Danh sách trường đại học, cao đẳng và trung cấp tại Thanh Hóa

bài viết danh sách Wikimedia

Trường đại học, học viện và viện hàn lâm là các cơ sở giáo dục bậc cao đào tạo các bậc đại học và sau đại học, mang tính mở. Thành tích trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, danh giá với nhà tuyển dụng, phạm vi ảnh hưởng của trường và thành tích cựu sinh viên tạo nên uy tín học thuật của một trường đại học. Theo chiều dài lịch sử, trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ năm 1076, dạy Nho giáo. Tiếp nối theo đó, đại học theo thiết chế hiện đại đầu tiên của Việt Nam cũng như 5 nước Bán đảo Đông Dương được thành lập từ năm 1907 mang tên Viện Đại học Đông Dương (Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay).[1]

Các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam gồm các Hệ thống trường đại học tập hợp nhiều trường đại học thành viên cùng các trường đại học chuyên ngành, đa ngành và học viện, với Hà Nội là đầu tàu về giáo dục.[2] Đối với các trường đại học công lập có hai cơ chế hoạt động chính đó là nhà nước kiểm soát và tự chủ. Với cơ chế tự chủ các trường đại học sẽ được quyền chủ động về vấn đề nhân sự, chương trình đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học và tài chính vì vậy nhà nước giảm ngân sách cấp cho nhóm trường này.[3][4] Tuy vậy theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 Trung ương Đảng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, tổng quyết toán chi ngân sách cho hệ thống giáo dục công lập cho năm gần nhất đã là 248 nghìn tỉ đồng.[5][6]

Đối với đại học tư thục, từ năm 1988 Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa giáo dục, cấp phép cho đại học tư thục được hoạt động. Đại học tư thục là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục được kiểm soát và quản lý bởi một cá nhân hoặc một tổ chức trong hoặc ngoài nước, có quyền tự quyết về hoạt động kinh doanh của mình.[7] Nhưng tự do trong kinh doanh giáo dục để lại bất cập về chất lượng nên dựa trên kết quả đào tạo thực tiễn,[8] kể từ ngày 17/04/2009 theo quyết định số 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp chế quy định ngừng cấp phép đào tạo nhóm ngành giáo dục, luật, chính trị, báo chí, công an, quân đội cho các trường đại học tư thục.[10]

Học viện hay viện hàn lâm là mô hình giáo dục được phát triển từ đại học, ra đời sau này. So với đại học, học viện và viện hàn lâm chú trọng nghiên cứu hơn. Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục bậc cao cấp cao nhất, thành viên của viện hàn lâm thường bao gồm những cá nhân xuất chúng trong những lĩnh vực có liên quan, những người được các thành viên khác bầu chọn, hoặc được chính phủ bổ nhiệm, chỉ đào tạo bậc sau đại học. Giá trị văn bằng được cấp bởi đại học và học viện là tương đương nhau.

Theo quy định về thời gian đào tạo ở bậc đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian đào tạo bậc đại học là 04 năm, 05 năm hoặc 07 năm và sau đại học từ 02 đến 04 năm tuỳ theo ngành đào tạo.

Danh sách bậc đại học sửa

Tên chính thức Chuyên ngành Thời gian thành lập Địa chỉ Loại hình Đơn vị chủ quản
Đại học Hồng Đức đa ngành 1997 Thành phố Thanh Hóa Công lập Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa văn hoá, thể thao, du lịch 1967
Phân hiệu Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Đa ngành 2007 Bộ Công thương
Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội Y - Dược 2014 Bộ Y tế
Phân hiệu Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Đa ngành 2018 Thị Xã Bỉm Sơn Bộ Tài nguyên và Môi trường

Danh sách bậc cao đẳng và cao đẳng nghề sửa

Tên chính thức Chuyên ngành Thời gian thành lập Địa chỉ Loại hình Đơn vị chủ quản
Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Y tế 1981 Thành phố Thanh Hóa Công lập Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Cao đẳng Thể dục thể thao Thanh Hóa Thể dục thể thao 1966
Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Miền Trung (Đã được sáp nhập vào Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) Tài nguyên và môi trường 2008 Thị xã Bỉm Sơn Bộ Tài nguyên và Môi trường
Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công thương Kinh tế, Thương mại, Dịch vụ, Kỹ thuật và Công nghiệp 14/12/1962 Thành phố Thanh Hóa Bộ Công Thương
Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa Trồng trọt Nông lâm nghiệp, chăn nuôi thú y 17/3/2014 Triệu Sơn Bộ Giáo dục và đào tạo
Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa Nông lâm nghiệp, thủy sản 03/03/2014 Thành phố Thanh Hóa Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Cao đẳng nghề Lilama 1 Bộ công thương 2008 Thị xã Bỉm Sơn Bộ công thương
Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa Kỹ thuật công nghiệp 2006 Thành phố Thanh Hóa Cao đẳng nghề, công lập Bộ Lao động thương binh và Xã hội
Cao đẳng nghề Nghi Sơn Điện CN, Cơ Khí, May, KT 2015 Huyện Tĩnh Gia Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Cao đẳng nghề Lam Kinh Đa ngành nghề 2009 Thành phố Thanh Hóa, Thọ Xuân Cao đẳng nghề, Tư thục Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Cao đẳng nghề An Nhất Vinh Công nghiệp 16/2/2012 Thành phố Thanh Hoá Dân lập ?
Cao đẳng Y - Dược Hợp Lực Y - Dược 01/2018 Tổng công ty cổ phần Hợp Lực
Cao đẳng Y dược Thăng Long 12/2018 Công lập

Đề án Sắp xếp các cơ sở giáo dục sửa

Theo quyết định số Số: 5433 /QĐ-UBND Tỉnh Thanh Hoá

1. Sáp nhập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Trường Cao đẳng Nông Lâm và lấy tên là Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa.

Trụ sở chính: Số Km 16 - Quốc lộ 47, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Cơ sở đào tạo khác: 104 đường Bạch Đằng, phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2. Sáp nhập Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp và lấy tên là Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa.

Trụ sở chính: Số 64 Đình Hương, phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Dự bị Đại học sửa

Tên chính thức Đào tạo Thời gian thành lập Địa chỉ Loại hình Đơn vị chủ quản
Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương 2 Bổ túc trình độ 2003 Thành phố Sầm Sơn Công lập Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trung học chuyên nghiệp và nghề sửa

Tên chính thức Chuyên ngành Ngày thành lập Địa chỉ Loại hình Đơn vị chủ quản
Trung cấp nghề số 1 Thành phố Thanh Hóa Dạy nghề - Dịch vụ 2012 Thành phố Thanh Hóa Công lập ủy ban nhân dân TP Thanh Hóa
Trung cấp Xây dựng Thanh Hóa Xây dựng ? Thị xã Bỉm Sơn Bộ Xây dựng
Trung cấp nghề Phát thanh- Truyền hình Thanh Hóa Kỹ thuật truyền thông ? thành phố sầm sơn Trung cấp nghề, công lập ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Trung cấp nghề Miền núi Thanh Hóa Đa ngành ? Ngọc Lặc
Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch Thanh Hóa Thương mại, du lịch ? Thành phố Thanh Hóa Công lập
Trung cấp nghề Thanh, thiếu niên đặc biệt khó khăn Thanh Hóa đa ngành ?
Trung cấp nghề Kỹ nghệ Thanh Hoá Thủ Công nghiệp ?
Trung cấp nghề Bỉm Sơn Công nghiệp ? Thị xã Bỉm Sơn
Trung cấp nghề Nga Sơn Công, nông, lâm, ngư nghiệp 2008 TK3 - TT Nga Sơn
Trung cấp Đức Thiện đa ngành 2009 Thành phố Thanh Hóa
Trung cấp nghề Giao thông - vận tải Thanh Hóa Giao thông, vận tải ?
Trung cấp nghề Hưng Đô (Trực thuộc Tổng công ty Hưng Đô) Đa ngành 2008 Thiệu Đô - Thiệu Hóa - Thanh Hóa Tư Thục
Trung cấp Tư thục Bách nghệ Thanh Hóa ? ? Thành phố Thanh Hóa ?
Trung cấp Tư thục Việt Trung Công nghiệp nhẹ ? Quảng Xương ?
Trung cấp Tư thục Lam Sơn kinh tế ? Thành phố Thanh Hoá ?
Trung cấp Văn Hiến Y, Dược 2009 Công ty Cổ phần Minh Tân
Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật VISTCO đa ngành 2004 Dân lập Tập đoàn VISTCO

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ “Trường học Việt Nam thời Pháp thuộc”.
  2. ^ “Ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
  3. ^ “Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển”.
  4. ^ “Đại học lo bị bỏ rơi khi tự chủ”. Báo Giáo dục. 28 tháng 11 năm 2018.
  5. ^ “Ngân sách chi cho giáo dục tăng thế nào 5 năm qua?”.
  6. ^ “Ngân sách đã chi cho giáo dục riêng năm 2017 là hơn 248 ngàn tỷ đồng”. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
  7. ^ “QUYẾT ĐỊNH: Về việc ban hành quy chế Đại học tư thục”Chương III: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ: A. Cơ cấu tổ chứcQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  8. ^ “Không cho trường tư dạy luật, báo chí vì ngại?”.
  9. ^ “QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC”.
  10. ^ “Trường ngoài công lập không được mở các ngành sư phạm, luật và báo chí”.