Dimetrodon (/dˈmtrədɒn/ [1] hoặc /dˈmɛtrədɒn/:[2] nghĩa là hai cỡ răng, tên tạm dịch là bò sát lưỡng nha hoặc bò sát tạp nha) là một loài động vật ăn thịt thuộc Nhánh Mặt thú (bò sát giống thú có vú). Nó sống vào đầu kỉ Permi, cách đây khoảng 295–265 triệu năm.[3][4][5] Nó là thành viên của họ Sphenacodontidae. Đặc điểm nổi bật nhất của Dimetrodon là một "cánh buồm" lớn trên lưng được các gai xương sống kéo dài tạo ra. Nó đi bốn chân và có hộp sọ dài, cong với răng có nhiều kích cỡ trên cùng một hàm. Hầu hết hóa thạch của nó được tìm thấy ở miền tây nam Hoa Kỳ, và hầu hết số hóa thạch đó ở TexasOklahoma. Gần đây hơn, đã tìm ra hóa thạch của loài này ở Đức.

Dimetrodon
Thời điểm hóa thạch: Đầu kỷ Permi295–265 triệu năm trước đây
Khung xương phục dựng Dimetrodon grandis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Synapsida
Bộ (ordo)Pelycosauria
Phân bộ (subordo)Eupelycosauria
Họ (familia)Sphenacodontidae
Phân họ (subfamilia)Sphenacodontinae
Chi (genus)†Dimetrodon
Cope, 1878
Loài điển hình
Dimetrodon limbatus
(Cope, 1877 [ban đầu dưới tên Clepsydrops limbatus])
Các loài
  • D. angelensis Olson, 1962
  • D. booneorum Romer, 1937
  • D. giganhomogenes Case, 1907
  • D. grandis Case, 1907
  • D. limbatus Cope, 1877
  • D. loomisi Romer, 1937
  • D. macrospondylus Cope, 1884
  • D. milleri Romer, 1937
  • D. natalis Cope, 1877
  • D. occidentalis Berman, 1977
  • D. teutonis Berman, Reisz, Martens & Henrici, 2001
Danh pháp đồng nghĩa

Chú thích sửa

  1. ^ “Dimetrodon”. Lexico UK English Dictionary. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ Dimetrodon. Dictionary.com. Dictionary.com Unabridged. Random House, Inc. http://www.dictionary.com/browse/dimetrodon (accessed: February 12, 2018
  3. ^ “Dimetrodon”. Paleobiology Database. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ Angielczyk, K. D. (2009). “Dimetrodon is Not a Dinosaur: Using Tree Thinking to Understand the Ancient Relatives of Mammals and their Evolution”. Evolution: Education and Outreach. 2 (2): 257–271. doi:10.1007/s12052-009-0117-4.
  5. ^ Huttenlocker, A. K., and E. Rega. 2012. The Paleobiology and Bone Microstructure of Pelycosauriangrade Synapsids. Pp. 90–119 in A. Chinsamy (ed.) Forerunners of Mammals: Radiation, Histology, Biology. Indiana University Press.

Tham khảo sửa

Bản mẫu:Basal synapsids