Alpha-fetoprotein (AFP, α-fetoprotein; hay alpha-1-fetoprotein, alpha-fetoglobulin, hoặc protein alpha thai nhi) là một protein[3][4] ở người được mã hóa bởi gen AFP.[5][6] Gen AFP nằm trên nhánh q của nhiễm sắc thể 4 (4q25). Định lượng AFP huyết thanh mẹ được sử dụng để sàng lọc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh và các bất thường nhiễm sắc thể khác.[7]

AFP
Cấu trúc được biết đến
PDBTìm trên Human UniProt: PDBe RCSB
Mã định danh
Danh phápAFP, AFPD, FETA, HPalpha fetoprotein
ID ngoàiOMIM: 104150 HomoloGene: 36278 GeneCards: AFP
Vị trí gen (Người)
Nhiễm sắc thể 4 (người)
NSTNhiễm sắc thể 4 (người)[1]
Nhiễm sắc thể 4 (người)
Vị trí bộ gen cho AFP
Vị trí bộ gen cho AFP
Băng4q13.3Bắt đầu73,431,138 bp[1]
Kết thúc73,456,174 bp[1]
Mẫu hình biểu hiện RNA
Thêm nguồn tham khảo về sự biểu hiện
Gen cùng nguồn
LoàiNgườiChuột
Entrez
Ensembl
UniProt
RefSeq (mRNA)

NM_001134
NM_001354717

n/a

RefSeq (protein)

NP_001125
NP_001341646

n/a

Vị trí gen (UCSC)Chr 4: 73.43 – 73.46 Mbn/a
PubMed[2]n/a
Wikidata
Xem/Sửa Người

AFP là một protein huyết tương do túi noãn hoàng và gan của thai nhi trong quá trình phát triển của thai nhi sản xuất. AFP liên kết với đồng, nickel, acid béobilirubin,[6] được tìm thấy dưới dạng monomer, dimer và trimer.

Cấu trúc sửa

AFP là một glycoprotein chứa 591 amino acid[8] và một phần cấu trúc hóa học của carbohydrate.[9]

Chức năng sửa

Chức năng của AFP ở người trưởng thành vẫn chưa được biết. AFP là protein huyết tương phong phú nhất được tìm thấy trong bào thai người. Nồng độ huyết tương của mẹ đạt đỉnh vào gần cuối tam cá nguyệt đầu tiên và bắt đầu giảm trước khi sinh vào thời điểm đó, sau đó giảm nhanh sau khi sinh. Mức độ trưởng thành bình thường ở trẻ sơ sinh thường đạt được ở độ tuổi từ 8 đến 12 tháng. Mặc dù chức năng ở người chưa được biết rõ, nhưng ở loài gặm nhấm, chất này liên kết với estradiol để ngăn cản sự vận chuyển hormone này qua nhau thai đến thai nhi. Chức năng chính của việc này là ngăn cản quá trình nam tính hóa của bào thai nữ. Vì AFP ở người không liên kết với estrogen nên chức năng của nó ở người kém rõ ràng hơn.[10]

Hệ AFP của loài gặm nhấm có thể bị quá tải khi tiêm nhiều estrogen, hệ này lấn át hệ AFP và sẽ nam tính hóa bào thai. Tác dụng nam tính hóa của estrogen có vẻ vô lý vì estrogen rất quan trọng đối với sự phát triển thích hợp của các đặc điểm nữ tính trong tuổi dậy thì. Các hormone sinh dục từ tinh hoàn, chẳng hạn như testosteronehormone chống Müller có chức năng phát triển thai nhi kiểu hình nam giới. Nếu không có những hormone này, thai nhi sẽ phát triển thành nữ giới có kiểu hình ngay cả khi nhiễm sắc thể 21 là XY. Việc chuyển đổi testosterone thành estradiol bởi enzyme aromatase trong nhiều mô có thể là một bước quan trọng trong quá trình nam tính hóa mô đó.[11][12] Sự nam hóa của não được cho là do enzyme aromatase chuyển testosterone thành estradiol và do tổng hợp de novo các estrogen trong não.[13][14] Do đó, AFP có thể bảo vệ thai nhi khỏi sức ảnh hưởng của hormone estradiol của mẹ, nhưng vai trò chính xác của chất này vẫn còn đang tranh cãi.

Định lượng nồng độ trong huyết thanh sửa

Mẹ sửa

Ở phụ nữ có thai, nồng độ AFP của thai nhi có thể được theo dõi trong nước tiểu của thai phụ. Vì AFP nhanh chóng được đào thải khỏi huyết thanh của mẹ qua thận, nên AFP trong nước tiểu của mẹ tương quan với nồng độ huyết thanh của thai nhi, mặc dù nồng độ trong nước tiểu của mẹ thấp hơn nhiều so với nồng độ trong huyết thanh của thai nhi. Mức AFP tăng cho đến khoảng tuần thứ 32. Việc sàng lọc alpha-fetoprotein trong huyết thanh của mẹ (MSAFP) tiến hành khi tuổi thai được 16 đến 18 tuần.[15] Nếu mức MSAFP cho thấy có sự bất thường, bệnh nhân có thể tiến hành chọc ối.

Trẻ sơ sinh sửa

Khoảng tham chiếu của AFP đối với người lớn và trẻ em khá đa dạng: dưới 50ng/mL, dưới 10ng/mL hoặc dưới 5ng/mL.[16][17] Khi mới sinh, trẻ nhũ nhi bình thường có mức AFP cao hơn mức bình thường bốn lần hoặc, giảm dần xuống mức bình thường trong năm đầu đời.[18][19][20][21][22][23]

Đánh giá đúng mức AFP bất thường ở trẻ sơ sinh phải tính đến các hiện tượng bình thường này.[20]

Mức AFP rất cao có thể liên quan đến ung thư (xem Marker khối u), dẫn đến nồng độ định lượng được báo cáo thấp hơn đáng kể so với nồng độ thực tế.[24] Việc này quan trọng đối với việc phân tích một loạt các xét nghiệm chỉ điểm khối u bằng AFP, ví dụ như theo dõi sớm sau điều trị đối với những người sống sót sau ung thư. Ở những bệnh nhân này, tỷ lệ giảm AFP có giá trị chẩn đoán.

Ý nghĩa lâm sàng sửa

Định lượng AFP thường được sử dụng trong hai bệnh cảnh lâm sàng. Đầu tiên, định lượng AFP được đo ở phụ nữ mang thai thông qua sinh hóa máu mẹ hoặc nước ối như một xét nghiệm sàng lọc các bất thường phát triển nhất định, chẳng hạn như thể lệch bội. Thứ hai, nồng độ AFP trong huyết thanh tăng cao ở những người có khối u, và do đó AFP được sử dụng như một marker sinh học để theo dõi các bệnh này. Sau đây là một số bệnh:

Một peptide có nguồn gốc từ AFP được gọi là AFPep được cho là có đặc tính chống ung thư.[31]

Trong điều trị ung thư tinh hoàn, AFP tối quan trọng để phân biệt u tinh bào tinh hoànu tế bào mầm. Xét nghiệm định lượng thường được thực hiện sau khi cắt bỏ tinh hoàn và được xác nhận bởi các marker khối u.[32]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c GRCh38: Ensembl release 89: ENSG00000081051 - Ensembl, May 2017
  2. ^ “Human PubMed Reference:”.
  3. ^ Tomasi TB (1977). “Structure and function of alpha-fetoprotein”. Annual Review of Medicine. 28: 453–65. doi:10.1146/annurev.me.28.020177.002321. PMID 67821.
  4. ^ Mizejewski GJ (tháng 5 năm 2001). “Alpha-fetoprotein structure and function: relevance to isoforms, epitopes, and conformational variants”. Experimental Biology and Medicine. 226 (5): 377–408. doi:10.1177/153537020122600503. PMID 11393167.
  5. ^ Harper ME, Dugaiczyk A (tháng 7 năm 1983). “Linkage of the evolutionarily-related serum albumin and alpha-fetoprotein genes within q11-22 of human chromosome 4”. American Journal of Human Genetics. 35 (4): 565–72. PMC 1685723. PMID 6192711.
  6. ^ a b “Entrez Gene: Alpha-fetoprotein”. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “entrez” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ Perry, Shannon E.; Hockenberry, Marilyn J.; Lowdermilk, Deitra Leonard; Wilson, David (2014). “8: Nursing Care of the Family During Pregnancy”. Maternal Child Nursing Care . St. Louis, Missouri: Elsevier. ISBN 978-0-323-09610-2. OCLC 858005418.
  8. ^ Pucci P, Siciliano R, Malorni A, Marino G, Tecce MF, Ceccarini C, Terrana B (tháng 5 năm 1991). “Human alpha-fetoprotein primary structure: a mass spectrometric study”. Biochemistry. 30 (20): 5061–6. doi:10.1021/bi00234a032. PMID 1709810.
  9. ^ Seregni E, Botti C, Bombardieri E (1995). “Biochemical characteristics and clinical applications of alpha-fetoprotein isoforms”. Anticancer Research. 15 (4): 1491–9. PMID 7544570.
  10. ^ Carter CS (2002). “Neuroendocrinology of sexual behavior in the female”. Trong Becker JB (biên tập). Behavioral Endocrinology. Cambridge, Massachusetts: MIT Press. tr. 88–89. ISBN 978-0-262-52321-9.
  11. ^ Nef S, Parada LF (tháng 12 năm 2000). “Hormones in male sexual development”. Genes & Development. 14 (24): 3075–86. doi:10.1101/gad.843800. PMID 11124800.
  12. ^ Elbrecht A, Smith RG (1992). “Aromatase enzyme activity and sex determination in chickens”. Science. 255 (5043): 467–70. Bibcode:1992Sci...255..467E. doi:10.1126/science.1734525. PMID 1734525.
  13. ^ Bakker J, Baum MJ (2008). “Role for estradiol in female-typical brain and behavioral sexual differentiation”. Frontiers in Neuroendocrinology. 29 (1): 1–16. doi:10.1016/j.yfrne.2007.06.001. PMC 2373265. PMID 17720235.
  14. ^ Harding CF (2004). “Hormonal modulation of singing: hormonal modulation of the songbird brain and singing behavior”. Annals of the New York Academy of Sciences. 1016 (1): 524–39. Bibcode:2004NYASA1016..524H. doi:10.1196/annals.1298.030. PMID 15313793.
  15. ^ Perry, Shannon E.; và đồng nghiệp (2018). “Chapter 10: Assessment of High Risk Pregnancy”. Maternal child nursing care : maternity pediatric . St. Louis, Missouri: Elsevier. ISBN 978-0-323-54938-7. OCLC 999441854.
  16. ^ Ball D, Rose E, Alpert E (tháng 3 năm 1992). “Alpha-fetoprotein levels in normal adults”. The American Journal of the Medical Sciences. 303 (3): 157–9. doi:10.1097/00000441-199203000-00004. PMID 1375809.
  17. ^ Sizaret P, Martel N, Tuyns A, Reynaud S (tháng 2 năm 1977). “Mean alpha-fetoprotein values of 1,333 males over 15 years by age groups”. Digestion. 15 (2): 97–103. doi:10.1159/000197990. PMID 65304.
  18. ^ Blohm ME, Vesterling-Hörner D, Calaminus G, Göbel U (1998). “Alpha 1-fetoprotein (AFP) reference values in infants up to 2 years of age”. Pediatric Hematology and Oncology. 15 (2): 135–42. doi:10.3109/08880019809167228. PMID 9592840.
  19. ^ Ohama K, Nagase H, Ogino K, Tsuchida K, Tanaka M, Kubo M, Horita S, Kawakami K, Ohmori M (tháng 10 năm 1997). “Alpha-fetoprotein (AFP) levels in normal children”. European Journal of Pediatric Surgery. 7 (5): 267–9. doi:10.1055/s-2008-1071168. PMID 9402482.
  20. ^ a b Lee PI, Chang MH, Chen DS, Lee CY (tháng 1 năm 1989). “Serum alpha-fetoprotein levels in normal infants: a reappraisal of regression analysis and sex difference”. Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition. 8 (1): 19–25. doi:10.1097/00005176-198901000-00005. PMID 2471821.
  21. ^ Blair JI, Carachi R, Gupta R, Sim FG, McAllister EJ, Weston R (tháng 4 năm 1987). “Plasma alpha fetoprotein reference ranges in infancy: effect of prematurity”. Archives of Disease in Childhood. 62 (4): 362–9. doi:10.1136/adc.62.4.362. PMC 1778344. PMID 2439023.
  22. ^ Bader D, Riskin A, Vafsi O, Tamir A, Peskin B, Israel N, Merksamer R, Dar H, David M (tháng 11 năm 2004). “Alpha-fetoprotein in the early neonatal period--a large study and review of the literature”. Clinica Chimica Acta. 349 (1–2): 15–23. doi:10.1016/j.cccn.2004.06.020. PMID 15469851.
  23. ^ Wu JT, Roan Y, Knight JA (1985). “Serum levels of AFP in normal infants: their clinical and physiological significance”. Trong Mizejewski GJ, Porter I (biên tập). Alfa-Fetoprotein and Congenital Disorders. New York: Academic Press. tr. 111–122.
  24. ^ Jassam N, Jones CM, Briscoe T, Horner JH (tháng 7 năm 2006). “The hook effect: a need for constant vigilance”. Annals of Clinical Biochemistry. 43 (Pt 4): 314–7. doi:10.1258/000456306777695726. PMID 16824284.
  25. ^ Szabó M, Veress L, Münnich A, Papp Z (tháng 9 năm 1990). “[Alpha fetoprotein concentration in the amniotic fluid in normal pregnancy and in pregnancy complicated by fetal anomaly]”. Orvosi Hetilap (bằng tiếng Hungary). 131 (39): 2139–42. PMID 1699194.
  26. ^ Rosen T, D'Alton ME (tháng 12 năm 2005). “Down syndrome screening in the first and second trimesters: what do the data show?”. Seminars in Perinatology. 29 (6): 367–75. doi:10.1053/j.semperi.2006.01.001. PMID 16533649.
  27. ^ a b c Le, Tao.
  28. ^ Bredaki FE, Poon LC, Birdir C, Escalante D, Nicolaides KH (2012). “First-trimester screening for neural tube defects using alpha-fetoprotein”. Fetal Diagnosis and Therapy. 31 (2): 109–14. doi:10.1159/000335677. PMID 22377693.
  29. ^ Ertle, JM; Heider, D; Wichert, M; Keller, B; Kueper, R; Hilgard, P; Gerken, G; Schlaak, JF (2013). “A combination of α-fetoprotein and des-γ-carboxy prothrombin is superior in detection of hepatocellular carcinoma”. Digestion. 87 (2): 121–31. doi:10.1159/000346080. PMID 23406785.
  30. ^ Taylor AM, Byrd PJ (tháng 10 năm 2005). “Molecular pathology of ataxia telangiectasia”. Journal of Clinical Pathology. 58 (10): 1009–15. doi:10.1136/jcp.2005.026062. PMC 1770730. PMID 16189143.
  31. ^ Mesfin FB, Bennett JA, Jacobson HI, Zhu S, Andersen TT (tháng 4 năm 2000). “Alpha-fetoprotein-derived antiestrotrophic octapeptide”. Biochimica et Biophysica Acta (BBA) - Molecular Basis of Disease. 1501 (1): 33–43. doi:10.1016/S0925-4439(00)00008-9. PMID 10727847.
  32. ^ Schmoldt A, Benthe HF, Haberland G (tháng 9 năm 1975). “Digitoxin metabolism by rat liver microsomes”. Biochem Pharmacol. 24 (17): 1639–41. doi:10.1016/0006-2952(75)90094-5. PMID 10.

 

Liên kết ngoài sửa

Bài viết này kết hợp văn bản từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nằm trong domain công cộng.