Apollodotos I Soter (tiếng Hy Lạp: Ἀπολλόδοτος Α΄ ὁ Σωτήρ, có nghĩa là "Apollodotos, Vị cứu tinh"; tiếng Phạn: महरजस अपलदतस त्रतरस, "maharajasa apaladatasa tratarasa"), là một vua Ấn-Hy Lạp trong giai đoạn từ năm 180 đến năm 160 TCN hoặc từ năm 174 đến 165 TCN[1]. Ông đã cai trị những vùng đất ở phía tây và phía nam của vương quốc Ấn-Hy Lạp từ TaxilaPunjab đến vùng đất Sindh và có thể là Gujarat.[2]

Apollodotos I Soter
Vua Ấn-Hy Lạp
Người sáng lập nên vương quốc Ấn-Hy Lạp
Đồng Tetradrachm bạc của Apollodotos I. Dòng chữ tiếng Hy Lạp ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΑΠΟΛΛΟΔΟΤΟΥ, Vua Apollodotos. Phía ngược lại có hình thần Athena đang ngồi, trên tay phải là thần Nike, tay trái cầm giáo, còn trên khuỷu tay trái là lá chắn.
Tại vị180-160 TCN/174-165 TCN
Tiền nhiệmAgathocles của Bactria Vua hoặc hoàng đế
Kế nhiệmDemetrius II của Ấn Độ Vua hoặc hoàng đế
Thông tin chung
Sinh
BactriaTrung Á
Mất
Ohind gần Taxila, Pakistan
An tángca. 163-62 TCN
Hoàng tộcTriều đại Hy Lạp-Bactria
Thân phụEucratides I
Thân mẫuTheophila

Vua của vương quốc Ấn-Hy Lạp sửa

Apollodotos không phải là vị vua đầu tiên phát hành tiền xu của mình bên ngoài Bactria nhưng ông là vị vua đầu tiên chỉ cai trị ở Ấn Độ, và do đó có lẽ là người sáng lập của vương quốc Ấn-Hy Lạp. Theo W.W. Tarn, Apollodotos I là một trong những vị tướng của Demetrius I của Bactria, vua của vương quốc Hy Lạp-Bactria, vị vua đã xâm lược Ấn Độ sau năm 180 TCN. Tarn không chắc chắn liệu ông đã là một thành viên của gia đình hoàng gia. Sau đó phần lớn các tác giả đồng ý với phân tích của Tarn,[3] mặc dù không có nhiều điều được biết về ông, vì tiền xu của ông không đưa ra nhiều gợi ý.

Apollodotos có thể đã được kế vị bởi Antimachos II, hoặc là hai vị vua đã cai trị cùng thời. Antimachos II đã cai trị những vùng đất ở phía Tây gần với Bactria. Cuối cùng Apollodotus I đã được kế vị bởi Menandros I vì cả hai vị vua đều được đề cập bởi Pompejus Trogus vì là những vị vua Ấn-Hy Lạp quan trọng.[4]

Tác phẩm Periplus của biển Erythraean vào thế kỷ 1-2 SCN đã tiếp tục xác thực về triều đại của Apollodotos I và ảnh hưởng của người Ấn-Hy Lạp ở Ấn Độ:

"Tới ngày nay, những đồng drachmae xưa đang lưu hành ở Barygaza, đến từ đất nước này, mang dòng chữ tiếng Hy Lạp, và hình tượng của những vị vua đã cai trị sau thời Alexander, Apollodoros [sic] và Menandros."

- Periplus, Chương 47.[5]

Tiền đúc sửa

 
Đồng tiền theo tiêu chuẩn Ấn Độ của Apollodotus I.
Trước: Con voi thiêng với chiếc thắt lưng được trang trí cùng dòng chữ tiếng Hy Lạp ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΑΠΟΛΛΟΔΟΤΟΥ ΣΩΤΗΡΟΣ, "của vua Apollodotos vị cứu tinh".
Sau:Zebu cùng dòng chữ Kharoshti 𐨨𐨱𐨪𐨗𐨯 𐨀𐨤𐨫𐨡𐨟𐨯 𐨟𐨿𐨪𐨟𐨪𐨯 (MAHARAJASA APALADATASA TRATARASA),[6] "Vị Vua cứu tinh Apollodotos".
Kính thước thật: 15 mm, 1.4 gram.
 
Tiền xu Ấn Độ của Apollodotos I.

Tiền đúc của Apollodotos, cùng với của Menandros, là một trong những loại tiền đúc phong phú nhất của các vị vua Ấn-Hy Lạp. Nó được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh Punjab, SindhGujarat, chỉ ra biên giới phía nam của vương quốc Ấn-Hy Lạp ở Ấn Độ. Nó cũng được nêu ra trong tác phẩm Periplus, một tài liệu về thương mại ở Ấn Độ Dương thế kỷ 1 CN, trong đó mô tả những tàn tích của người Hy Lạp trước kia (điện thờ, doanh trại, giếng nước, tiền đúc) tại các cảng chiến lược của Barygaza (Bharuch) ở Gujarat. Strabo (XI) cũng mô tả sự chiếm đóng Patalene (khu vực châu thổ sông Ấn). Trong khi Sindh có thể đã nằm dưới sự cai trị của ông, không rõ liệu rằng Apollodotus đã tiến đến Gujarat hay chưa, đây là nơi mà người Satavahanas thống trị.

Apollodotos cũng đã ban hành một số lượng lớn những đồng tiền xu song ngữ hình vuông theo tiêu chuẩn Ấn Độ. Bên cạnh danh hiệu hoàng gia thông thường, ý nghĩa chính xác của những loài vật được miêu tả trên những đồng tiền lại không rõ ràng. Con voi thiêng liêng có thể là biểu tượng của thành phố Taxila, hoặc có thể là biểu tượng của con voi trắng, vốn xuất hiện trong giấc mơ của thân mẫu Đức Phật, Hoàng hậu Maya, vốn là một biểu tượng của Phật giáo, một trong những tôn giáo chính của các vùng đất Ấn-Hy Lạp.

Tương tự như vậy, con bò thiêng liêng ở mặt sau có thể là một biểu tượng của một thành phố (Pushkhalavati), hoặc một miêu tả về thần Shiva, khiến cho nó trở thành một biểu tượng của Ấn Độ giáo, một tôn giáo lớn khác tại thời điểm đó.

Xem thêm sửa

Nguồn sửa

  • Tarn, William Woodthorpe. The Greeks in Bactria and India. Cambridge University Press, 1938.

Tham khảo sửa

  1. ^ Bopearachchi (1998) and (1991), respectively. Bopearachchi kept the earlier dating was as an alternative in SNG9, a later, though less comprehensive work.
  2. ^ The 1st century CE Periplus of the Erythraean Sea describes numerous Greek buildings and fortifications in Barigaza, although mistakenly attributing them to Alexander (who never went this far south), and the circulation of Indo-Greek coinage in the region:
    "The metropolis of this country is Minnagara, from which much cotton cloth is brought down to Barygaza. In these places there remain even to the present time signs of the expedition of Alexander, such as ancient shrines, walls of forts and great wells." Periplus, Chap. 41
    "To the present day ancient Drachmae are current in Barygaza, coming from this country, bearing inscriptions in Greek letters, and the devices of those who reigned after Alexander the Great, Apollodotus I and Menander." Periplus Chap. 47 Periplus Lưu trữ 2014-08-14 tại Wayback Machine
  3. ^ A.K. Narain did not believe in the existence of Apollodotus I, but credited his coins to Apollodotus II. Later analyses of their coins, as well as the finding of coins with portraits of Apollodotus I, have proved this view untenable.
  4. ^ Pompejus Trogus, Prologues, recorded by Justin in Epitome of Pompejus Trogus.
  5. ^ “Full text, Schoff's 1912 translation”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ “Gandhari.org – Editions – Coin Legend”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập 13 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa

Tiền nhiệm:
(ở Paropamisade)
Agathocles

(ở Gandhara)
Pantaleontos
Vua Ấn-Hy Lạp
(Paropamisade, Arachosia, Gandhara, Punjab)
(180-160 TCN)
Kế nhiệm:
Antimachos II