Cá tứ vân hay Cá đòng đong bốn sọc, tên khoa học Puntius tetrazona,[1], là một loài Cyprinidae nhiệt đới. Phạm vi địa lý tự nhiên kéo dài trong suốt bán đảo Mã Lai, SumatraBorneo, có báo cáo không căn cứ tại Campuchia. Cá tứ vân cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác của châu Á. Cá tứ vân đôi khi có thể bị nhầm lẫn với Systomus anchisporus, có hình dáng tương tự.

Cá tứ vân
Tình trạng bảo tồn
Chưa được đánh giá (IUCN 3.1)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Cypriniformes
Họ (familia)Cyprinidae
Chi (genus)Puntigrus
Loài (species)P. tetrazona
Danh pháp hai phần
Puntius tetrazona
(Bleeker, 1855)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Capoeta tetrazona Bleeker, 1855
  • Barbus tetrazona (Bleeker, 1855)
  • Barbus tetrazona tetrazona (Bleeker, 1855)
  • Puntius tetrazona (Bleeker, 1855)
  • Systomus tetrazona (Bleeker, 1855)

Miêu tả sửa

 
Cá tứ vân trong hồ cá

Cá tứ vân có thể có chiều dài 7–10 cm (2,75–4 in) và rộng 3–4 cm, (1.18 in), mặc dù chúng thường nhỏ hơn trong điều kiện nuôi nhốt. Cá bản địa có màu bạc đến nâu vàng với bốn sọc thẳng đứng màu đen với vây và mõm màu đỏ. Cá tứ vân xanh cùng kích thước và có tính chất tương tự như cá tứ vân bình thường, nhưng có một cơ thể màu xanh lá cây. Cá tứ vân xanh, thường được gọi là cá tứ vân rêu xanh, có vẻ thay đổi đáng kể trong màu xanh, với nhiều cá thể gần như màu đen. Cá tứ vân bạch tạng có một màu vàng sáng với bốn sọc hiếm thấy.

Môi trường sống sửa

Cá tứ vân đã được báo cáo được tìm thấy trong vùng nước nông hoặc đục của dòng chảy vừa phải. Chúng sống trong vùng khí hậu nhiệt đới và thích nước có 6,0-8,0 độ pH, độ cứng của nước 5-19 dGH, và ở nhiệt độ từ 77-82 °F hoặc 25-27,8 °C. Tuổi thọ trung bình của chúng là sáu năm.

Tầm quan trọng đối với con người sửa

 
Tứ vân xanh

Cá tứ vân là một trong hơn 70 loài cá đòng đong có tầm quan trọng thương mại trong thị trường cá cảnh. Trong tổng số các loài cá cảnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm 1992, chỉ 20 loài chiếm đã hơn 60% tổng số được báo cáo, với cá tứ vân chiếm vị trí thứ 10 với 2,6 triệu cá thể được nhập khẩu (Chapman et al. 1994). Ví dụ về các biến thể màu (không lai) của cá tứ vân bao gồm tứ vân xanh, tứ vân vàng và tứ vân bạch tạng.

Chú thích sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  • Barbus tetrazona (TSN 163655) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Systomus tetrazona trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2013.
  • Alfred, E.R. (1963). “Some colorful fishes of the genus Puntius”. Hamilton. 30: 135–142.
  • Axelrod, H.R. (1992). The Fascination of Breeding Aquarium Fish. M.E. Sweeney. Neptune City, N.J.: T.F.H. Publications, Inc. Ltd. ISBN 0-86622-408-4.
  • Chapman, F.A. (1994). S. Fitz-Coy, E. Thunburg, J.T. Rodrick, C.M. Adams, and M. Andre. “An analysis of the United States of America International Trade in Ornamental Fish”. CTSA Project Final Report, University of Florida, Department of Fisheries and Aquatic Sciences.: 1–55.
  • Kortmulder, K. (1972). “A comparative study in color patterns and behavior in seven Asiatic Barbus species”. International Journal of comparative ethnology. 14: 1–60.
  • Lambert, Derek J (1997). Freshwater Aquarium Fish. Edison, New Jersey: Chartwell Books. tr. 17. ISBN 0-7858-0867-1.
  • Munro, A.D. (1990). C. Li-Lian, and K. Nqankee. “Preliminary observations on environmental control of ovulation and spawning in a small tropical Cyprinid (Barbus tetrazona)”. Proc. of the Second Asian Fish. Forum, Tokyo, Japan.: 17–22.
  • Scheurmann, L. 1990. Aquarium Fish Breeding. Baron's Educational Series Inc. Hauppauge, N.Y.
  • Editore, Arnoldo. 1976. Freshwater and Marine Aquarium Fishes. Simon and Schuster, Inc. New York, N.Y.
  • Sharpe, Shirlie. “Tiger Barb”. Your Guide to Freshwater Aquariums. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2004.
  • Tamaru, C.S. (1997). A Manual for Commercial Production of the Tiger Barb, Capoeta tetrazona, A Temporary Paired Tank Spawner. Publication 129. B. Cole, R. Bailey, C. Brown. Center for Tropical and Subtropical Aquaculture. tr. 9–14.
  • Zakaria-ismail, M. (1993). “The fish fauna of the Sungai Teris and Sungai Rengit, Krau Game Reserve, Pahang, Malaysia”. Malayan Nature J. 46 (1): 201–228.