Chuyến bay 850 của Vietnam Airlines

chuyến bay bị không tặc năm 1992

Vào ngày 4 tháng 9 năm 1992, Chuyến bay 850 của Vietnam Airlines (VN850/HVN850) thuộc loại Airbus A310-200 đã bị không tặc bởi Lý Tống, một cựu sĩ quan Không lực Việt Nam Cộng hoà. Lý Tống đã khống chế các tiếp viên trên chuyến bay, bắt cơ trưởng hạ xuống độ cao 200 feet (khoảng 70 mét) để rải truyền đơn kêu gọi nhân dân lật đổ chính quyền. Sau đó, Lý Tống bắt cơ trưởng Vitkov cho máy bay bay lên độ cao 7.000 feet (khoảng 2.300 mét) để nhảy dù. Lý Tống sau đó đã bị lực lượng dân quân tự vệ quận 8 (Thành phố Hồ Chí Minh) bắt giữ.[1][2]

Chuyến bay 850 của Vietnam Airlines
LZ-JXB, tương tự với chiếc xảy ra vụ việc tại Sân bay quốc tế Don Mueang tháng 4/1992, khoảng 5 tháng trước khi xảy ra vụ việc
Hijacking
Mô tả tai nạnKhông tặc
Địa điểmen route
Máy bay
Dạng máy bayAirbus A310-222
Tên máy bayJantra
Hãng hàng khôngVietnam Airlines
Số đăng kýLZ-JXB
Xuất phátSân bay quốc tế Don Mueang, Bangkok, Thái Lan
Điểm đếnSân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hành khách115
Phi hành đoàn12
Tử vong0
Bị thương0
Sống sót127

Ngày 24 tháng 2 năm 1993, Lý Tống đã bị Toà án Nhân dân tối cao Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 20 năm tù giam vì tội không tặc. Ngày 2 tháng 9 năm 1998, chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định ân xá cho Lý Tống và trục xuất sang Mỹ.[3]

Lý lịch chuyến bay sửa

Chiếc máy bay bị không tặc thuộc loại Airbus A310-222, được Vietnam Airlines thuê từ hãng hàng không Jes Air của Bulgaria, với mã hiệu VN 850, số đăng ký LZ-JXB, Số sêri 419, được đưa vào khai thác vào năm 1986 bởi CAAC Airlines với số đăng bạ B-2303. Chiếc máy bay sau đó được bán lại cho Jes Air vào năm 1991. Máy bay sử dụng động cơ Pratt & Whitney JT9D-7R4E1[3][4]

Diễn biến sửa

Khoảng 30 phút trước khi máy bay đến Thành phố Hồ Chí Minh thì Lý Tống bắt đầu hành động. Khi được phục vụ bữa ăn tối trên máy bay, Lý Tống đã lấy cắp con dao inox trên khay thức ăn để uy hiếp mở cửa buồng lái. Lý Tống bắt cơ trưởng phải bay vòng quanh khu vực trung tâm Sài Gòn và mở cửa sổ để hắn rải truyền đơn. Sau khi rải xong truyền đơn, Lý Tống yêu cầu cơ trưởng phải điều khiển máy bay lên độ cao 2.300m phải bay qua khu vực quận 8 để hắn nhảy dù. Máy bay hạ cánh an toàn, không ai trên máy bay bị thương.[5][6][3]

Hậu quả sửa

Theo tài liệu giám định của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hành vi chiếm đoạt máy bay của Tống đã gây thiệt hại cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 500.000 USD và 7.000.000 đồng. Ngày 24 tháng 2 năm 1993, Toà án Nhân dân tối cao TP. HCM đã tuyên án Lý Tống 20 năm tù giam vì tội không tặc. Ngày 2 tháng 9 năm 1998, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương đã kí quyết định ân xá và trục xuất Lý Tống sang Mỹ. Sau khi được ân xá, Lý Tống tiếp tục thực hiện các phi vụ cướp máy bay để rải truyền đơn kêu gọi lật đổ chính quyền Cuba, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ “[60 năm Đoàn bay] Giai đoạn 1990-2019: Khai thác hàng không dân dụng (P1)”. Vietnam Airlines VNA Spirit. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ a b c d “Số phận của một tên không tặc”. Luật sư Việt Nam. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ “PC Air HS-PCC (Airbus A310 - MSN 419) (Ex B-2303 LZ-JXB XY-AGD)”. Airfleets aviation. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2021. Đã bỏ qua văn bản “Airfleets aviation” (trợ giúp)
  5. ^ Accident description for VN850 at the Aviation Safety Network.
  6. ^ “Không tặc ở Việt Nam: Đối mặt với Lý Tống”. Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2020.

Liên kết ngoài sửa