Chỉ số bất bình đẳng giới

Chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index - GII) là một chỉ số dùng để đo sự chênh lệch giới, được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra trong ấn bản kỷ niệm lần thứ 20 của Báo cáo Phát triển Con người năm 2010. Theo UNDP, chỉ số này là một thước đo hỗn hợp về sự thất bại trong phạm vi một quốc gia vì sự bất bình đẳng giới. Nó sử dụng ba khía cạnh để đo lường: sức khỏe sinh sản, sự trao quyền và sự tham gia vào thị trường lao động.

Bản đồ biểu thị mức độ bất bình đẳng giới của các quốc gia trên thế giới năm 2019. Màu đỏ = bất bình đẳng; màu xanh = bình đẳng

Cách tính sửa

Cách tính chỉ số bất bình đẳng giới cũng giống với cách tính chỉ số HDI về bất bình đẳng, được công bố trong Báo cáo Phát triển con người năm 2010, và có thể được hiểu như là mức giảm phần trăm của sự phát triển con người. Giá trị của GII nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với 0 là 0% bất bình đẳng giới và 1 là 100% bất bình đẳng giới. Theo các nước thuộc UNDP thì bất bình đẳng giới cao cũng cho thấy sự bất bình đẳng trong việc phân phối phát triển và ngược lại.[1]

Có 5 bước để tính chỉ số GII:

Bước 1: Điều chỉnh số 0: Tỉ lệ tử của phụ nữ sinh con được rút gọn một cách có hệ thống trong khoảng từ 10 đến 1000. Khoảng cách này được dựa trên giả thiết là các nước có tỉ lệ tử lớn hơn 1000 hay dưới 10 không có sự khác biệt trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sinh con. Các nước có tỉ lệ tử được báo cáo là 0 được tính là 0,1 dựa trên giả thiết phụ nữ có khả năng làm ảnh hưởng đến chính trị và trung bình nhân không bao giờ có giá trị 0.

Bước 2: Tập hợp các tham số trong mỗi giới tính, sử dụng trung bình nhân: Việc tập hợp này làm cho GII trở nên nhạy cảm. Tỉ lệ tử của phụ nữ sinh con và tỉ lệ sinh sản vị thành niên phù hợp cho phụ nữ sinh nam chỉ được tổng hợp bằng 2 chiều khác.

Bước 3: Tập hợp giữa các giới tính, sử dụng trung bình điều hòa: Để tính toán chỉ số bình đẳng giới (phân bố đều), chỉ số dành cho nam và nữ được tổng hợp lại bằng trung bình điều hòa để nắm bắt sự bất bình đẳng giới và điều chỉnh mối liên hệ giữa các chiều với nhau.

Bước 4: Tính trung bình nhân của trung bình cộng của mỗi chỉ số: Ta có được các tiêu chuẩn tham chiếu bằng cách tổng hợp các chỉ số cho nam và nữ với trọng lượng như nhau, sau đó tập hợp các chỉ số đó trên các tham số.

Bước 5: Tính GII: So sánh các chỉ số giới tính phân bố đều ở Bước 3 và các tiêu chuẩn có được ở Bước 4.

Thay đổi trong năm 2011 sửa

Theo UNDP, đã có một sự thay đổi trong việc tính toán chỉ số GII vào năm 2011. Tỉ lệ tử của phụ nữ sinh con đã được tính là 10 trong chỉ số GII, mặc dù chỉ số này luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Để khắc phục điều này, tỉ lệ tử được rút gọn đi 10 lần (1 × 101), làm giảm giá trị GII.

Xếp hạng sửa

Xếp hạng năm 2012 sửa

Cao nhất sửa

Những quốc gia/vùng lãnh thổ xếp hạng cao nhất xét về mặt bình đẳng giới theo chỉ số GII trong các năm 2008,[2] 2011[3] và 2012.[4][5][6]

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Thứ hạng GII năm 2012 Thang đánh giá GII năm 2012 Thứ hạng HDI năm 2012 Thứ hạng GII năm 2011 Thang đánh giá GII năm 2011 Thứ hạng GII năm 2008 Thang đánh giá GII năm 2008
  Hà Lan 1 0,045 4 2 0,052 1 0,174
  Đài Loan (nếu được tính) 2 0,053 23 4 0,061 4 0,223
  Thụy Điển 2 0,055 7 1 0,049 3 0,212
  Đan Mạch 3 0,057 15 3 0,060 2 0,209
  Thụy Sĩ 4 0,057 9 4 0,067 4 0,228
  Na Uy 5 0,065 1 6 0,075 5 0,234
  Phần Lan 6 0,075 21 5 0,075 8 0,248
  Đức 7 0,075 5 7 0,085 7 0,240
  Slovenia 8 0,08 21 * * * *
  Pháp 9 0,083 20 10 0,106 11 0,260
  Iceland 10 0,089 13 9 0,099 13 0,279

Thấp nhất sửa

Những quốc gia/vùng lãnh thổ xếp hạng thấp nhất xét về mặt bình đẳng giới theo chỉ số GII trong các năm 2008,[2] 2011[3] và 2012.[4]

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Thứ hạng GII năm 2012 Thang đánh giá GII năm 2012 Thứ hạng HDI năm 2012 Thứ hạng GII năm 2011 Thang đánh giá GII năm 2011 Thứ hạng GII năm 2008 Thang đánh giá GII năm 2008
  Mauritania 139 0,643 155 -- -- -- --
  Sierra Leone 139 0,643 177 137 0,662 125 0,756
  Mali 141 0,649 182 143 0,712 135 0,799
  Cộng hòa Trung Phi 142 0,654 180 138 0,669 132 0,768
  Liberia 143 0,658 174 139 0,671 131 0,766
  Cộng hòa Congo 144 0,681 186 142 0,710 1690 0,814
  Ả Rập Saudi 145 0,682 57 -- -- -- --
  Niger 146 0,707 186 144 0,724 136 0,807
  Afghanistan 147 0,712 175 141 0,717 134 0,797
  Yemen 148 0,747 160 -- -- -- --

Xếp hạng năm 2014[7] sửa

Top 30 nước xếp hạng cao nhất sửa

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Thứ hạng GII năm 2014 Thang đánh giá GII năm 2014 Thứ hạng HDI năm 2014
  Slovenia 1 0,016 25
  Thụy Sĩ 2 0,028 3
  Đức 3 0,041 6
  Đan Mạch 4 0,048 4
  Áo 5 0,053 23
  Thụy Điển 6 0,055 14
  Hà Lan 7 0,062 5
  Bỉ 8 0,063 21
  Na Uy 9 0,067 1
  Italia 10 0,068 27
  Phần Lan 11 0,075 24
  Iceland 12 0,087 16
  Singapore 13 0,088 11
  Pháp 13 0,088 22
  Cộng hòa Séc 15 0,091 28
  Tây Ban Nha 16 0,095 26
  Luxembourg 17 0,100 19
  Israel 18 0,101 18
  Australia 19 0,110 2
  Bồ Đào Nha 20 0,111 43
  Ireland 21 0,113 6
  Cộng hòa Síp 22 0,124 32
  Hàn Quốc 23 0,125 17
  Lithuania 23 0,125 37
  Canada 25 0,129 9
  Nhật Bản 26 0,133 20
  Libya 27 0,134 94
  Ba Lan 28 0,138 36
  Hy Lạp 29 0,146 29
  Croatia 30 0,149 47

Một số quốc gia khác sửa

Quốc gia/Vùng lãnh thổ Thứ hạng GII năm 2014 Thang đánh giá GII năm 2014 Thứ hạng HDI năm 2014
  Hoa Kỳ 55 0,280 8
  New Zealand 32 0,157 9
  Vương quốc Anh 39 0,177 14
  Qatar 116 0,524 32
  Ả Rập Saudi 56 0,284 39
  Argentina 75 0,376 40
  Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 47 0,232 41
  Chile 65 0,338 42
  Kuwait 79 0,387 48
  Nga 54 0,276 50
  Malaysia 42 0,209 62
  Cuba 68 0,356 67
  Iran 114 0,515 69
  Venezuela 103 0,476 71
  Thổ Nhĩ Kỳ 71 0,359 72
  Mexico 74 0,373 74
  Brazil 97 0,457 75
  Trung Quốc 40 0,191 90
  Mông Cổ 63 0,325 90
  Thái Lan 76 0,380 93
  Ai Cập 131 0,573 108
  Indonesia 110 0,494 110
  Philippines 89 0,420 115
  Nam Phi 83 0,407 116
  Việt Nam 60 0,308 116
  Iraq 123 0,539 121
  Ấn Độ 130 0,563 130
  Campuchia 104 0,477 143
  Myanmar 85 0,413 148
  Papua New Guinea 140 0,611 158

Tham khảo sửa

  1. ^ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Human Development Report 2010; The Real Wealth of Nations, 2010
  2. ^ a b United Nations Development Programme, Human Development Report 2010; The Real Wealth of Nations, 2010
  3. ^ a b United Nations Development Programme, Human Development Report 2011; Sustainability and Equity Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine, 2011
  4. ^ a b “Table 4 Gender Inequality Index 2012”. United Nations Development Programme. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  5. ^ “我國HDI、GII分別排名全球第23位及第2位” (PDF) (bằng tiếng Trung). Directorate-General of Budget, Accounting and Statistics. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  6. ^ 台灣性別平等 2012排名全球第2, Liberty Times, 23-09-2014
  7. ^ [1]