Bergamasca là một giống cừu nội địa từ vùng núi của tỉnh Bergamo, ở Lombardy, miền bắc nước Ý. Nó bắt nguồn từ khu vực thung lũng Val Brembana và Val Seriana, và đặc biệt gắn liền với cao nguyên Clusone. Vào đầu thế kỷ 20, nó đã lan truyền qua nhiều nơi trong vùng Lombardy; nó hiện đang được nuôi ở hầu hết các vùng của lục địa Italy[6], đặc biệt là tỉnh Teramo ở Abruzzo, nơi có hơn 80% nông trại đăng ký nuôi giống cừu này.[7] Cừu Bergamasca cũng có mặt ở Brazil, SerbiaVenezuela.[8] Nó được nuôi dưỡng chủ yếu để lấy thịt, và thường được lai giống với các giống cừu thịt khác để cải thiện năng suất.[6][9] Ở Lombardy, theo truyền thống nó được nuôi dưỡng theo cách quản lý di cư gia súc: đàn gia súc trải qua mùa hè trên đồng cỏ núi cao, và qua mùa đông trong thung lũng Po.[6]

Bergamasca
Tình trạng bảo tồnFAO (2007): không nguy hiểm[1]
Quốc gia nguồn gốcItaly
Phân bố
Tiêu chuẩnMIPAAF
Sử dụngchủ yếu để lấy thịt
Đặc điểm
Cân nặng
  • Đực:
    111 kg[5]
  • Cái:
    80 kg[5]
Chiều cao
  • Đực:
    87 cm[5]
  • Cái:
    79 cm[5]
Màu da/lônghồng
Màu lentrắng
Màu khuôn mặttrắng
Tình trạng sừngkhông có

Nó là một trong mười bảy giống cừu Ý có nguồn gốc tự nhiên, trong đó một cuốn sách gia phả chi tiết giống này được Associazione Nazionale della Pastorizia, hiệp hội chăn nuôi cừu quốc gia Ý, thực hiện ghi chép.[9]

Năm 1983, tổng số giống cừu này được ước tính là con số 95.000 con, trong đó 7900 con được đăng ký trong cuốn sách lưu giống. Vào năm 2013, số lượng các cá thể giống này đã đăng ký là 12.042, trong đó 9833 là ở tỉnh Teramo.[7]

Ghi chú sửa

  1. ^ Barbara Rischkowsky, D. Pilling (eds.) (2007). List of breeds documented in the Global Databank for Animal Genetic Resources, annex to The State of the World's Animal Genetic Resources for Food and Agriculture. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. ISBN 9789251057629. Truy cập May 2014.
  2. ^ Breed data sheet: Bergamasca/Brazil. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập October 2013.
  3. ^ Breed data sheet: Bergamo/Serbia. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập October 2013.
  4. ^ Breed data sheet: Bergamasca/Venezuela. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập October 2013.
  5. ^ a b c d Caratteri tipici e indirizzi di miglioramento della razza Bergamasca (in Italian). Ministero delle Politiche Agricole, Alimentari e Forestali. Truy cập May 2014.
  6. ^ a b c Daniele Bigi, Alessio Zanon (2008). Atlante delle razze autoctone: Bovini, equini, ovicaprini, suini allevati in Italia (in Italian). Milan: Edagricole. ISBN 9788850652594. p. 188–189.
  7. ^ a b Consistenze Provinciali della Razza 32 Bergamasca Anno 2013 (in Italian). Associazione Nazionale della Pastorizia: Banca dati. Truy cập October 2013.
  8. ^ Transboundary breed: Bergamasca. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập October 2013.
  9. ^ a b Le razze ovine e caprine in Italia (in Italian). Associazione Nazionale della Pastorizia: Ufficio centrale libri genealogici e registri anagrafici razze ovine e caprine. p. 19. Truy cập October 2013.