85 Io

tiểu hành tinh vành đai chính

Io /ˈ./ (định danh hành tinh vi hình: 85 Io) là một tiểu hành tinh lớn và tối, thuộc kiểu quang phổ C, ở vành đai chính. Dường như thành phần cấu tạo của nó là cacbonat nguyên thủy. Cũng giống như tiểu hành tinh 70 Panopaea, nó di chuyển theo quỹ đạo bên trong nhóm tiểu hành tinh Eunomia, nhưng không thuộc vào nhóm này.

85 Io
Đường cong nhẹ - mô hình 3D dựa trên Io
Khám phá
Khám phá bởiChristian H. F. Peters
Ngày phát hiện19 tháng 9 năm 1865
Tên định danh
(85) Io
Phiên âm/ˈ./[1]
Đặt tên theo
Io (thần thoại Hy Lạp)
A865 SA · A899 LA ·
A899 UA
Vành đai chính · (giữa)
Tính từIonian /ˈniən/
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên 4 tháng 9 năm 2017
(JD 2 458 000,5)
Tham số bất định 0
Cung quan sát151,35 năm (55 280 ngày)
Điểm viễn nhật3,1679 AU
Điểm cận nhật2,1379 AU
2,6529 AU
Độ lệch tâm0,1941
4,32 năm (1 578 ngày)
83,678°
0° 13m 41.16s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo11,961°
203,12°
123,11°
Đặc trưng vật lý
Kích thước180 × 160 × 160 km[3][4]
Mật độ trung bình
1,4 g/cm³ (ước tính)[5]
0,2864 ngày (6,875 giờ)[2]
0,067[2]
FC (Tholen)[2]
B (SMASSII)[2]
7,61[2]

Khám phá và đặt tên sửa

Tiểu hành tinh này do C. H. F. Peters phát hiện ngày 19 tháng 9 năm 1865 và được đặt theo tên Io, một người yêu của thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp.Io cũng là tên một vệ tinh núi lửa của Sao Mộc. Với tên gồm hai số và hai chữ, tiểu hành tinh này có tên ngắn nhất trong số tên các tiểu hành tinh.

Quỹ đạo và đặc trưng vật lý sửa

Io có vòng quay ngược, các điểm cực của nó hướng về một trong các hệ tọa độ hoàng đạo (β, λ) = (-45°, 105°) hoặc (-15°, 295°) với 10° không chắc chắn[1]. Tình trạng này cho một độ nghiêng trục quay là khoảng 125° hoặc 115°. Hình dạng của nó là cân đối đều đặn.

Từ lần nó che khuất một ngôi sao ngày 10 tháng 12 năm 1995, người ta đã đo đường kính của nó là 178 km [4]. Lần che khuất khác của nó (cập sao biểu kiến 13,2) trên sao 2UCAC 35694429 (cấp sao biểu kiến 13,8) diễn ra ngày 12 tháng 3 năm 2009 từ phía Đông Hoa Kỳ.[6]

Giao hội với mặt trời cố định, sau đó nghịch hành Đối lập Khoảng cách tối thiểu (AE) Độ sáng tối đa (mag) cố định, sau đó thuận
27 tháng 04 năm 2004 31 tháng 10 năm 2004 23 tháng 12 năm 2004 1,92017 AE 12,3 mag 11 tháng 02 năm 2005
03 tháng 08 năm 2005 09 tháng 01 năm 2006 05 tháng 03 năm 2006 2,14389 AE 11,8 mag 25 tháng 04 năm 2006
17 tháng 10 năm 2006 26 tháng 04 năm 2007 09 tháng 06 năm 2007 1,38393 AE 12,1 mag 26 tháng 07 năm 2007
07 tháng 03 năm 2008 06 tháng 10 năm 2008 22 tháng 11 năm 2008 1,61470 AE 10,7 mag 09 tháng 01 năm 2009
08 tháng 07 năm 2009 17 tháng 12 năm 2009 12 tháng 02 năm 2010 2,19864 AE 11,1 mag 03 tháng 04 năm 2010
21 tháng 09 năm 2010 15 tháng 03 năm 2011 30 tháng 04 năm 2011 1,68623 AE 12,2 mag 20 tháng 06 năm 2011
07 tháng 01 năm 2012 31 tháng 08 năm 2012 12 tháng 10 năm 2012 1,28465 AE 11,1 mag 19 tháng 11 năm 2012
09 tháng 06 năm 2013 25 tháng 11 năm 2013 20 tháng 01 năm 2014 2,13519 AE 10,1 mag 12 tháng 03 năm 2014
29 tháng 08 năm 2014 10 Tháng 02 năm 2015 01 tháng 04 năm 2015 1,95222 AE 12,2 mag 22 tháng 05 năm 2015
22 tháng 11 năm 2015 30 tháng 06 năm 2016 14 tháng 08 năm 2016 1,16222 AE 11,6 mag 17 tháng 09 năm 2016
03 tháng 05 năm 2017 03 tháng 11 năm 2017 26 tháng 12 năm 2017 1,95048 AE 10,2 mag 15 tháng 02 năm 2018
06 tháng 08 năm 2018 13 tháng 01 năm 2019 09 tháng 03 năm 2019 2,12957 AE 11,8 mag 28 tháng 04 năm 2019
21 tháng 10 năm 2019 02 tháng 05 năm 2020 14 tháng 06 năm 2020 1,34977 AE 12,0 mag 30 tháng 07 năm 2020

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  2. ^ a b c d e f “JPL Small-Body Database Browser: 85 Io”. Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Torppa, J.; và đồng nghiệp (2003). “Shapes and rotational properties of thirty asteroids from photometric data” (PDF). Icarus. 164: 346. Bibcode:2003Icar..164..346T. doi:10.1016/s0019-1035(03)00146-5. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.
  4. ^ Erikson, A.; Berthier, J.; Denchev, P.V. (1999). “Photometric observations and modelling of the asteroid 85 Io in conjunction with data from an occultation event during the 1995-96 apparition”. Planetary and Space Science. 47: 327–330. Bibcode:1999P&SS...47..327E. doi:10.1016/S0032-0633(98)00128-7.
  5. ^ Krasinsky, G. A.; Pitjeva, E. V.; Vasilyev, M. V.; Yagudina, E. I. (2002). “Hidden Mass in the Asteroid Belt”. Icarus. 158: 98. Bibcode:2002Icar..158...98K. doi:10.1006/icar.2002.6837.
  6. ^ http://www.asteroidoccultation.com/2009_03/0312_85_20455.htm[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài sửa