Nhạc Lạc

thân vương nhà Thanh

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do NhacNy2412 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 09:52, ngày 7 tháng 7 năm 2020 (Tạo với bản dịch của trang “岳樂”). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Nhạc Nhạc (tiếng Mãn: ᠶᠣᠯᠣ, chuyển tả: Yolo [1], chữ Hán: 岳樂 , 1625 - 1689), hay Nhạc Lạc (岳洛), Ái Tân Giác La, cháu nội của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, con trai thứ tư của Nhiêu Dư Quận vương A Ba Thái, là một Thân vương thời kỳ đầu nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

-1689

Cuộc đời

Nhạc Lạc sinh vào giờ Ngọ, ngày 19 tháng 9 (âm lịch), năm Thiên Mệnh thứ 10 (1625) trong gia tộc Ái Tân Giác La. Mẹ ông là Đích Phúc tấn Nạp Lạt thị.

Thời Thuận Trị

Từ sớm ông được sơ phong làm Phụng ân Phụ quốc công.

Năm Thuận Trị thứ 5 (1648) thăng Phụng ân Trấn quốc công, 1 năm sau (1649), tấn phong Bối lặc.

Năm thứ 8 (1651), ông được phong Đa La An Quận vương (多罗安郡王) [2], chưởng quản công việc của Công bộ, và trở thành Nghị chính Vương Đại thần.

Năm thứ 10 (1653), ông được phong làm Tuyên Uy Đại tướng quân, đồn trú Quy Hóa thành, thảo phạt đất Khách Nhĩ Khách bộ Thổ Tạ Đồ Hãn, Xa Thần Hãn, cuối cùng Khách Nhĩ Khách đầu hàng, chấp nhận cống nạp; ông khải hoàn trở về.

Năm thứ 12 (1655), nhậm Tông Nhân phủ Tả Tông chính, chưởng quản sự vụ Tông Nhân phủ.

Năm thứ 14 (1657), tấn phong Hòa Thạc An Thân vương.

Thời Khang Hi

Năm Khang Hi thứ 13 (1674), xảy ra Loạn Tam Phiên, Cảnh Tinh Trung xâm chiếm Giang Tây, ông được phong làm Định Viễn Bình khấu Đại tướng quân, suất quân nam hạ bình loạn.

Năm thứ 18 (1679), tháng 11, ông được triệu hồi về kinh sư và giao lại ấn Tướng quân cho Chương Thái.

Năm thứ 19 (1680), tháng giêng, Khang Hi Đế hạ chiếu khen ngợi đại công của Nhạc Lạc. Khi ông về đến kinh sư, Khang Hi Đế đích thân đến nghênh đón ở hơn hai mươi dặm phía nam Cầu Lư Câu.

Năm thứ 20 (1681), ông tiếp tục chưởng quản Tông Nhân phủ.

Năm thứ 27 (1688), cùng với Giản Thân vương Nhã Bố đi Tô Ni Đặc trú phòng Cát Nhĩ Đan.

Năm thứ 28 (1689), tháng 2, ông qua đời, được truy thụy "Hòa" (和), tức Hòa Thạc An Hòa Thân vương.

Năm thứ 39 (1700), Bối lặc Nặc Ni [3] tố cáo Nhạc Lạc nghe lời xàm ngôn mà vu cáo tội bất hiếu, Nhạc Lạc bị hàng tước vị xuống Quận vương, tước bỏ thụy hiệu.

Theo "Thang Nhược Vọng truyện", khi Thuận Trị Đế phát hiện bản thân mắc bệnh đậu mùa từng muốn truyền ngôi cho An Thân vương Nhạc Lạc nên đã triệu Thang Nhược Vọng đến xin lời khuyên. Thang Nhược Vọng cho rằng Ấu Đế lên ngôi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình chính trị, việc thay đổi Đế hệ cũng sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng mới, vì vậy ông đã khuyên Thuận Trị Đế truyền ngôi cho con trai mình. [4]

Gia quyến

Thê thiếp

Đích Phúc tấn

  • Nguyên phối: Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, con gái của Trát Tát Khắc Bối lặc Đổng Thái Thanh.
  • Kế thất: Nạp Lạt thị, con gái của Khinh xa Đô quý Đạt Nhĩ Hô Tha.
  • Tam kế thất: Hách Xá Lý thị, con gái của Phụ chính đại thần Sách Ni

Tham khảo

  1. ^ Mãn ngữ nghĩa là「Kền kền
  2. ^ Mãn ngữ là「elhe」nghĩa là 「Bình an, An khang」
  3. ^ Con trai thứ ba của La Lạc Hồn
  4. ^ 李兰琴 (1995). 《湯若望傳》. 東方出版社.