Bộ Cá vược (danh pháp khoa học: Perciformes, còn gọi là Percomorphi hay Acanthopteri, như định nghĩa truyền thống bao gồm khoảng 40% các loài cá xương và là bộ lớn nhất trong số các bộ của động vật có xương sống. Tên gọi Perciformes có nghĩa là giống như cá pecca/cá vược. Chúng thuộc về lớp Cá vây tia (Actinopterygii) và bao gồm trên 7.000 loài khác nhau, với kích thước và hình dáng đa dạng, được tìm thấy trong gần như trong mọi môi trường nước. Bộ này cũng là bộ động vật có xương sống với kích thước biến đổi nhiều nhất, từ nhỏ bé như ở Schindleria brevipinguis (dài 0,7 cm/ 0,3 inch) tới lớn như ở các loài Makaira (dài 5 m/16,5 ft). Chúng lần đầu tiên xuất hiện và đa dạng hóa trong Hậu Phấn trắng. Các loài cá dạng cá vược thông thường có các vây lưng và vây hậu môn được phân chia thành các gai ở phần trước và các tia vây mềm ở phần sau, chúng có thể tách biệt một phần hay toàn phần. Chúng thường cũng có các vây chậu với 1 gai và tới 5 tia vây mềm, hoặc là nằm ở dưới phần họng hoặc dưới phần bụng. Vảy thông thường có rìa thô ráp, mặc dù đôi khi có rìa nhẵn hay biến đổi khác. Các đặc trưng khác, mang tính chuyên ngành hơn được xác định cho từng nhóm là khác nhau.

Bộ Cá vược
Thời điểm hóa thạch: 100.5–0 triệu năm trước đây Creta muộn tới nay
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Percomorphaceae
Bộ (ordo)Perciformes
Các họ
Nhiều, xem văn bản

Sự phân loại hiện tại vẫn còn mâu thuẫn. Theo định nghĩa thông thường thì bộ Perciformes gần như chắc chắn là cận ngành. Các bộ khác có thể nên đưa vào bộ này trong vai trò như là các phân bộ bao gồm bộ Cá mù làn (Scorpaeniformes), bộ Cá nóc (Tetraodontiformes), bộ Cá thân bẹt (Pleuronectiformes). Với bộ như được công nhận như hiện tại thì một vài phân bộ cũng có thể là cận ngành.

Phân loại sửa

Nelson 2016 sửa

Các họ liệt kê dưới đây theo phân bộ/siêu họ, nói chung theo Fishes of the World của Joseph S. Nelson.

  1. Phân bộ Percoidei
    1. Siêu họ Percoidea
      1. Acropomatidae (họ Cá pecca biển ôn đới)
      2. Ambassidae (họ Cá sơn biển)
      3. Apogonidae (họ Cá sơn)
      4. Arripidae (họ Cá hồi Úc)
      5. Banjosidae: họ Cá ban giô
      6. Bathyclupeidae
      7. Bramidae (họ Cá vền biển)
      8. Callanthiidae
      9. Carangidae (họ Cá khế, cá nục, cá sòng)
      10. Caristiidae
      11. Centracanthidae
      12. Centrarchidae (họ Cá thái dương nước ngọt)
      13. Centropomidae
      14. Chaetodontidae (họ Cá bướm)
      15. Coryphaenidae (họ Cá nục heo)
      16. Dichistiidae
      17. Dinolestidae
      18. Dinopercidae
      19. Drepaneidae (họ Cá hiên/khiên)
      20. Echeneidae
      21. Emmelichthyidae
      22. Enoplosidae
      23. Epigonidae
      24. Gerreidae (cá móm)
      25. Glaucosomatidae
      26. Grammatidae
      27. Haemulidae (cá sạo)
      28. Howellidae
      29. Inermiidae
      30. Kuhliidae
      31. Kyphosidae (họ Cá dầm)
      32. Lactariidae
      33. Lateolabracidae: (họ Cá vược Nhật Bản)
      34. Latidae: (họ Cá chẽm, tách ra từ họ Centropomidae năm 2004)
      35. Leiognathidae (họ Cá liệt)
      36. Leptobramidae
      37. Lethrinidae (họ Cá hè)
      38. Lobotidae (họ Cá hường vện, cá rô biển, cá ba đuôi)
      39. Lutjanidae (họ Cá hồng)
      40. Malacanthidae
      41. Menidae (Cá lưỡi búa)
      42. Monodactylidae (họ Cá chim dơi, cá chim khoang, cá chim bạc)
      43. Moronidae
      44. Mullidae (họ Cá phèn)
      45. Nandidae (họ Cá sặc vện)
      46. Nematistiidae
      47. Nemipteridae (họ Cá lượng/cá đổng)
      48. Notograptidae
      49. Opistognathidae
      50. Oplegnathidae
      51. Ostracoberycidae
      52. Pempheridae (họ Cá sóc vây đơn, cá bánh lái, cá ngắn sống)
      53. Pentacerotidae
      54. Percichthyidae
      55. Percidae (họ Cá vược, cá pecca)
      56. Plesiopidae (họ Cá đông)
      57. Polycentridae
      58. Polynemidae (họ Cá vây tua, cá nhụ, cá phèn)
      59. Polyprionidae
      60. Pomacanthidae (họ Cá bướm gai)
      61. Pomatomidae
      62. Priacanthidae
      63. Pseudochromidae
      64. Rachycentridae (họ Cá giò)
      65. Sciaenidae (họ Cá đù)
      66. Scombropidae
      67. Serranidae (họ Cá mú)
      68. Sillaginidae (họ Cá đục)
      69. Sparidae (họ Cá tráp/cá chìa vôi sông)
      70. Terapontidae (họ Cá căng)
      71. Toxotidae (họ Cá măng rổ)
    2. Siêu họ Cirrhitoidea
      1. Aplodactylidae
      2. Cheilodactylidae
      3. Chironemidae
      4. Cirrhitidae
      5. Latridae
    3. Siêu họ Cepoloidea
      1. Cepolidae (họ Cá dao đỏ)
  2. Phân bộ Elassomatoidei
    1. Elassomatidae
  3. Phân bộ Labroidei
    1. Cichlidae (họ Cá hoàng đế/cá rô phi, cá thần tiên)
    2. Embiotocidae
    3. Labridae (họ Bàng chài)
    4. Odacidae
    5. Pomacentridae (họ Cá thia)
    6. Scaridae (họ Cá mó)
  4. Phân bộ Zoarcoidei
    1. Anarhichadidae
    2. Bathymasteridae
    3. Cryptacanthodidae
    4. Pholidae
    5. Ptilichthyidae
    6. Scytalinidae
    7. Stichaeidae
    8. Zaproridae
    9. Zoarcidae
  5. Phân bộ Notothenioidei
    1. Bathydraconidae
    2. Bovichthyidae
    3. Channichthyidae
    4. Harpagiferidae
    5. Nototheniidae
  6. Phân bộ Trachinoidei
    1. Ammodytidae
    2. Champsodontidae
    3. Cheimarrhichthyidae
    4. Chiasmodontidae
    5. Creediidae
    6. Leptoscopidae
    7. Percophidae
    8. Pholidichthyidae
    9. Pinguipedidae (họ Cá lú)
    10. Trachinidae
    11. Trichodontidae
    12. Trichonotidae
    13. Uranoscopidae (cá sao, cá xem sao)
  7. Phân bộ Blennioidei
    1. Blenniidae (cá mào gà)
    2. Chaenopsidae
    3. Clinidae
    4. Dactyloscopidae
    5. Labrisomidae
    6. Tripterygiidae
  8. Phân bộ Icosteoidei
    1. Icosteidae
  9. Phân bộ Gobiesocoidei
    1. Gobiesocidae
  10. Phân bộ Callionymoidei
    1. Callionymidae (cá đàn lia)
    2. Draconettidae
  11. Phân bộ Gobioidei
    1. Eleotridae (họ Cá bống đen, bống bớp)
    2. Gobiidae (họ Cá bống trắng)
    3. Kraemeriidae (họ Cá bống cát)
    4. Microdesmidae (họ Cá bống biển sâu)
    5. Odontobutidae
    6. Ptereleotridae
    7. Rhyacichthyidae (họ Cá bống chạch)
    8. Schindleriidae
    9. Xenisthmidae
  12. Phân bộ Kurtoidei
    1. Kurtidae
  13. Phân bộ Acanthuroidei
    1. Acanthuridae (họ Cá đuôi gai)
    2. Ephippidae (họ Cá tai tượng biển)
    3. Luvaridae
    4. Scatophagidae (họ Cá nâu)
    5. Siganidae (họ Cá dìa)
    6. Zanclidae (họ Cá thù lù)
  14. Phân bộ Scombrolabracoidei
    1. Scombrolabracidae
  15. Phân bộ Scombroidei
    1. Sphyraenidae (họ Cá nhồng)
    2. Gempylidae (họ Cá thu rắn)
    3. Trichiuridae (họ Cá hố)
    4. Scombridae (họ Cá thu ngừ, gồm cá thu và cá ngừ, cá bạc má)
    5. Xiphiidae (họ Cá kiếm)
    6. Istiophoridae (họ Cá cờ)
  16. Phân bộ Stromateoidei
    1. Amarsipidae
    2. Ariommatidae
    3. Centrolophidae
    4. Nomeidae
    5. Tetragonuridae
    6. Stromateidae (họ Cá chim bạc/cá chim trắng)
  17. Phân bộ Anabantoidei
    1. Anabantidae (họ Cá rô/cá rô đồng)
    2. Belontiidae (họ Cá sặc)
    3. Helostomatidae (họ Cá mùi, cá hường)
    4. Luciocephalidae
    5. Osphronemidae (họ Cá tai tượng, bao gồm cá lia thia, cá chọi Xiêm, cá tai tượng, cá đuôi cờ, mại cờ v.v)
  18. Phân bộ Channoidei
    1. Channidae (Họ Cá quả/cá lóc, cá chuối)
  19. Phân bộ Caproidei
    1. Caproidae (cá thoi)

Chia tách và sáp nhập sửa

Trong một thời gian dài Perciformes đã từng được coi là một đơn vị phân loại không đơn ngành hay ‘‘đơn vị phân loại thùng rác"[1][2]), và chứa ít nhất 160 họ trong ít nhất 20 phân bộ, với tính toàn vẹn phát sinh chủng loài đáng ngờ[1][2][3]. Một số nghiên cứu phát sinh chủng loài sử dụng các dữ liệu hình thái và phân tử cũng từng phục hồi Perciformes như là nhóm cận ngành hay đa ngành[1][2][4][5][6][7][8][9][10][11][12][13]. Johnson và Patterson (1993)[6] cho rằng Perciformes có thể là đơn ngành nhưng chỉ nếu như các giới hạn phân loại của nó được mở rộng để bao gồm các thành viên của Scorpaeniformes, Pleuronectiformes, Tetraodontiformes.

Springer và Johnson (2004)[14] gợi ý rằng Tetraodontiformes (gộp cả Caproidei) là các dòng dõi ‘‘tiền perciforms", trong khi Nelson (2006)[1] lưu ý rằng Pleuronectiformes và Tetraodontiformes có lẽ phát sinh từ perciform. Li et al. (2008) và Li et al. (2009)[9][10] phục hồi tính đa ngành của Perciformes, trong đó các đơn vị phân loại theo truyền thống gán cho perciform được đặt gần với Lophiiformes, Gasterosteiformes, Scorpaeniformes và Mugiliformes. Wiley và Johnson (2010)[2] cũng lưu ý về tính không đơn ngành của ‘‘Perciformes", nhưng dựng lên các bộ đơn ngành (dựa theo hình thái học) cho nhiều phân bộ trước đây gộp trong phạm vi Perciformes sensu lato. Các tác giả này cũng đặt sự đa dạng của percomorphs, bao gồm cả Pleuronectiformes, Tetraodontiformes, Lophiiformes, Batrachoidiformes và Ophidiiformes, trong nhóm Percomorphacea (Percomorpha trước đây). Wiley và Johnson (2010) [2] đề xuất rằng Perciformes sensu stricto chỉ nên gộp các nhóm mà trước đây đặt trong phân bộ Percoidei (sensu Nelson, 2006), nhưng không đưa ra chứng cứ cho tính đơn ngành của nó.

Percoidei (sensu Nelson, 2006), phân bộ perciform lớn nhất, cũng từng là khét tiếng do sự thiếu vắng các đặc trưng phái sinh được chia sẻ (synapomorphy) của nó và thiếu sự dung giải cho các percomorphs bậc cao hơn[1][3]. Regan (1913)[15] định nghĩa Percoidei bằng sự thiếu vắng các dị thường đặc biệt đặc trưng cho các phân bộ perciform khác. Johnson (1984)[3] nhận dạng 2 kiểu gộp nhóm nhân tạo cho percoids: nhóm ‘‘cơ sở" hay percoids tổng quát hóa hơn, và nhóm percoids còn lại được đặc trưng bởi các biến đổi của các xương hộp sọ bên cạnh sự gai hóa các loạt xương nắp mang và ngực. Nhóm percoids tổng quát hóa của ông bao gồm Acropomatidae, Gerreidae, Girellidae, Haemulidae, Kyphosidae, Sciaenidae, Scorpididae, Sparidae và Terapontidae, một nhóm mà ông cho là ‘‘nguyên thủy hơn" trong một phân nhóm lớn của các họ percoid.

Smith và Craig (2007)[13], dựa theo các trình tự ti thể và hạt nhân tổ hợp (4036 bp) từ 180 đơn vị phân loại percomorph, lưu ý rằng không có khác biệt phát sinh chủng loài giữa Perciformes, Percoidei và Percomorpha do ‘‘percoids" là phổ biến trong khắp Percomorpha (sensu Johnson và Patterson, 1993). Theo Smith và Craig, các thành viên của Percoidei được đặt trong các dòng dõi của Perciformes, Pleuronectiformes và Tetraodontiformes, bao gồm các đại diện của Atherinomorpha, Gasterosteiformes và Scorpaeniformes[13]. Dettai và Lecointre (2005) và Li et al. (2009)[5][10] cũng thu được percoids trong nhiều nhánh khác nhau cùng các thành viên của scorpaenids, trachinoids và ophidiiforms, và nhấn mạnh sự cần thiết lấy mẫu phân loại quy mô rộng để giải quyết vấn đề percoids, đặc biệt là cho các thành viên với các mối quan hệ hình thái mập mờ. Smith và Craig (2007) đề xuất sửa đổi phân loại percoid của Nelson (2006) bằng cách loại Percidae ra khỏi Percoidei và Trachinidae ra khỏi Trachinoidei, và bằng cách tạo ra một phân bộ không đơn ngành mới (đơn vị phân loại thùng rác) là Moronoidei.

Gần đây hơn, một nghiên cứu phát sinh chủng loài quy mô rộng với cá xương do dự án Euteleost Tree of Life (EToL) tiến hành đã kiểm tra 21 marker di truyền và 1410 đơn vị phân loại trong 369 họ[16]. Nghiên cứu này đề xuất phân loại phát sinh chủng loài của cá dựa theo các dữ liệu phân tử, dựng lên 9 loạt được hỗ trợ khá tốt trong phạm vi Percomorphaceae[16][17]. Các loạt này bao gồm Ophidiaria (1 bộ); Batrachoidaria (1 bộ); Gobiaria (2 bộ); Syngnatharia (1 bộ); Pelagiaria (1 bộ); Anabantaria (2 bộ); Carangaria (ít nhất 3 bộ); Ovalentaria (ít nhất 7 bộ); và Eupercaria (ít nhất 13 bộ, bao gồm cả Perciformes nghĩa mới). Định nghĩa mới của Perciformes hiện nay là đơn ngành, bao gồm khoảng 60 họ. Giới hạn này của bộ là nhỏ hơn đáng kể so với sự gộp tới 160 họ của Nelson[17].

Hiện tại, người ta đề xuất phân chia bộ Cá vược ra thành một số bộ, như Kurtiformes, Gobiiformes, Scombriformes, Anabantiformes, Istiophoriformes, Carangiformes, Cichliformes, Pholidichthyiformes, Blenniiformes, Uranoscopiformes, Labriformes, Ephippiformes, Spariformes, Acanthuriformes, Pempheriformes, Centrarchiformes cùng một số họ ở các vị trí không xác định (incertae sedis) trong Percomorphaceae hoặc các nhánh nhỏ hơn, cùng 5 họ chuyển sang bộ Syngnathiformes; trong khi đó bộ Scorpaeniformes thì gần như bị sáp nhập hoàn toàn vào bộ này (trừ họ Dactylopteridae chuyển sang bộ Syngnathiformes).[18][19]

Cụ thể như sau:

Bộ Kurtiformes sửa

  • Apogonidae
  • Kurtidae

Bộ Gobiiformes sửa

  • Phân bộ Trichonotoidei
    • Trichonotidae
  • Phân bộ Gobioidei
    • Butidae
    • Eleotridae (gồm cả Xenisthmidae)
    • Gobiidae (gồm cả Microdesmidae + Kraemeriidae + Ptereleotridae + Schindleriidae, gồm các chi Aioliops, Nemateleotris, Oxymetopon, Parioglossus, Ptereleotris)
    • Odontobutidae
    • Rhyacichthyidae
    • Thalasseleotrididae
    • Oxudercidae (= Gobionellidae)
    • Milyeringidae

Chuyển sang bộ Syngnathiformes sửa

  • Callionymidae
  • Draconettidae
  • Mullidae

Bộ Scombriformes sửa

  • Amarsipidae
  • Ariommatidae
  • Arripidae[20]
  • Bramidae
  • Caristiidae
  • Centrolophidae
  • Chiasmodontidae
  • Gempylidae
  • Icosteidae
  • Nomeidae
  • Pomatomidae
  • Scombridae
  • Scombrolabracidae
  • Scombropidae
  • Stromateidae
  • Tetragonuridae
  • Trichiuridae

Bộ Anabantiformes sửa

  • Phân bộ Anabantoidei
    • Anabantidae
    • Helostomatidae
    • Osphronemidae
  • Phân bộ Channoidei
    • Channidae
  • Phân bộ Nandoidei
    • Badidae
    • Nandidae
    • Pristolepididae

Cấp bộ incertae sedis trong Carangaria sửa

  • Centropomidae (gồm cả Latidae)
  • Lactariidae[20][21]
  • Leptobramidae
  • Menidae
  • Polynemidae
  • Sphyraenidae
  • Toxotidae

Bộ Istiophoriformes sửa

  • Istiophoridae
  • Xiphiidae

Bộ Carangiformes sửa

  • Carangidae
  • Coryphaenidae
  • Echeneidae
  • Nematistiidae
  • Rachycentridae

Cấp bộ incertae sedis trong Ovalentaria sửa

  • Ambassidae
  • Congrogadidae sensu Godkin và Winterbottom (1985) và Wainwright et al. (2012), trước đây là phân họ trong Pseudochromidae.
  • Embiotocidae
  • Grammatidae (không đơn ngành)
  • Opistognathidae
  • Plesiopidae
  • Polycentridae
  • Pomacentridae
  • Pseudochromidae

Bộ Cichliformes sửa

  • Cichlidae
  • Pholidichthyidae (phiên bản cũ coi là bộ riêng Pholidichthyiformes)

Bộ Blenniiformes sửa

  • Blenniidae
  • Chaenopsidae
  • Clinidae
  • Dactyloscopidae
  • Labrisomidae
  • Tripterygiidae

Cấp bộ incertae sedis trong Eupercaria sửa

  • Callanthiidae
  • Centrogenyidae (có thể thuộc về Uranoscopiformes)
  • Dinolestidae
  • Dinopercidae
  • Emmelichthyidae
  • Malacanthidae
  • Monodactylidae
  • Moronidae
  • Parascorpididae
  • Pomacanthidae
  • Scatophagidae
  • Sciaenidae
  • Siganidae
  • Sillaginidae

Bộ Priacanthiformes sửa

  • Cepolidae
  • Priacanthidae

Bộ Caproiformes sửa

  • Caproidae

Bộ Gerreiformes sửa

  • Gerreidae

Bộ Lutjaniformes sửa

  • Haemulidae (gồm cả Inermiidae)
  • Lutjanidae (gồm cả Caesionidae)

Bộ Uranoscopiformes sửa

  • Ammodytidae
  • Cheimarrichthyidae = Cheimarrhichthyidae
  • Pinguipedidae
  • Uranoscopidae

Bộ Labriformes sửa

  • Labridae (gồm cả Scaridae và Odacidae)

Bộ Lobotiformes sửa

  • Datnioididae
  • Lobotidae
  • Hapalogenyidae[20] = Hapalogeniidae

Bộ Ephippiformes sửa

  • Drepaneidae
  • Ephippidae

Bộ Spariformes sửa

  • Lethrinidae
  • Nemipteridae
  • Sparidae (gộp cả Centracanthidae)[20]

Bộ Chaetodontiformes sửa

  • Chaetodontidae
  • Leiognathidae

Bộ Acanthuriformes sửa

  • Acanthuridae
  • Luvaridae
  • Zanclidae

Bộ Pempheriformes sửa

  • Acropomatidae (không đơn ngành)
  • Banjosidae
  • Bathyclupeidae[20]
  • Champsodontidae
  • Creediidae
  • Epigonidae
  • Glaucosomatidae
  • Hemerocoetidae
  • Howellidae
  • Lateolabracidae
  • Leptoscopidae
  • Ostracoberycidae
  • Pempheridae
  • Pentacerotidae
  • Polyprionidae (không đơn ngành)
  • Symphysanodontidae[20]

Bộ Centrarchiformes sửa

  • Phân bộ Centrarchoidei
    • Centrarchidae
    • Elassomatidae
    • Enoplosidae
    • Sinipercidae[22][23]
  • Phân bộ Cirrhitioidei
    • Aplodactylidae[20]
    • Cheilodactylidae
    • Chironemidae[20]
    • Cirrhitidae
    • Latridae[20]
  • Phân bộ Percichthyoidei
    • Percichthyidae (bao gồm cả Perciliidae).
  • Phân bộ Percalatoidei
    • "Percalatidae" (percichthyoids và Percichthyidae sensu Johnson (1984) không là đơn ngành: Các loài ở Australia là Percalates colonorumPercalates novemaculeata không có quan hệ họ hàng gần với các thành viên khác của họ Percichthyidae (Betancur-R. et al. (2013a); Chen et al. (2014b); Lavoué et al. (2014)), vì thế các loài này nên được đặt trong phân bộ của chính chúng (Peter Unmack pers. comm.; Lavoué et al. (2014)). Percalates được liệt kê như là danh pháp đồng nghĩa muộn của Macquaria,[24] nhưng loài điển hình của chi Macquaria (M. australasica) có quan hệ họ hàng gần với loài còn lại của chi Macquaria (M. ambigua) trong phạm vi họ Percichthyidae sensu stricto, vì thế cả hai tên gọi của các chi này đều là hợp lệ (Peter Unmack et al., pers. comm.; Lavoué et al. (2014)).)
  • Phân bộ Terapontoidei
    • Dichistiidae[20]
    • Girellidae[25]
    • Kuhliidae
    • Kyphosidae
    • Oplegnathidae
    • Terapontidae

Bộ Cá vược theo định nghĩa mới[18][19] sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e Nelson J.S., 2006. Fishes of the World, 4th ed. John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey.
  2. ^ a b c d e Wiley E.O., Johnson G.D., 2010. A teleost classification based on monophyletic groups. Trong: Nelson J.S., Schultze H.-P., Wilson M.V.H. (chủ biên), Origin and Phylogenetic Interrelationships of Teleosts. Verlag Dr. Friedrich Pfeil, München, Đức, tr. 123–182.
  3. ^ a b c Johnson G.D., 1984. Trong: Moser H.G., Richards W.J., Cohen D.M., Fahay M.P., Kendall A.W. Jr., Richardson S.L. (chủ biên), Percoidei: Development and Relationships. American Society of Ichthyologists and Herpetologists, tr. 464–498.
  4. ^ Chen W.-J., Bonillo C., Lecointre G., 2003. Repeatability of clades as a criterion of reliability: a case study for molecular phylogeny of Acanthomorpha (Teleostei) with larger number of taxa. Mol. Phylogenet. Evol. 26, 262–288.
  5. ^ a b Dettai A., Lecointre G., 2005. Further support for the clades obtained by multiple molecular phylogenies in the acanthomorph bush. C.R. Biol. 328, 674–689.
  6. ^ a b Johnson G.D., Patterson C., 1993. Percomorph phylogeny: a survey of acanthomorphs and a new proposal. Bull. Mar. Sci. 52, 554–626.
  7. ^ Lauder G.V., Liem K.F., 1983. The evolution and interrelationships of the actinopterygian fishes. Bull. Mus. Compar. Zool. 150, 95–197.
  8. ^ Lautredou A.C., Motomura H., Gallut C., Ozouf-Costaz C., Cruaud C., Lecointre G., Dettai A., 2013. New nuclear markers and exploration of the relationships among Serraniformes (Acanthomorpha, Teleostei): the importance of working at multiple scales. Mol. Phylogenet. Evol. 67, 140–155.
  9. ^ a b Li C., Lu G., Ortí G., 2008. Optimal data partitioning and a test case for ray-finned fishes (Actinopterygii) based on ten nuclear loci. Syst. Biol. 57, 519–539
  10. ^ a b c Li B., Dettaï A., Cruaud C., Couloux A., Desoutter-Meniger M., Lecointre, G., 2009. RNF213, a new nuclear marker for acanthomorph phylogeny. Mol. Phylogenet. Evol. 50, 345–363.
  11. ^ Mahon A.R., 2007. Molecular Phylogenetics of Perciform Fishes Using the Nuclear Recombination Activating Gene 1. PhD Dissertation, Old Dominion University, Norfolk, Virginia, USA, tr. 303.
  12. ^ Miya M., Takeshima H., Endo H., Ishiguro N.B., Inoue J.G., Mukai T., Satoh T.P., Yamaguchi M., Kawaguchi A., Mabuchi K., Shirai S.M., Nishida M., 2003. Major patterns of higher teleostean phylogenies: a new perspective based on 100 complete mitochondrial DNA sequences. Mol. Phylogenet. Evol. 26, 121–138.
  13. ^ a b c Smith W.L., Craig M., 2007. Casting the percomorph net widely: the importance of broad taxonomic sampling in the search for the placement of serranid and percid fishes. Copeia 2007, 35–55.
  14. ^ Springer V.G., Johnson G.D., 2004. Study of the dorsal gill-arch musculature of teleostome fishes, with special reference to Actinopterygii. Bull. Biol. Soc. Washington 11, 1–235.
  15. ^ Regan C.T., 1913. On the classification of the percoid fishes. Ann. Mag. Nat. Hist. 8, 111–145.
  16. ^ a b Betancur-R., R., Broughton R.E., Wiley E.O., Carpenter K., Lopez J.A., Li C., Holcroft N.I., Arcila D., Sanciangco M., Cureton Ii J.C., Zhang F., Buser T., Campbell M.A., Ballesteros J.A., Roa-Varon A., Willis S., Borden W.C., Rowley T., Reneau P.C., Hough D.J., Lu G., Grande T., Arratia G., Orti G., 2013. The tree of life and a new classification of bony fishes. PLoS Curr. 5.
  17. ^ a b Betancur-R. R., Orti G., 2014. Molecular evidence for the monophyly of flatfishes (Carangimorpharia: Pleuronectiformes). Mol. Phylogenet. Evol. 73, 18–22
  18. ^ a b Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2020-11-11 tại Wayback Machine, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  19. ^ a b Betancur-R, R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, and G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2015-08-14 tại Wayback Machine --Version 3, 30-7-2014.
  20. ^ a b c d e f g h i j Millicent D. Sanciangco, Kent E. Carpenter, Ricardo Betancur-R. 2016 Phylogenetic placement of enigmatic percomorph families (Teleostei: Percomorphaceae). Mol. Phylogenet. Evol. 94:565-576 doi:10.1016/j.ympev.2015.10.006
  21. ^ Campbell M. A., W. J. Chen, J. A. Lopez. 2013. Are flatfishes (Pleuronectiformes) monophyletic? Molecular Phylogenetics and Evolution. 69:664-673.
  22. ^ Li C., G. Ortí, J. Zhao. 2010. The phylogenetic placement of sinipercid fishes ("Perciformes") revealed by 11 nuclear loci. Molecular Phylogenetics and Evolution. 56:1096-1104.
  23. ^ Eschmeyer W.N. 2014. Catalog of Fishes: Genera, Species, References. Electronic Version accessed 16-07-2014.
  24. ^ Eschmeyer (2014)
  25. ^ Theo Carpenter 2001; liệt kê ở cấp phân họ của Kyphosidae theo Eschmeyer (2014).
  26. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak Trước đây xếp vào bộ Scorpaeniformes.

Thư mục sửa