Bệnh dịch hạch Mãn Châu

Bệnh dịch hạch Mãn Châu là một bệnh dịch hạch thể phổi xảy ra trong khoảng thời gian từ 1910 đến 1911. Bệnh này lây lan chủ yếu ở khu vực Mãn Châu, một số trường hợp được báo cáo ở Bắc KinhThiên Tân. Do không có vắc-xin, bệnh dịch hạch này rất nguy hiểm. Ước tính 60.000 người tử vong, bao gồm cả bác sĩ và y tá.[1]

Nạn nhân của bệnh dịch hạch Mãn Châu, khoảng năm 1910.

Lịch sử sửa

Bệnh dịch hạch được cho là có nguồn gốc từ một loại rái cá cạn bị viêm phổi do vi khuẩn. Ở Mãn Châu, những con rái cá cạn này bị săn lùng để lấy lông. Đây là một căn bệnh lây lan qua đường không khí cực kỳ nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong gần như là 100%.[1][2] Sự lây lan của nó ngày càng nghiệm trọng khi nhóm thợ săn hay tụ tập và những người lao động di chuyển trở về quê nhân dịp Tết Nguyên đán.[1]

Bác sĩ Ngũ Liên Đức (伍連德, Wu Lien-teh) tại Đại học Cambridge là người chỉ đạo các hành động nhằm chấm dứt bệnh dịch, thúc đẩy phong tỏa và yêu cầu đeo khẩu trang vải.[3][4] Tháng 4 năm 1911, ông cũng triệu tập Hội nghị về bệnh dịch hạch quốc tế tại Thẩm Dương. Đây là sự kiện lớn, quy tụ nhóm các nhà khoa học quốc tế liên quan đến kiểm soát dịch bệnh.[5]

Chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi các bác sĩ nước ngoài đến để hỗ trợ cứu chữa, một số bác sĩ đã hy sinh do mắc chính căn bệnh này.[6] Tại Cáp Nhĩ Tân, bác sĩ Pháp Gérald Mesny (Đại học Y khoa Hoàng gia ở Thiên Tân) có tranh luận về khuyến nghị của bác sĩ Ngũ trong vấn đề đeo khẩu trang; Vài ngày sau, bác sĩ người Pháp này qua đời do ông đến thăm khám bệnh nhân nhưng không đeo khẩu trang.[7] Một vị bác sĩ khác là Arthur F. Jackson, 26 tuổi, một bác sĩ truyền giáo của Giáo hội Tự do Scotland. Sau khi kiểm tra và cách ly hàng trăm người lao động nghèo, ông mắc bệnh trong 8 ngày và qua đời tại Thẩm Dương.[8][9]

Khi dịch bệnh kết thúc, tổng số người chết lên tới khoảng 60.000 người. Các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân và Thẩm Dương. Có trường hợp được tìm thấy ở Bắc KinhThiên Tân.[1]

Ý nghĩa của dịch đối với y học thế giới sửa

 
Công nhân mặc thiết bị bảo hộ cá nhân

Bệnh dịch hạch Mãn Châu được nhấn mạnh tầm quan trọng của phản ứng y tế đa quốc gia, là tiền đề quan trong trong việc thành lập Tổ chức Y tế Thế giới.[10] Đeo khẩu trang vải cho các bác sĩ, y tá, bệnh nhân và một phần dân số lần đầu tiên được coi là một biện pháp ngăn chặn dịch bệnh. Dịch bệnh này cũng có ảnh hưởng trong việc thiết lập sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật, là tiền đề để tạo ra bộ quần áo chống chất nguy hiểm (hazmat suit) hiện nay.[11][12]

Sự phối hợp và biện pháp phòng ngừa nêu trên cũng được áp dụng trong các dịch bệnh truyền nhiễm khác như dịch Ebola ở Tây Phi (2013-2016 ) [13]đại dịch COVID-19 (2019-?).[14][15]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Meiklejohn, Iain. “Manchurian plague, 1910-11”. Disaster History (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Paul French (ngày 19 tháng 4 năm 2020). “In 1911, another epidemic swept through China. That time, the world came together”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Yu-lin, Wu (1995). Memories Of Dr Wu Lien-teh, Plague Fighter. World Scientific. ISBN 978-981-4632-82-9.
  4. ^ Wilson, Mark (24 tháng 3 năm 2020). “The untold origin story of the N95 mask”. Fast Company (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ “Inaugural address delivered at the opening of the International Plague Conference, Mukden, April 4th, 1911”. Wellcome Collection (bằng tiếng Anh). 1911. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ Gamsa, Mark (2006). “The Epidemic of Pneumonic Plague in Manchuria 1910-1911”. Past & Present. 190 (190): 155. doi:10.1093/pastj/gtj001. ISSN 0031-2746. JSTOR 3600890.
  7. ^ Leung, Angela Ki Che (2010). Health and Hygiene in Chinese East Asia: Policies and Publics in the Long Twentieth Century. Duke University Press. tr. 79–80. ISBN 978-0-8223-4826-9.
  8. ^ Bu, Liping (2017). Public Health and the Modernization of China, 1865-2015. Taylor & Francis. tr. 50. ISBN 978-1-317-54135-6.
  9. ^ Costain, Alfred James (1911). The life of Dr. Arthur Jackson of Manchuria. London: Hodder and Stoughton.
  10. ^ Summers, William C. (2012). The Great Manchurian Plague of 1910-1911: The Geopolitics of an Epidemic Disease. Yale University Press. ISBN 978-0-300-18319-1.
  11. ^ Kale, Sirin (ngày 26 tháng 3 năm 2020). 'They can cost £63k': how the hazmat suit came to represent disease, danger – and hope”. The Guardian. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ Lynteris, Christos (ngày 18 tháng 8 năm 2018). “Plague Masks: The Visual Emergence of Anti-Epidemic Personal Protection Equipment”. Medical Anthropology. 37 (6): 442–457. doi:10.1080/01459740.2017.1423072. ISSN 0145-9740. PMID 30427733.
  13. ^ Liu, He; Jiao, Mingli; Zhao, Siqi; Xing, Kai; Li, Ye; Ning, Ning; Liang, Libo; Wu, Qunhong; Hao, Yanhua (tháng 4 năm 2015). “Controlling Ebola: what we can learn from China's 1911 battle against the pneumonic plague in Manchuria”. International Journal of Infectious Diseases. 33. tr. 222–226. doi:10.1016/j.ijid.2015.02.013. PMC 7110523. PMID 25722280.
  14. ^ Soon, Wayne; Chong, Ja Ian (ngày 12 tháng 2 năm 2020). “What History Teaches About the Coronavirus Emergency”. The Diplomat (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  15. ^ French, Paul (ngày 19 tháng 4 năm 2020). “Lessons from a deadly 1911 epidemic in China”. CNN. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.