Bathygobius fuscus

loài cá

Bathygobius fuscus là một loài cá biển thuộc chi Bathygobius trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Bathygobius fuscus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Phân họ (subfamilia)Gobiinae
Chi (genus)Bathygobius
Loài (species)B. fuscus
Danh pháp hai phần
Bathygobius fuscus
(Rüppell, 1830)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên sửa

Tính từ định danh fuscus trong tiếng Latinh có nghĩa là “sẫm màu”, hàm ý đề cập đến màu nâu đen khi mẫu vật của loài cá này ngâm trong alcohol.[2]

Phân bố và môi trường sống sửa

B. fuscus có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến đảo Wake, quần đảo Linequần đảo Gambier, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật BảnHàn Quốc, phía nam đến Nam PhiÚc (gồm cả đảo Norfolk).[1]Việt Nam, B. fuscus được ghi nhận tại quần đảo Cát Bà[3]vịnh Nha Trang.[4]

B. fuscus xuất hiện chủ yếu ở các vùng biển ven bờ, ưa môi trường sống có cát và đá vụn với san hô mềm, tuy nhiên cũng có thể tìm thấy chúng ở cửa sông, và đôi khi tiến vào cả các dòng nước ngọt.[1]

Mô tả sửa

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở B. fuscus là 12 cm.[5] Thân màu nâu vàng với các vệt đốm nâu sẫm khắp cơ thể. Mỗi vảy có một chấm màu xanh lam nhạt, tạo thành hàng trên thân. Vây lưng và vây đuôi cũng có những chấm xanh. Dải vàng ở rìa vây lưng.

Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 8.[5]

Sinh thái sửa

Thức ăn của B. fuscusđộng vật giáp xác, cá nhỏ hơn và tảo.[5]

Ở các loài cá, việc lẻn thụ tinh với trứng của con cái là chiến thuật sinh sản phổ biến nhất của những con đực là "người thứ ba". Một nghiên cứu cho thấy, những cá thể B. fuscus đực là "người thứ ba" có nồng độ tinh trùng cao hơn trong tinh hoàn và sống lâu hơn so với tinh trùng của những cá thể đực "chủ nhà", mặc dù không phát hiện thấy sự khác biệt nào về kích thước tinh trùng. Điểm độc đáo của B. fuscus là cá đực đều tích tụ chất nhầy chứa tinh trùng lên tổ, từ đó tinh trùng trôi theo trong nước. Những đặc điểm này của những con đực lén lút góp phần nâng cao khả năng thụ tinh thành công của chúng.[6]

Thương mại sửa

B. fuscus không có giá trị thủy sản ở một số nơi (như Ấn Độ), nhưng đôi khi cũng được bán tươi ở các chợ cá (ở Campuchia).[1]

Ở Việt Nam, B. fuscus đã được nuôi thành công.[7][8]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Dahanukar, N.; Allen, G.; Williams, J.T.; Burt, J. & Sparks, J.S. (2020) [2017]. Valenciennea strigata. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T172443A174793337. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-3.RLTS.T172443A174793337.en. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2024.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (a-c)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  4. ^ Đỗ Thị Cát Tường; Nguyễn Văn Long (2015). “Đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ Cá bống trắng (Gobiidae) trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 21 (2): 124–135.
  5. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Bathygobius fuscus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Nakanishi, A.; Takegaki, T. (2019). “Tactic‐specific sperm traits in the dusky frillgoby (Bathygobius fuscus)”. Journal of Zoology. 307 (1): 71–77. doi:10.1111/jzo.12619. ISSN 0952-8369.
  7. ^ Phạm Xuân Chính (2019). “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến tỷ lệ thành thục của cá bống tro (Bathygobius fuscus, Ruppell 1830)”. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hải Phòng: Kinh tế và Kỹ thuật - Công nghệ. 36: 36–43. ISSN 1859-2368.
  8. ^ Nguyễn Xuân Sinh; Đỗ Mạnh Dũng; Lại Duy Phương; Phạm Thành Công (2020). “Nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản cá bống tro (Bathygobius fuscus Ruppell, 1830) tại Hải Phòng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng. 18 (11): 62–65. ISSN 1859-1531.