Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Thiệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nguồn trùng
 
Dòng 246:
Nguyễn Văn Thiệu vẫn giữ vững lập trường đối nghịch với Hiệp định Paris thông qua chính sách "Bốn không":{{sfnp|Willbanks|2004|p=213}} không thương lượng với cộng sản; không có hoạt động của cộng sản hoặc phe đối lập ở phía nam [[Khu phi quân sự vĩ tuyến 17]] (DMZ); không chính phủ liên hiệp; và không nhường một tấc đất nào, một thôn ấp nào cho cộng sản.{{sfnp|Willbanks|2004|p=193}} Ông Thiệu vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào người Mỹ, cho rằng họ sẽ giữ lời và sẽ can thiệp bằng không quân ở Việt Nam trong trường hợp phe cộng sản vi phạm nghiêm trọng hiệp định Paris.{{sfnp|Willbanks|2004|p=202}}
 
Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 7 năm 1973, [[Quốc hội Hoa Kỳ]] đã thông qua đạo luật ngăn cấm mọi hoạt động chiến sự – cả trên không lẫn mặt đất – của quân đội nước này tại cả ba nước Đông Dương.{{sfnp|Willbanks|2004|p=195}} Ngày 25 tháng 10 năm 1973, [[Richard Nixon]] phủ quyết [[:en:War Powers Resolution{{Ill|Dự luật Quyền hạn Chiến tranh]]|en|War Powers Resolution}}, cho rằng đạo luật này áp đặt "các hạn chế vi hiến và nguy hiểm" đối với thẩm quyền của tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 7 tháng 11 năm 1973, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua dự luật trên, bất chấp sự phủ quyết của Nixon.{{sfnp|Willbanks|2004|p=195}} Trong hai năm 1973–74, viện trợ của Hoa Kỳ giảm hơn 50% xuống còn 965 triệu đô la Mỹ.{{sfnp|Jones|2003|p=125}} Bất chấp những khó khăn chính trị mà Nixon đang phải đối mặt và mối quan hệ căng thẳng giữa ông chủ Nhà Trắng và Quốc hội Hoa Kỳ về vấn đề Việt Nam,{{sfnp|Willbanks|2004|p=195–96}} Nguyễn Văn Thiệu và hầu hết các nhà lãnh đạo Sài Gòn lúc bấy giờ vẫn lạc quan về hoạt động viện trợ của Hoa Kỳ.{{sfnp|Willbanks|2004|p=202}} Theo Trung tướng [[Đồng Văn Khuyên]] thì "giới lãnh đạo Sài Gòn vẫn tiếp tục tin rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp bằng không quân ngay cả khi Quốc hội Hoa Kỳ đã ngăn cấm tuyệt đối [điều này] … Họ đã tự lừa dối bản thân mình."{{sfnp|Đồng Văn Khuyên|1979|p=387}}{{sfnp|Willbanks|2004|p=217}}
 
Năm 1974, trong khoảng thời gian [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] nghỉ ngơi để phục hồi sức mạnh chiến đấu, Nguyễn Văn Thiệu quyết định chớp thời cơ tiến hành phản kích. Ông đã kéo giãn lực lượng bằng cách tung ra các đòn tấn công giành lại phần lớn lãnh thổ mà Quân Giải phóng chiếm được trong các chiến dịch năm 1973 và giành lại 15% tổng diện tích đất do phe cộng sản kiểm soát vào thời điểm Hiệp định Paris đi vào hiệu lực.{{sfnp|Willbanks|2004|p=199}} Tháng 4 năm 1974, Nguyễn Văn Thiệu phát động tấn công vào khu vực căn cứ địa của Quân Giải phóng tại tỉnh [[Svay Rieng (tỉnh)|Svay Rieng]], Campuchia, giáp ranh với [[Tây Ninh]]. Chiến dịch Svay Rieng là cuộc hành quân tấn công lớn cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tuy giành thắng lợi song chiến dịch này gây tổn thất lớn về mặt nhân lực và vật lực đối với Việt Nam Cộng hòa.{{sfnp|Willbanks|2004|p=200–01}} Đến cuối năm 1974, trong khi Quân đội miền Nam rơi vào tình cảnh thiếu thốn trang thiết bị do Hoa Kỳ cắt giảm quân viện,{{sfnp|Willbanks|2004|p=202–08}} thì quân đội miền Bắc ngày càng tăng cường sức mạnh vũ trang của mình.{{sfnp|Willbanks|2004|p=206}}