Cá bống chấm hoa

loài cá

Cá bống chấm hoa, danh pháp: Istigobius ornatus,[2][3] là một loài cá biển thuộc chi Istigobius trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Cá bống chấm hoa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Chi (genus)Istigobius
Loài (species)I. ornatus
Danh pháp hai phần
Istigobius ornatus
(Rüppell, 1830)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên sửa

Tính từ định danh ornatus trong tiếng Latinh có nghĩa là “trang hoàng”, vì hàm ý của Rüppell rằng đó là một loài cá bống có hoa văn rất đẹp.[4]

Phân bố và môi trường sống sửa

Cá bống chấm hoa có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng là loài tiến sâu vào đất liền nhất trong chi Istigobius.[1]

Cá bống chấm hoa sống được cả môi trường nước lợ (rừng ngập mặncửa sông) và nước mặn, trên nền đáy bùnđá vụn quanh rạn san hô,[1] được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 5 m.[5]

Mô tả sửa

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở cá bống chấm hoa là 11 cm.[5] Cá có màu nâu xám. Hai bên cơ thể có các hàng đốm màu xanh óng dọc theo chiều dài thân trên. Ngoài ra còn các hàng vạch đen trên thân. Vây bụng và vây hậu môn của cá cái không có sắc tố sẫm màu như ở cá đực. Mõm nhô ra, môi rất dày.

Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 10–12; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 9–11.[5]

Sinh thái sửa

Thức ăn của cá bống chấm hoa là các loài động vật giáp xác nhỏ.[5] Một nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ giống nhau về hình dạng sỏi tai giữa các quần thể cá bống chấm hoa phụ thuộc vào khoảng cách địa lý.[6] So sánh về mặt xương học của cá bống chấm hoa cho thấy, chi Istigobius có cấu trúc xương tương đồng với Microgobius hơn nhưng so sánh quan hệ phát sinh loài thì hai chi không gần nhau.[7]

Thương mại sửa

Cá bống chấm hoa được thu thập vì mục đích thương mại trong ngành buôn bán cá cảnh.[1] Cá bống chấm hoa đã được ương nuôi thành công trong thí nghiệm, từ đó có thể phát triển công nghệ nhân giống và sản xuất thương mại các loài cá bống cảnh khác.[8]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Sparks, J. S.; Britz, R. & Larson, H. (2016). Istigobius ornatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T193213A2209712. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T193213A2209712.en. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Nguyễn Nhật Thi (1978). “Bộ phụ Cá bống (Gobioidei) vịnh Bắc Bộ” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 1 (1): 239–247.
  3. ^ Nguyễn Văn Hoàng; Nguyễn Hữu Dực (2012). “Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế” (PDF). Tạp chí Sinh học. 34 (1): 20–30. ISSN 0866-7160.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (i-p)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  5. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Istigobius ornatus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  6. ^ Sadeghi, Reza; Esmaeili, Hamid Reza; Zarei, Fatah; Reichenbacher, Bettina (2020). “Population structure of the ornate goby, Istigobius ornatus (Teleostei: Gobiidae), in the Persian Gulf and Oman Sea as determined by otolith shape variation using ShapeR” (PDF). Environmental Biology of Fishes. 103 (10): 1217–1230. doi:10.1007/s10641-020-01015-1. ISSN 1573-5133.
  7. ^ Murdy, Edward O. (1985). “Osteology of Istigobius ornatus. Bulletin of Marine Science. 36 (1): 124–138.
  8. ^ Chiu, Pei‐Sheng; Leu, Ming‐Yih; Meng, Pei‐Jie (2019). “Year‐round natural spawning, early development, and the effects of temperature, salinity and prey density on captive ornate goby Istigobius ornatus (Rüppell, 1830) larval survival”. Aquaculture Research. 50 (1): 173–187. doi:10.1111/are.13880. ISSN 1355-557X.