Amartya Kumar Sen (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1933) là nhà kinh tế học, triết gia Ấn Độ. Năm 1998, ông được trao giải Nobel kinh tế (tức giải thưởng về khoa học kinh tế được trao bởi Ngân hàng Thụy Điển) bởi những đóng góp về: kinh tế phúc lợi, công trình về sự khan hiếm các nguồn lực, nguyên lý phát triển con người, những cơ chế nằm bên dưới sự nghèo nàn và lý thuyết về chủ nghĩa tự do chính trị. Ông là người Á châu đầu tiên và cũng là người châu Á ngoài Israel duy nhất được giải thưởng này.

Amartya Sen
Kinh tế học
Ảnh chân dung chính thức của Giải Nobel
Sinh3 tháng 11, 1933 (90 tuổi)
Santiniketan, Bengal Presidency, Ấn Độ thuộc Anh (ngày nay là Tây Bengal, Ấn Độ)
Quốc tịchẤn Độ
Nơi công tácĐại học Harvard
Đại học Cambridge
Trường Kinh tế London
Đại học Jadavpur
Viện Công nghệ Massachusetts
Đại học Cornell
Đại học Oxford
Trường Kinh tế Delhi
Đại học Calcutta
Đại học California, Berkeley
Đại học Stanford
Lĩnh vựcKinh tế học phúc lợi, kinh tế học phát triển, đạo đức học
Trường theo họcCao đẳng Presidency thuộc Đại học Calcutta (B.A.),
Trinity College, Cambridge (B.A., M.A., Ph.D.)
Chịu ảnh hưởng củaRabindranath Tagore
B. R. Ambedkar
John Maynard Keynes
John Rawls
Peter Bauer
John Stuart Mill
Mary Wollstonecraft[1]
Kenneth Arrow
Piero Sraffa
Adam Smith
Karl Marx[2]
Martha Nussbaum
Ảnh hưởng tớiMahbub ul Haq
Kaushik Basu
Jean Drèze
Martha Nussbaum
Kotaro Suzumura
Robin Hahnel
Ben Fine
Esther Duflo
Tony Atkinson
Nancy Folbre
Đóng gópLý thuyết phát triển con người
Giải thưởngGiải Nobel Kinh tế (1998)
Bharat Ratna (1999)
Huân chương Nhân văn Quốc gia (2012)[3]
Trường pháiKinh tế học
Thông tin tại IDEAS/RePEc

Ông hiện là giáo sư đại học Thomas W. Lamont và giáo sư kinh tế, triết học tại Đại học Harvard. Ông cũng là một thành viên cao cấp của hiệp hội Harvard, ủy viên xuất sắc của All Souls College, Oxford và là ủy viên của Trinity College, Cambridge, ông dạy tại đây từ năm 1998 tới 2004.[4][5] Sen là một thành viên của Hội đồng tư vấn ưu đãi cho sức khỏe toàn cầu, một quỹ chăm sóc sức khỏe không lợi nhuận. Ông là người Ấn Độ đầu tiên và là người châu Á đầu tiên đứng đầu một trường Oxbridge. Ông cũng là hiệu trưởng danh dự đầu tiên của Đại học Quốc tế Nalanda.[6][7]

Sách của Sen đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trong khoảng 40 năm. Ông là người được ủy thác của Hội những nhà kinh tế vì hòa bình và an ninh. Năm 2006, tạp chí Time liệt ông vào danh sách "60 năm của những Anh hùng châu Á"[8] và năm 2010 đưa ông vào danh sách "100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới" của mình.[9] New Statesman liệt kê vào ấn bản 2010 là "50 người có ảnh hưởng nhất thế giới".[10]

Sen là một trong 20 người đoạt giải Nobel ký vào "Bản ghi nhớ Stockholm" tại Hội thảo những người đoạt giải Nobel lần thứ 3 về Phát triển bền vững toàn cầu tại Stockholm, Thụy Điển vào ngày 18 tháng 5 năm 2011.[11]

Tiểu sử sửa

Sen xuất thân từ một gia đình trí thức. Cha ông từng là giáo sư đại học Dhaka, bây giờ thuộc nước Bangladesh. Năm 1947 khi Ấn Độ bị chia đôi, gia đình ông di cư sang Ấn Độ.

Đại học sửa

Ông tốt nghiệp cử nhân tại đại học Kolkata, sau đó sang Anh học tại đại học Cambridge.

Sự nghiệp sửa

Từ năm 1998 đến 2004 ông giữ cương vị hiệu trưởng trường Trinity thuộc đại học Cambridge và là giảng viên châu Á đầu tiên đứng đầu một trường thuộc Oxbridge. Sen đặc biệt quan tâm đến những cuộc thảo luận về Toàn cầu hóa. Sen đã thực hiện rất nhiều bài giảng trước các ủy viên ban quản trị lâu năm của Ngân hàng thế giới & là chủ tịch danh dự của Oxfam.

Trong rất nhiều bài báo ông viết về kinh tế học phát triển, Sen dành khá nhiều thời gian nhằm tuyên truyền xóa bỏ bất bình đẳng giới tính. Ông đang giảng dạy tại trường đại học Lamont, thuộc trường đại học Harvard với cương vị giáo sư. Những tác phẩm của Sen đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau. Sen là người ủy thác của các nhà kinh tế học cho Hòa bình & An toàn.

Giải thưởng sửa

  • Năm 1998, Sen được Chứng nhận trong giải Nobel kinh tế đối với những đóng góp về kinh tế phúc lợi.
  • Năm 1999, Sen nhận được giải thưởng Bharat Ratna, giải thưởng cao nhất dành cho các công dân Ấn Độ.
  • Năm 2000, Sen được trao quyền công dân danh dự từ thủ tướng Bangladesh, Minister Sheikh Hasina, nhằm tôn vinh chiến thắng của ông khi nhận giải Nobel cũng như truyền thống gia đình ông đã trở thành kiểu mẫu hiện đại cho Bangladesh.
  • Năm 2000, Sen nhận được giải thưởng Leontief cho những đóng góp nổi bật trong lý thuyết kinh tế của Viện phát triển và môi trường toàn cầu.
  • Năm 2002, Sen nhận được giải thưởng nhà khoa học nhân văn quốc tế, được trao bởi Hiệp hội nhân văn và đạo đức quốc tế.
  • Năm 2000, Sen nhận được huy chương Eisenhower dành cho các nhà lãnh đạo và phục vụ của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
  • Năm 2000, Sen nhận tước hiệu Quý ngài, được trao bởi Liên hiệp Anh.
  • Năm 2003, Sen nhận huy hiệu suốt đời, được trao tặng bởi Phòng thương mại Ấn Độ.
  • Huy chương suốt đời tại hội nghị Băng Cốc, được trao bởi Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP).

Ấn bản sửa

Lời phê bình sửa

Tuy nhiên trong những cuốn sách ngoài lề về kinh tế học, nhiều chỉ trích xoay quanh những quan điểm lịch sử của Sen về Đạo hồi và thánh chiến chống lại những kẻ phỉ báng Hồi giáo (từ Fouad Ajami đăng trên thời báo Washington).

Quan niệm sửa

  • "Việc giảm bớt tham nhũng ở các quốc gia đang phát triển bằng cách mở cửa thị trường có thể là lý do đủ lớn để kiến tạo tự do, ngay cả khi điều này không đem đến những lợi ích kinh tế thiết thực"
  • "Không phải tin đồn mà là sự thật rằng nạn đói đã từng xảy ra ở bất kỳ quốc gia độc lập và dân chủ nào đấy và mang một sức ép vừa phải"

Tham khảo sửa

  1. ^ The Idea of Justice (2009).
  2. ^ Deneulin, S., (2009). "Intellectual roots of Amartya Sen: Aristotle, Adam Smith and Karl Marx – Book Review". Journal of Human Development and Capabilities, 10 (2), pp. 305–306.
  3. ^ “2011 US National Humanities Medals”. National Endowment for the Humanities. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Trinity College Cambridge – The Fellowship
  5. ^ Trinity College Cambridge – Master of Trinity – Lord Rees
  6. ^ “Amartya Sen to be chancellor of Nalanda International University”. Daily News and Analysis. ngày 19 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ 20 tháng 7 năm 2012/news/32763124_1_nalanda-university-board-members-george-yeo “Amartya Sen named Nalanda University Chancellor” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). The Times of India. ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.[liên kết hỏng]
  8. ^ “60 Years of Asian Heroes: Amartya Sen”. Time. ngày 13 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  9. ^ “The 2010 Time 100”. Time. ngày 29 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ “Amartya Sen – 50 People Who Matter 2010”. New Statesman. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2010.
  11. ^ "Stockholm Memorandum," Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine Nobel-cause.de, 2011
  12. ^ “More Than 100 Million Women Are Missing by Amartya Sen | The New York Review of Books”. Nybooks.com. ngày 20 tháng 12 năm 1990. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  13. ^ “Review: The Argumentative Indian by Amartya Sen | Books | The Guardian”. Books.guardian.co.uk. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  14. ^ “A Passage to India”. Washingtonpost.com. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.

Đọc thêm sửa

  • Forman-Barzilai, Fonna (2012), “Taking a broader view of humanity: an interview with Amartya Sen.”, trong Browning, Gary; Dimova-Cookson, Maria; Prokhovnik, Raia (biên tập), Dialogues with contemporary political theorists, Houndsmill, Basingstoke, Hampshire New York: Palgrave Macmillan, tr. 170–180, ISBN 9780230303058

Liên kết ngoài sửa

Các cuộc trò chuyện
Audio
Video
Chức danh học thuật
Tiền nhiệm:
Ngài Michael Atiyah
Hiệu trưởng Cao đẳng Trinity, Đại học Cambridge
1998–2004
Kế nhiệm:
Ngài Martin Rees

Bản mẫu:Bharat Ratna Bản mẫu:Sen family