Cánh diều là một trong 3 bộ sách giáo khoa được phê duyệt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.[1] Bộ sách là sản phẩm hợp tác xuất bản của 3 đơn vị, gồm: Nhà xuất bản Sư phạm (thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (thuộc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam biên soạn, xuất bản và phát hành. Đây được xem là bộ sách giáo khoa duy nhất được biên soạn bằng hình thức xã hội hóa tại Việt Nam kể từ sau năm 1975.[2][3]

Cánh diều
Bìa sách giáo khoa Giáo dục kinh tế, pháp luật 10, bộ sách Cánh diều
Bìa sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10, bộ sách Cánh diều
Thông tin
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bối cảnh sửa

Cánh Diều là bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, bộ sách giáo khoa duy nhất được biên soạn bằng hình thức xã hội hóa tại Việt Nam kể từ sau năm 1975, xoá bỏ cơ chế độc quyền trong lĩnh vực xuất bản - in - phát hành sách giáo khoa.[3][4][5]

Biên soạn sách sửa

Công ty CP Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) là đơn vị tổ chức biên soạn, liên kết xuất bản, phát hành bộ sách giáo khoa này.[6] 40 trên 56 thành viên trong Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là tác giả của bộ sách.[4]

Tiếp cận sửa

Ngoài sách giấy, bộ sách Cánh Diều còn có các thiết bị dạy học và sách phiên bản điện tử được cấp miễn phí trên trang web hoc10.vn.[7]

Đặc điểm sửa

Triết lý giáo dục sửa

Triết lý giáo dục của bộ sách là: “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.[8] Tinh thần dạy học hướng đến phát triển năng lực cho người học, “học” gắn liền với “hành”.[9]

Ưu điểm sửa

Bộ sách giáo khoa Cánh Diều được nhận xét là "bộ sách gần gũi, phù hợp với địa phương", "trình bày đẹp, có học liệu dạy học đầy đủ", "đáp ứng tốt về mặt khoa học sư phạm và khoa học giáo dục, nhân văn cũng như thực tiễn", "thầy trò dễ dàng thích nghi, có hiệu quả tốt", "tất cả các môn trong bộ Cánh Diều có tính mở".[9]

Hạn chế sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Xã hội hoá sách giáo khoa: Chất lượng định đoạt từ thị trường”. Giáo dục Việt Nam. 19 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “Giới thiệu khái quát về bộ sách giáo khoa Cánh Diều lớp 3, 7, 10”. Giáo dục thủ đô. 7 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ a b “NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM RA MẮT BỘ SÁCH GIÁO KHOA CÁNH DIỀU”. phhn.hnue.edu.vn. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b “Kỳ vọng đổi mới từ những tác giả biên soạn sách giáo khoa Cánh Diều”. laodong.vn. 21 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “Bộ sách cánh diều”. Hoc10. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Chất lượng làm nên thương hiệu bộ sách giáo khoa Cánh Diều”. Báo Nhân Dân điện tử. 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “Phụ huynh có thể đặt giao Sách giáo khoa năm học mới tận nhà”. Báo Đồng Nai. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ “Giới thiệu sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 bộ Cánh Diều”. Báo Lâm Đồng. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  9. ^ a b Mai, Nhất Chi (20 tháng 2 năm 2023). “Sách giáo khoa Cánh Diều: Hiệu ứng tích cực từ chất lượng”. Giáo dục thủ đô. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2023.