tên "Hải Dương thương chính quan phòng" không có. Từ năm 1887 đến năm 1898 chính quyền thực dân và triều Nguyễn điều chỉnh địa giới hành chính. Từ việc chuyển bốn xã của huyện Thủy Nguyên để lập ra cảng Hải Phòng, rồi tiến đến chuyển các huyện Thủy Nguyên, An Lão, An Dương, Nghi Dương (Kiến Thụy) và một số xã của huyện Kinh Môn và Kim Thành về Hải Phòng để thành lập địa danh. Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp [[Marie François Sadi Carnot|Sadi Carnot]] ký sắc lệnh thành lập thành phố Hải Phòng và từ đây thành phố Hải Phòng chính thức có tên trên bản đồ [[Liên bang Đông Dương]].
* Tên Hải Phòng có thể bắt nguồn từ ti sở nha "Hải phòng sứ" hay đồn Hải Phòng do [[Bùi Viện]] lập từ năm 1871 đời [[Tự Đức]], với căn cứ như sau: "Bến cảng trên [[sông Cấm]] trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn".<ref>[http://www.haiphongtourism.gov.vn/vietnam/vn/index.asp?menuid=511&parent_menuid=502&fuseaction=3&articleid=1483 Bài ''Tên gọi Hải Phòng có từ bao giờ'']{{Liên kết hỏng|date = ngày 13 tháng 3 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot}}</ref>
Dòng 82:
*Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc [[Biển Đông]].
 
Thành phố Hải Phòng cách huyện đảo [[Bạch Long Vĩ]] (Ngoại thành Hải Phòng) khoảng 70&nbsp; km, cách [[Hà Nội]] 106&nbsp; km về phía đông đông nam theo đường 5.
 
====Các điểm cực của thành phố Hải Phòng:====
Dòng 97:
 
;Sông
Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8&nbsp; km/1&nbsp; km². Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây là nơi tất cả hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Các con sông chính ở Hải Phòng gồm:
# [[Sông Đá Bạc]] - hoặc [[sông Bạch Đằng]] dài hơn 32&nbsp; km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh.
# [[Sông Cấm (Hải Phòng)|Sông Cấm]] dài trên 30&nbsp; km là nhánh của [[sông Kinh Môn]], chảy qua huyện [[An Dương, Hải Phòng|An Dương]], [[Thủy Nguyên]], quận [[Hồng Bàng (quận)|Hồng Bàng]], [[Ngô Quyền (quận)|Ngô Quyền]], [[Hải An, Hải Phòng|Hải An]] và đổ ra biển ở cửa Cấm.
# [[Sông Lạch Tray]] dài 45&nbsp; km, là nhánh của [[sông Kinh Thầy]], từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận [[Kiến An]], [[An Dương]] và cả nội thành.
# [[Sông Văn Úc]] dài 35&nbsp; km chảy từ quý Cao, đổ ra biển qua [[cửa sông]] Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện [[An Lão, Hải Phòng|An Lão]] và [[Tiên Lãng]].
# [[Sông Thái Bình]] có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với [[Thái Bình]].
#Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành quận [[Hồng Bàng (quận)|Hồng Bàng]].