Bích Ngân (sinh ngày 11 tháng 8 năm 1960) là một nhà văn nữ Việt Nam đương đại, được biết đến như một cây bút đa năng với các thể loại truyện ngắn, truyện hài hước, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu và thơ.[1]

Tiểu sử sửa

Cô sinh tại xã Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau,[2][3] với tên khai sinh là Trịnh Bích Ngân, nguyên quán tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

Nhà văn Bích Ngân đã tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. Hồ Chí Minh); Trường viết văn Nguyễn Du (khóa 4); Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cô có truyện ngắn đầu tay in năm 1985 trên Tạp chí Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ năm 2003 đến năm 2015, Nhà văn Bích Ngân là Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Tp.HCM rồi Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Cô là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, nhiệm kỳ 2010 -2015; Ủy viên Ban thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, nhiệm kỳ 2015 – 2020.[3]

Cô là Trưởng Ban điều hành Liên chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 9/2017 đến nay.

Cô là Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam và là Chủ tịch Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020- 2025.

Cô cũng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Hội viên Hội Nhà văn Tp.HCM; Hội viên Hội Sân khấu Tp.HCM.

Tác phẩm sửa

  • Đâu phải là Tình yêu, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 1988
  • Những chiếc lá thu, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994
  • Bão, Sợi dây và Giọt đắng, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2002
  • Truyện ngắn Bích Ngân, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2004
  • Người đàn bà bơi trên sóng, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tái bản 2007
  • Làn gió hôm qua, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2009
  • Thế giới xô lệch, tiểu thuyết, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009 (tái bản lần thứ 6)[4]
  • Trăng mật ở đảo, tập truyện hài, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2009
  • Bồng bềnh thiên sứ, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, 2012
  • Cái đầu siêu định vị, tập truyện hài hước, Nhà xuất bản Trẻ, 2013
  • Kẻ tống tình, tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ, 2014
  • Ngày mới nhẹ nhàng, tập tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2015, tái bản, 2016
  • Dòng xoáy nghiệt ngã, tập kịch bản sân khấu, Nxb Văn hóa  Văn nghệ, 2016[5]
  • Bên dòng sông Ray, tập truyện ngắn, nxb Văn hóa Văn nghệ, 2017  
  • Gương mặt kẻ khác, tập kịch bản sân khấu, NXB Sân khấu, 3.2019
  • Tiếng gọi bến bờ, tập tạp bút, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 9.2019
  • Anh nhớ em muốn chết!, tập truyện hài hước, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 9.2019[6]
  • Đường đến Cây cô đơn, tập truyện ngắn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 9.2019.
  • Quyền được sống, tập tản văn & truyện ngắn, NXB Quân đội Nhân dân, quý 4, 2021
  • Đẹp, buồn, sâu thẳm, tập tản văn, NXB Tổng hợp TP.HCM, quý 4, 2022

Vinh danh sửa

  • Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, cho tiểu thuyết "Thế giới xô lệch", 2010
  • Giải thưởng (Giải nhì) 5 năm lần thứ nhất (2006- 2011) của Liên hiệp Các Hội VHNT TP.HCM cho tiểu thuyết "Thế giới xô lệch".
  • Giải thưởng Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam, cho tác phẩm "Tìm về mảnh vườn xưa", 1997
  • Tặng thưởng của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho tập truyện ngắn "Người đàn bà bơi trên sóng", 2006
  • Giải thưởng Hội Sân khấu TP.Hồ Chí Minh cho kịch bản văn học "Đất không cưu mang", 1994
  • Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho kịch bản văn học "Anh chỉ muốn được ở bên em", 2010
  • Giải thưởng, giải B (không có giải A) Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (năm 2014- 2015) cho kịch bản: "Dòng xoáy nghiệt ngã" Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc cho vở diễn, 2015…
  • Giải thưởng của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho kịch bản sân khấu “Những hòa âm dang dở”, 2017; “Giới hạn cuối cùng”, 2019
  • Giải thưởng, giải B Hội Sân khấu Việt Nam (năm 2014-2015) cho vở kịch "Gương mặt kẻ khác"- Huy chương Bạc cho vở diễn tham gia Hội diễn kịch nói Sân khấu toàn quốc, 2018.
  • Giải B (không có giải A) giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, năm 2020 cho kịch bản sân khấu “Vương quyền”
  • Giải thưởng Quỹ văn học Lê Lựu cho truyện ngắn “Rượu bốn mươi năm”, 2021.
  • Giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, kịch bản sân khấu” Phiên xử ở Nhà Thái miếu” ( giải C), 2021

Tham khảo sửa

  1. ^ “Sức sáng tạo thăng hoa của Bích Ngân”. Người Lao Động. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ “Cái khó là nuôi dưỡng được cảm xúc”. Người Lao Động. 15 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ a b “Nhà văn Bích Ngân: Hiện diện cùng nỗi đau và chia sẻ nỗi đau đó, còn là phẩm hạnh của người cầm bút”. 11 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ “Nhà văn Bích Ngân: Trong thế giới xô lệch”. 5 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ “Nhà văn Bích Ngân trong... Dòng xoáy nghiệt ngã”. Tuổi Trẻ. 26 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ “Những sắc màu của Bích Ngân”. Sài Gòn Giải Phóng. 27 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2024.

Liên kết ngoài sửa