Cá nóc răng rùa,[2] tên khoa học Chelonodontops patoca, là một loài cá biển thuộc chi Chelonodontops trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1822.

Cá nóc răng rùa
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Tetraodontiformes
Họ: Tetraodontidae
Chi: Chelonodontops
Loài:
C. patoca
Danh pháp hai phần
Chelonodontops patoca
(Hamilton, 1822)
Các đồng nghĩa
  • Arothron kappa
  • Cheilichthys kappa
  • Chelondon patoca
  • Chelonodon kappa
  • Leiodon patoca
  • Tetraodon kappa
  • Tetraodon patoca
  • Tetrodon dissutidens
  • Tetrodon patoca

Phân loại học sửa

Cá nóc răng rùa trước đây được xếp vào chi Chelonodon cùng với Tetraodon fluviatilis. Tuy nhiên, kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử cho thấy của Igarashi và cộng sự (2013) cho thấy hai loài này không có quan hệ họ hàng gần nhau.[3] T. fluviatilis sau đó được đưa trở lại chi Dichotomyctere, còn cá nóc răng rùa được tách sang chi Chelonodontops.[4]

Từ nguyên sửa

Từ định danh patoca bắt nguồn từ Patoka, tên gọi chung cho những loài cá nóc dọc theo vùng hạ lưu sông Hằng (Ấn Độ), nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập.[5]

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Cá nóc răng rùa được phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ bờ biển Đông Phi trải dài về phía đông đến Biển ĐôngPapua New Guinea, ngược lên phía bắc đến vịnh Ba Tư, quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và Hàn Quốc, giới hạn phía nam đến ÚcNouvelle-Calédonie.[6][7]

Cá nóc răng rùa sống trên nền đáy bùn hoặc cát, độ sâu đến ít nhất là 60 m, thường được tìm thấy ở khu vực nước lợ như cửa sông, đầm pháđầm lầy rừng ngập mặn, và cũng có thể xâm nhập vào vùng nước ngọt nhưng không cách biển quá vài km.[7]

Mô tả sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá nóc răng rùa là 38 cm.[7] Lưng và bụng có nhiều gai nhỏ. Thân trên màu nâu hoặc xám với các đốm trắng hình bầu dục, thân dưới và bụng trắng. Một vệt vàng dọc theo lườn bụng.[8]

Số tia vây ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–16.[8]

Sinh thái học sửa

Việt Nam, cá nóc răng rùa là một trong số những loài cá nóc có độc tính mạnh.[9]

Thương mại sửa

Cá nóc răng rùa hầu như không có giá trị thương mại đáng kể đối với ngành thủy sản. Chúng được xem là loài thủy sản không mong muốn ở khu vực vịnh Ba TưNhật Bản.[6]

Chú thích sửa

  1. ^ Larson, H.; Shao, K.-T.; Matsuura, K.; Liu, J.; Hardy, G.; Leis, J.L.; Liu, M. (2021). Chelonodontops patoca. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2021: e.T172416A147760777. doi:10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T172416A147760777.en. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Lê Doãn Dũng, Nguyễn Văn Hiếu, Trần Quốc Đảm (2017). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam và vấn đề sử dụng cá nóc ở nước ta” (PDF). Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (1982-2017): 158–166.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Igarashi, Yoji; Doi, Hiroyuki; Yamanoue, Yusuke; Kinoshita, Shigeharu; Ishibashi, Toshiaki; Ushio, Hideki; Asakawa, Shuichi; Nishida, Mutsumi; Watabe, Shugo (2013). “Molecular phylogenetic relationship of Tetraodon pufferfish based on mitochondrial DNA analysis”. Fisheries Science. 79 (2): 243–250. doi:10.1007/s12562-013-0598-5. ISSN 1444-2906.
  4. ^ Kottelat, Maurice (2013). “The fishes of the inland waters of Southeast Asia: a catalogue and core bibliography of the fishes known to occur in freshwaters, mangroves and estuaries” (PDF). The Raffles Bulletin of Zoology, Supplement. 27: 477. ISSN 0217-2445.
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ a b Larson, H.; Shao, K.-T.; Matsuura, K.; Liu, J.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Liu, M. (2021). Chelonodon patoca. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2021: e.T172416A147760777. doi:10.2305/IUCN.UK.2021-1.RLTS.T172416A147760777.en. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Chelonodon patoca trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  8. ^ a b John E. Randall (1995). Coastal Fishes of Oman. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 402. ISBN 978-0824818081.
  9. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tham khảo sửa

  • R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Chelonodontops patoca. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.


  • Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2022). Chelonodontops patoca trong FishBase. Phiên bản August 2022.