Chi Thốt nốt hay chi Thốt lốt[1] (danh pháp khoa học: Borassus) là một chi của 5-10 loài thốt nốt thuộc họ Cau (Arecaceae), có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới châu Phi như Ethiopia, Niger, Nigeria, miền bắc Togo, Senegal v.v, Nam ÁNew Guinea. Chúng là các loại cây thân cau/dừa cao thẳng đứng, có thể cao tới 30 m. Lá dài, hình chân vịt, dài 2 – 3 m. Các lá chét dài 0,6-1,2 m. Cuống lá (mo) mở rộng. Hoa nhỏ, mọc thành cụm dày dặc, thuộc loại đơn tính khác gốc. Hoa đực nhỏ, có 3 lá đài, 3 cánh rời xếp lợp, 6 nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa cái to, gốc có lá bắc, đài và tràng rời, bầu hình cầu, có 3 - 4 ô, 3 đầu nhị cong. Quả lớn màu nâu hoặc nâu hạt dẻ hình dạng hơi tròn với 3 hạch, hạt thuôn chia 3 chùy ở đỉnh. Tại Việt Nam mọc và được trồng ở các tỉnh khu vực Nam Bộ giáp với Campuchia. Tên gọi thốt nốt trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Khmer th'not. Đây là loài cây biểu tượng không chính thức của Campuchia.

Chi Thốt nốt
Cây thốt nốt (Borassus flabellifer)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Arecales
Họ (familia)Arecaceae
Phân họ (subfamilia)Coryphoideae
Tông (tribus)Borasseae
Phân tông (subtribus)Lataniinae
Chi (genus)Borassus
L., 1753
Các loài
Xem văn bản

Các loài sửa

Một số danh pháp khác sửa

  • Borassus caudatum, Lour. - đồng nghĩa của Wallichin caudata
  • Borassus flabelliformis, Murr. - đồng nghĩa của Borassus flabellifer
  • Borassus gomutus, Lour. - đồng nghĩa của Arenga saccharifera
  • Borassus ihur (Giseke), Linn.- đồng nghĩa của Pholidocarpus ihur
  • Borassus pinnatifrons, Jacq. - đồng nghĩa của Chamaedorea spp.?
  • Borassus pinnatifrons, Jacq. (GCI) - đồng nghĩa của Nunnezharria pinnatifrons (Kuntze)
  • Borassus sonnerati, Giseke - đồng nghĩa của Lodoicea sechellarum
  • Borassus tunicata, Lour. - đồng nghĩa của Pholidocarpus tunicatus - thốt nốt Việt Nam ?

Trồng và sử dụng sửa

Các loài thốt nốt có tầm quan trọng kinh tế đáng kể và được trồng rộng rãi trong các khu vực nhiệt đới.

Cây thốt nốt là một trong những cây có tầm quan trọng nhất của Ấn Độ từ rất lâu, tại đây người ta sử dụng thốt nốt theo trên 800 kiểu khác nhau. Lá của nó được dùng làm mái che, thảm, giỏ, quạt, mũ, ô dù, cũng như làm vật liệu như giấy để viết.

Các lá với kích thước, hình dạng và kết cấu phù hợp, không quá già không quá non được chọn. Sau đó đem luộc với nước muối và bột nghệ. Đây là công đoạn bảo quản. Các lá này sau đó được sấy khô. Khi chúng đủ khô, mặt lá được đánh bóng bằng đá bọt và cắt ra theo các kích cỡ thích hợp. Tại một góc người ta đục lỗ. Từ mỗi lá có thể làm ra 4 trang. Việc viết trên loại "giấy" này cần dùng bút châm. Lối viết là dạng chữ thảo và nối liền với nhau. Các lá sau đó được buộc lại với nhau thành các thếp.

Các cuống (bẹ) lá cũng có thể dùng làm hàng rào và có thể lấy ra sợi rắn chắc phù hợp cho việc làm thừng, chão hay chổi. Gỗ màu đen là loại gỗ cứng, nặng và bền, có giá trị trong xây dựng.

Từ cây này người ta cũng tạo ra nhiều loại thức ăn. Các cây non được đem nấu nướng như là một loại rau hoặc nghiền, giã hay nướng để làm thức ăn. Quả được ăn dưới dạng tươi hay nướng, người ta còn ăn cả các hạt non tựa như thạch. Dịch ngọt có thể thu được từ các bông mo non (kể cả hoa đực lẫn hoa cái). Nó được dùng lên men để làm một loại đồ uống, gọi là rượu arac, hoặc được cô đặc để sản xuất một loại đường thô gọi là đường thốt nốt. Tại Indonesia người ta gọi nó là Gula Java (đường Java) và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của người dân Java. Ngoài ra, nhựa từ thân cây cũng được dùng làm một loại thuốc nhuận tràng. Các giá trị y học cũng đã được quy cho các phần khác của cây.

Hình ảnh về cây thốt nốt sửa

Xem thêm sửa

Sách đỏ sửa

Hai loài thốt nốt là Borassus madagascariensisBorassus sambiranensis được liệt kê trong sách đỏ IUCN là dễ thương tổn và đang nguy cấp (A1c).

Chú thích sửa

  1. ^ Từ điển đồng âm tiếng Việt, tác giả: Hoàng Văn Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Trung Thành, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1998. Tại trang 537, nghĩa thứ ba của từ thốt có thốt lốt, trang 415 nghĩa ba của từ nốt có thốt nốt đều là các cây cùng họ với dừa, nhưng tại trang 326 thì trong các nghĩa của từ lốt lại không có thốt lốt.

Tham khảo sửa