Danh sách phân loài trèo cây Á Âu

bài viết danh sách Wikimedia

Trèo cây Á Âu (Sitta europaea) là một loài chim dạng sẻ nhỏ được tìm thấy trên khắp châu Á ôn đới và châu Âu. Loài trèo cây này có hơn 20 phân loài, nhưng con số chính xác phụ thuộc vào sự khác biệt nhỏ giữa các quần thể được đánh giá. Bài viết này tuân theo Cẩm nang về các loài chim còn tồn tại trên thế giới (Handbook of the Birds of the World Alive) năm 2013, vốn có nhiều phân loài được công nhận hơn so với tài liệu Các loài Bạc má, Trèo cây và Đuôi cứng (Tits, Nuthatches and Treecreepers) năm 1996. Với sự tương đồng giữa các phân loài theo địa lý của trèo cây Á Âu, ranh giới phân loài có phần không rõ ràng, mặc dù chưa đến một nửa số phân loài hiện nay được công nhận so với năm 1967.[1]

bird with longish bill, blue-grey back and reddish underparts
S. e. caesia (Vương quốc Anh), phân loài thuộc nhóm S. e. caesia
bird with longish bill, blue-grey back and white underparts
S. e. europaea (Thụy Điển), phân loài thuộc nhóm S. e. europaea

Các đơn vị phân loại của trèo cây Á Âu có thể được chia thành ba nhóm chính: nhóm S. e. caesia ở châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông, nhóm S. e. europaea ở Scandinavia, Nga, Nhật Bản và miền bắc Trung Quốc và nhóm S. e. sinensis ở miền nam và đông Trung Quốc và Đài Loan. Chúng có thể đã bị cô lập về mặt địa lý với nhau cho đến gần đây. Các cá thể chim có hình dạng trung gian xuất hiện khi các phạm vi của các nhóm chồng lên nhau. Các mô tả dưới đây là của con đực. Con cái thường hơi xỉn màu hơn, viền mắt có màu nâu và phần dưới nhạt màu hơn so với con đực, mặc dù cả hai giới lại rất giống nhau ở nhóm S. e. sinensis.[2][3]

Nhóm S. e. caesia sửa

Nhóm S. e. caesia được tìm thấy ở phần lớn châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông. Các phân loài của nhóm có ngực màu da bò và cổ họng màu trắng.

Danh sách phân loài được liệt kê theo vị trí địa lý[3]
Phân loài Người đặt tên Phạm vi phân bố Miêu tả
S. e. caesia Wolf, 1810[4] Phần lớn Tây Âu: phía nam đến bắc Tây Ban Nha, dãy Anpơ, Hy Lạp và tây Thổ Nhĩ Kỳ, phía bắc đến Đan Mạch, và phía đông đến vùng phía tây của Ba Lan, Romania và Bulgaria. Phần trên màu xanh xám, sọc mắt đen và họng trắng. Phần còn lại của phần dưới có màu da cam, chuyển dần sang màu đỏ gạch ở phía sau và hai bên sườn. Có các mảng màu trắng dưới đuôi.
S. e. hispaniensis Witherby, 1913[5] Trung và nam Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và bắc Maroc Giống S. e. caesia, nhưng phần dưới có màu hồng nhạt
S. e. cisalpina Sachtleben, 1919[6] Cực nam Thụy Sĩ, Ý (bao gồm cả Sicilia), nam Croatia và đông nam Montenegro Giống S. e. caesia, nhưng phần dưới sáng hơn và màu cam đậm hơn, mỏ ngắn hơn và nhọn hơn
S. e. levantina Hartert, 1905[7] Nam Thổ Nhĩ Kỳ Giống S. e. hispaniensis, nhưng phần dưới hồng hơn và màu da bò nhạt hơn, hai bên sườn nhạt hơn, phần trên xám nhạt hơn một chút
S. e. persica Witherby, 1903[8] Đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, bắc Iraq và tây Iran Phần trên nhỏ, xám nhạt hơn, lông mày (supercilium) và trán màu trắng, phần dưới màu kem, mỏ ngắn và thon
S. e. caucasica Reichenow, 1901[9] Đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, tây nam Nga, Georgia, Armenia và Azerbaijan Phần trên nhỏ, màu xám đen, trán thường có màu trắng, phần dưới màu da cam sáng
S. e. rubiginosa Tschusi & Zarudny, 1905[10] Ngoại Kavkaz và bắc Iran Giống S. e. caucasica, nhưng phần trên sẫm màu hơn, phần dưới nhạt màu hơn, trán thường không có màu trắng

Nhóm S. e. europaea sửa

Nhóm S. e. europaea được tìm thấy từ Scandinavia và Nga đến Nhật Bản và miền bắc Trung Quốc. Phân loài thuộc nhóm này có ngực trắng.

Danh sách phân loài được liệt kê theo vị trí địa lý[3][a]
Phân loài Người đặt tên Phạm vi phân bố Miêu tả
S. e. europaea Linnaeus, 1758[11] Nam Scandinavia, các đảo ở biển Baltic, tây nước Nga, đông Ba Lan, Romania và Bulgaria, tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine Phân loài đại diện. Thân trên màu xanh xám, sọc mắt đen. Họng và phần dưới có màu trắng nhạt hoặc màu kem, hai bên sườn và phần sau màu đỏ gỉ sắt
S. e. asiatica Gould, 1837[12] Từ miền trung nước Nga ở phía tây đến hồ Baikal, bắc Kazakhstan và tây Mông Cổ Giống phân loài đại diện, nhưng nhỏ hơn. Mỏ ngắn hơn và nhọn hơn, trán và lông mày trắng
S. e. arctica Buturlin, 1907[13] Đông bắc Siberia Lớn, với sọc đen ở mắt hẹp hơn và ngắn nhất trong các phân loài, trán và lông mày ít trắng hơn. Ngực và giữa phần dưới màu trắng, hai bên sườn màu hạt dẻ
S. e. baicalensis Taczanowski, 1882[14] Vùng quanh hồ Baikal ở Siberia, trung Mông Cổ và đông bắc Trung Quốc Lớn hơn S. e. asiatica, mỏ dài hơn, phần trên sẫm màu hơn, trán và lông mày ít trắng hơn
S. e. sakhalinensis Buturlin, 1916[15] Đảo Sakhalin Nhỏ hơn nhiều so với S. e. baicalensis với phần trên hơi nhạt hơn, trán trắng và mỏ ngắn
S. e. clara Stejneger, 1887[16] Nam quần đảo Kuril và Hokkaidō (Nhật Bản) Lớn hơn S. e. asiatica, phần trên tương đối nhạt, trán và lông mày trắng rõ ràng hơn
S. e. takatsukasai Momiyama, 1931[17] Trung quần đảo Kuril Có mỏ lớn nhất trong tất cả các phân loài. Bụng trắng tinh, thân trên xám hơn và cũng nhạt tương tự nhưng không quá xanh, trán và lông mày trắng sáng
S. e. albifrons Taczanowski, 1882[14] Đông bắc Nga và bắc quần đảo Kuril Lớn, mỏ nặng, phần trên sẫm màu, bụng có màu da bò
S. e. amurensis R. Swinhoe, 1871[18] Priamurye, Primorsky (Nga), đông bắc Trung Quốc và Triều Tiên Lớn, mỏ rất lớn, phần trên sẫm màu hơn S. e. baicalensis, một ít màu trắng (nếu có) trên nền trắng của trán hoặc lông mày
S. e. hondoensis Buturlin, 1916[15] Honshu, Shikoku và bắc Kyushu (Nhật Bản) Giống S. e. amurensis, nhưng phần trên hơi nhạt và xanh hơn, trán và lông mày trắng nổi bật, mỏ hơi nhỏ hơn
S. e. roseillia Bonaparte, 1850[19] Nam Kyushu Giống S. e. amurensis, nhưng phần trên sẫm màu hơn, phần dưới ngực và bụng có nhiều lông xù hơn
S. e. bedfordi Ogilvie-Grant, 1909[20] Đảo Jeju, Hàn Quốc Giống S. e. roseillia, nhưng cổ họng và ngực trắng hơn, bụng sẫm màu hơn
S. e. seorsa Portenko, 1955[21] Tây bắc Trung Quốc Giống S. e. asiatica nhưng lớn hơn một chút, màu trắng của trán và lông mày nổi bật hơn và bụng có màu vàng nhạt

Nhóm S. e. sinensis sửa

Các phân loài trong nhóm S. e. sinensis được tìm thấy ở nam và đông Trung Quốc, cũng như ở Đài Loan. Chúng có ngực và cổ họng màu da bò.

Danh sách phân loài được liệt kê theo vị trí địa lý[3][b]
Phân loài Người đặt tên Phạm vi phân bố Miêu tả
S. e. sinensis Verreaux, 1870[22] Nam và đông Trung Quốc Họng và bụng màu xanh nhạt, sáng hơn ở hai bên, phía sau hai bên sườn màu đỏ gạch
S. e. formosana Buturlin, 1911[23] Đài Loan Giống S. e. sinensis, nhưng nhỏ hơn, mỏ dài hơn, phần trên nhạt hơn và trán trắng

Ghi chú sửa

  1. ^ Harrap và Quinn gộp S. e. baicalensis, S. e. takatsukasai, S. e. clara S. e. hondoensis vào S. e. asiaticus
  2. ^ Harrap và Quinn gộp S. e. formosana vào S. e. sinensis

Tham khảo sửa

  1. ^ Greenway, James C; Mayr, Ernst; Moreau, Reginald E; Rand, Austin L; Salomonsen, Finn; Snow, David (1967). Check-list of Birds of the World: A Continuation the Work of James L. Peters. XII. Cambridge, Massachusetts: Museum of Comparative Zoology. tr. 126–128.
  2. ^ Harrap, Simon; Quinn, David (1996). Tits, Nuthatches and Treecreepers. London: Christopher Helm. tr. 109–114. ISBN 978-0-7136-3964-3.
  3. ^ a b c d del Hoyo, Josep; Elliott, Andrew; Sargatal, Jordi; Christie, David A. (biên tập). “Eurasian Nuthatch”. Handbook of the Birds of the World Alive. Lynx Edicions. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ Meyer, Bernhard; Wolf, Johann biên tập (1810). Taschenbuch der deutschen Vögelkunde, oder, Kurze Beschreibung aller Vögel Deutschlands, Erster Theil (bằng tiếng Đức). Th. 1-3, c. 1. Frankfurt: Verlegt von Friedrich Wilmans. tr. 128.
  5. ^ Witherby, Harry Forbes (1913). “Amended name, Sitta europcea hispaniensis, for S. minor Brehm”. Bulletin of the British Ornithologists' Club. 31: 78.
  6. ^ Sachtleben, H. (1919). Sitta europaea cisalpina subsp. n.”. Anzeiger der Ornithologischen Gesellschaft in Bayern (bằng tiếng Đức). 1: 7–8.
  7. ^ Hartert, Ernst (1903). Die Vögel der paläarktischen Fauna systematische Übersicht der in Europa, Nord-Asien und der Mittelmeerregion vorkommenden Vögel (bằng tiếng Đức). 3. Berlin: R. Friedländer & Sohn. tr. 333.
  8. ^ Witherby, Harry Forbes (1903). “Journey in Fars, S.W. Persia”. Ibis. Series 8. 3 (4): 531. doi:10.1111/j.1474-919X.1903.tb03955.x.
  9. ^ Reichenow, Anton (1901). Sitta caesia caucasica Rchw. n. sp”. Ornithologische Monatsberichte (bằng tiếng Đức). 9: 53.
  10. ^ Tschusi zu Schmidhoffen, Viktor von; Zarudny, Nikolai (1905). “Über palaearktische Formen. (IX.)” (PDF). Ornithologisches Jahrbuch (bằng tiếng Đức). 16: 140.
  11. ^ Linnaeus, Carl (1758). Systema naturae per regna tria naturae, secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. Tomus I. Editio decima, reformata (bằng tiếng La-tinh). v.1. Holmiae: Laurentii Salvii. tr. 115.
  12. ^ Gould, John (1837). The birds of Europe. 3. London: John Gould. tr. 236.
  13. ^ Buturlin, Sergei Aleksandrovich (1907). “Sitta europaea arctica”. Псовая и ружейная охота [Hounds and Hunting Rifle] (bằng tiếng Nga). 13: 87.
  14. ^ a b Taczanowski, Władysław (1882). “Oiseaux recueillis par le Dr Dybowski au Kamtschatka”. Bulletin de la Société Zoologique de France (bằng tiếng Pháp). 7: 385.
  15. ^ a b Buturlin, Sergei Aleksandrovich (1916). “Труды Императорского Петроградского общества естествоиспытателей” [A short Review of Nuthatches (Fam. Sittidae)]. Императорское Петроградское общества естествоиспытателей [Imperial Naturalist Society of Petrograd] (bằng tiếng Nga). 44: 158, 170.
  16. ^ Stejneger, Leonhard Hess (1886). “Review of Japanese Birds: Part II Tits and Nuthatches” (PDF). Proceedings of the U.S. National Museum. 9 (578): 392. doi:10.5479/si.00963801.9-578.374. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ Momiyama, Tokutaro T. (1931). “The Sittidae or family of nuthatches”. Kaidori (bằng tiếng Nhật). 2 (8): 20.
  18. ^ Robert, Swinhoe (1871). “Mr. R. Swinhoe on the birds of China”. Proceedings of the Zoological Society of London. 1871 (2): 350.
  19. ^ Bonaparte, Charles Lucien (1850). Conspectus generum avium (bằng tiếng La-tinh). 1. Lugduni Batavorum [Leyden]: E. J. Brill. tr. 227.
  20. ^ Ogilvie-Grant, William Robert (1909). Sitta bedfordi, sp. n.”. Bulletin of the British Ornithologists' Club. 23: 59.
  21. ^ Portenko, Leonid Aleksandrovich (1955). “[Detailed descriptions of new passerine birds]”. Зоологический институт академии наук СССР [Zoological Institute of the Academy of Sciences of USSR] (bằng tiếng Nga). 18: 497.
  22. ^ Verreaux, Jules (1870). “Notes sur les espèces nouvelles d'oiseux recuillis par M. Abbé Armand David dans les montagnes de Thibet Chinois”. Bulletin des Nouvelles Archives du Muséum d'Histoire Naturelle (bằng tiếng La-tinh). 6: 34.
  23. ^ Buturlin, Sergei Aleksandrovich (1911). “Интересные находки” [Interesting findings]. Наша Охота [Our Hunt] (bằng tiếng Nga). 8: 51.