Coris batuensis là một loài cá biển thuộc chi Coris trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1856.

Coris batuensis
Cá cái
Cá con
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Coris
Loài (species)C. batuensis
Danh pháp hai phần
Coris batuensis
(Bleeker, 1856)
Danh pháp đồng nghĩa

Từ nguyên sửa

Từ định danh của loài được đặt theo tên của nơi đầu tiên mà mẫu định danh được thu thập, quần đảo Batu, ngoài khơi bờ tây đảoSumatra (–ensis: hậu tố biểu thị nơi chốn)[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

Ấn Độ Dương, C. batuensis được ghi nhận từ Maldivesquần đảo Chagos trải dài về phía đông đến biển Andaman, xuống phía nam đến các rạn san hô vòng ở ngoài khơi Tây Úc (rạn san hô Scottrạn san hô Ashmore)[1]. Trước những năm 1990, C. batuensis bị xác định nhầm là Coris variegata, hiện là một loài đặc hữu của Biển Đỏ[1].

Thái Bình Dương, từ bờ biển miền trung Việt Nam[3], phạm vi của C. batuensis mở rộng đến vùng biển các nước Đông Nam Á hải đảo cùng một số các đảo quốcquần đảo thuộc châu Đại Dương ở phía đông (xa nhất là đến quần đảo MarshallTonga); ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu (Nhật Bản); phía nam giới hạn đến bờ đông Úc[1].

C. batuensis sống gần các rạn san hô viền bờ phát triển trên nền đáy cátđá vụn, cũng như rạn san hô trong các đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 34 m[1][4].

Mô tả sửa

C. batuensis có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 17 cm[4]. Cá đực có màu xanh lục nhạt với các vệt sọc màu sẫm dọc vùng lưng. Đầu và thân có các vệt sọc màu hồng. Cá con có 3 đốm đen viền trắng trên vây lưng. Hai đốm ngoài cùng biến mất khi chúng lớn lên, đốm đen còn lại biến mất ở cá đực trưởng thành. Cá con lốm đốm có nhiều vệt đỏ[5][6].

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 12; Số tia vây ở vây ngực: 13–15[5].

C. batuensis cùng C. variegataCoris latifasciata là 3 loài chỉ có 11 tia vây ở vây lưng và vây hậu môn, trong khi các loài Coris còn lại đều có 12 tia[7].

Sinh thái học sửa

Thức ăn của C. batuensis là các loài động vật giáp xácchân bụng. Loài này có thể sống theo từng nhóm nhỏ hoặc đơn độc[4]. C. batuensis ít khi được đánh bắt trong ngành buôn bán cá cảnh[1].

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f M. Craig; B. Yeeting (2010). Coris batuensis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187417A8529780. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187417A8529780.en. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Dat, Mai Xuan (ngày 8 tháng 11 năm 2019). “Coral reef fishes in the banks and rocky islands in the offshore waters of Binh Thuan province”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.
  4. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Coris batuensis trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  5. ^ a b Dianne J. Bray. “Variegated Wrasse, Coris batuensis (Bleeker 1857)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Joe Shields (biên tập). Coris batuensis Labridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ J. E. Randall (2013). “Seven new species of labrid fishes (Coris, Iniistius, Macropharyngodon, Novaculops, and Pteragogus) from the Western Indian Ocean” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 7: 1–43.