Fidel Castro

Lãnh tụ Cuba từ năm 1959 đến năm 2008

Fidel Alejandro Castro Ruz (tiếng Tây Ban Nha: [fiˈðel aleˈxandɾo ˈkastɾo ˈrus]; phiên âm tiếng Việt: Phi-đen Cát-xtơ-rô;[1] 13 tháng 8 năm 1926 – 25 tháng 11 năm 2016) là một nhà cách mạng và chính khách người Cuba. Ông là lãnh tụ của Cuba từ năm 1959 tới năm 2008, từng giữ chức vụ thủ tướng từ năm 1959 tới năm 1976 và chủ tịch nước từ năm 1976 tới năm 2008. Với ý thức hệ Marx–Lenindân tộc chủ nghĩa, ông cũng giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba từ năm 1965 tới năm 2011. Dưới sự lãnh đạo của ông, Cuba đã trở thành một nhà nước cộng sản đơn đảng, với nền công – doanh nghiệp được quốc hữu hóa và các chính sách cải cách xã hội chủ nghĩa được đưa vào thực tiễn.

El Comandante

Fidel Castro
Castro k. 1959
Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba
Nhiệm kỳ
3 tháng 10 năm 1965 – 19 tháng 4 năm 2011
Cấp phóRaúl Castro
Tiền nhiệmBlas Roca Calderio
Kế nhiệmRaúl Castro

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba
Nhiệm kỳ
2 tháng 12 năm 1976 – 24 tháng 2 năm 2008[a]
Phó Tổng thốngRaúl Castro
Tiền nhiệmOsvaldo Dorticós Torrado
Kế nhiệmRaúl Castro

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba
Nhiệm kỳ
2 tháng 12 năm 1976 – 24 tháng 2 năm 2008[a]
Phó Tổng thốngRaúl Castro
Tiền nhiệmBản thân
giữ chức Thủ tướng
Kế nhiệmRaúl Castro

Thủ tướng Cuba
Nhiệm kỳ
16 tháng 2 năm 1959 – 2 tháng 12 năm 1976
Tổng thống
Tiền nhiệmJosé Miró Cardona
Kế nhiệmBản thân
giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Tổng Thư ký Phong trào không liên kết
Nhiệm kỳ
16 tháng 9 năm 2006 – 24 tháng 2 năm 2008
Tiền nhiệmAbdullah Ahmad Badawi
Kế nhiệmRaúl Castro
Nhiệm kỳ
10 tháng 9 năm 1979 – 6 tháng 3 năm 1983
Tiền nhiệmJ. R. Jayewardene
Kế nhiệmNeelam Sanjiva Reddy
Thông tin cá nhân
Sinh
Fidel Alejandro Castro Ruz

(1926-08-13)13 tháng 8 năm 1926
Birán, Oriente, Cuba
Mất25 tháng 11 năm 2016(2016-11-25) (90 tuổi)
Havana, Cuba
Nơi an nghỉNghĩa trang Santa Ifigenia, Santiago de Cuba
Đảng chính trịPCC (từ 1965)
Đảng khác
Phối ngẫu
Con cái11, bao gồm AlinaFidelito
ChaÁngel Castro y Argiz
Người thân
Alma materĐại học La Habana
Chuyên nghiệpLuật sư
Tặng thưởngDanh sách đầy đủ
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
Biệt danh
  • El Caballo
  • El Comandante
  • Bola de Churre
  • El loco
  • Pistolita
  • El guajiro
  • Fifo
ThuộcCộng hòa Cuba
Phục vụLực lượng Vũ trang Cách mạng Cuba
Năm tại ngũ1953–2016
Cấp bậcComandante en Jefe
Đơn vịPhong trào 26 tháng 7
Tham chiến
a. ^ Vì lý do sức khỏe, chức trách Chủ tịch nước được tạm thời chuyển giao cho Phó Chủ tịch nước vào ngày 31 tháng 7 năm 2006.

Sinh ra ở Birán, là con trai của một phú nông người Tây Ban Nha, Castro lĩnh hội chính trị cánh tả phản đế trong thời gian học luật tại Đại học La Habana. Sau khi tham gia nhiều cuộc biến loạn chống các chính phủ cánh hữu ở Cộng hòa DominicaColombia, ông đã lên kế hoạch lật đổ Tổng thống độc tài Cuba Fulgencio Batista, thực hiện một cuộc tấn công bất thành nhắm vào Doanh trại Moncada vào năm 1953. Sau một năm tù ngục, ông sang Mexico và thành lập hội nhóm cách mạng có tên là Phong trào 26 tháng 7 cùng em trai Raúl Castro và đồng chí Ernesto "Che" Guevara. Trở lại Cuba, ông lãnh đạo Cách mạng Cuba và tiến hành chiến tranh du kích chống lại các lực lượng thân Batista tại vùng núi Sierra Maestra. Sau khi Batista bị lật đổ vào năm 1959, ông đảm nhận chức trách thủ tướng Cuba. Với biến chuyển chính trị này, Hoa Kỳ trở nên thù địch với chính phủ Castro và cố gắng loại bỏ ông bằng nhiều thủ đoạn mưu sát, trừng phạt kinh tế và kích động phản cách mạng, tiểu biểu là sự kiện Vịnh Con lợn vào năm 1961. Đáp lại, Castro liên kết với Liên Xô và cho phép chính quyền nước này đặt tên lửa hạt nhân trên quốc đảo, dẫn đến vụ khủng hoảng tên lửa Cuba vào năm 1962 – một trong những sự kiện định hình Chiến tranh Lạnh.

Tiếp thu mô hình phát triển Marx–Lenin và với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba, Castro đã thực thi các chính sách hoạch định kinh tế, mở rộng nền y tếgiáo dục nhà nước, bên cạnh đó là sự kiểm soát báo chí và trấn áp những người bất đồng chính kiến. Về đối ngoại, ông ủng hộ các đảng phái cách mạng phản đế, hậu thuẫn cho sự thành lập của các chính phủ MarxistChile, NicaraguaGrenada, đồng thời cử quân đội hỗ trợ các đồng minh trong Chiến tranh Yom Kippur, OgadenAngola. Những quyết sách này, song hành vai trò lãnh đạo của Castro trong Phong trào Không liên kết giai đoạn 1979–1983 và việc xuất khẩu an sinh y tế, đã củng cố đáng kể uy tín của Cuba trên trường quốc tế. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, ông đã dẫn dắt Cuba thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế "Thời kỳ Đặc biệt", đồng thời tiếp thu các tư tưởng mới về bảo vệ môi trường và chống toàn cầu hóa. Vào thập niên 2000, ông liên minh với các chính phủ Mỹ Latinh "thủy triều hồng" – đơn cử như với Hugo Chávez của Venezuela – và đẩy mạnh hợp tác với Liên minh Bolivar vì Mỹ Châu. Năm 2006, ông chuyển giao chức trách cho Phó Chủ tịch nước Raúl Castro, người sau đó được Quốc hội Cuba bầu lên làm chủ tịch nước vào năm 2008.

Với tư cách nguyên thủ quốc gia không phải quý tộc tại nhiệm lâu nhất thế kỷ thứ 20 và 21, Castro là một nhân vật gây chia rẽ dư luận thế giới. Những người ủng hộ Castro coi ông là vị lãnh tụ đấu tranh cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và phản đế chủ nghĩa, có công thành lập chính phủ cách mạng đã góp phần đảm bảo sự công bình kinh tế – xã hội và nền độc lập tự chủ của Cuba trước bá quyền Hoa Kỳ. Trái lại, những người phản đối Castro cho rằng ông là một nhà độc tài, chịu trách nhiệm lập ra một chế độ chèn ép nhân quyền, khiến nhiều người Cuba phải tị nạn cũng như làm bần cùng nền kinh tế nước mình.

Đầu đời và sự nghiệp sửa

Thiếu thời: 1926–1947 sửa

Fidel Alejandro Castro Ruz chào đời ngày 13 tháng 8 năm 1926 tại nông trang của thân phụ.[2] Cha ông, Ángel Castro y Argiz, là một cựu chiến binh của cuộc chiến Mỹ – Tây Ban Nha,[3] nhập cư Cuba từ Galicia, Tây Ban Nha.[4] Ông gây dựng gia tài bằng nghề trồng mía tại nông trang Las Manacas ở Birán, bấy giờ thuộc tỉnh Oriente của Cuba (nay là tỉnh Holguín).[5] Sau cuộc hôn đầu tan vỡ, Ángel dan díu với người hầu nữ Lina Ruz González (1903–1963) – quê gốc Canaria – và cưới bà làm vợ; họ có với nhau bảy người con, trong đó có Fidel Castro.[6] Khi lên sáu, Castro được gửi đi tá túc nhà thầy giáo ở Santiago de Cuba,[7] rồi được rửa tội và kết nạp vào Giáo hội Công giáo La Mã khi lên tám.[8] Castro theo học trường nội trú La Salle Công giáo ở Santiago, sau chuyển sang học Trường Dolores của Dòng Tên ở Santiago.[9]

 
Castro (thứ hai từ trái sang) tại Đại học Belén, La Habana, vào năm 1943

Năm 1942, Castro theo học Đại học Belén của Dòng Tên ở La Habana.[10] Tuy có hứng thú với lịch sử, địa lý và tranh biện tại Đại học Belén, thành tích học tập trên lớp của Castro lại không quá xuất sắc, thay vào đó đam mê chơi thể thao.[11] Năm 1945, Castro bắt đầu học luật tại Đại học La Habana.[12] Tuy thừa nhận là bấy giờ "chẳng biết gì về chính trị", Castro vẫn tích cực tham gia các phong trào vận động sinh viên[13]văn hóa gangsterismo bạo lực ở đại học.[14] Sau khi bị thuyết phục bởi chủ nghĩa phản đế và tỏ ra bất bình trước sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở Caribê,[15] ông đã vận động ban chủ tịch của Liên hiệp Hội sinh viên Đại học với khẩu hiệu "thành thật, tử tế và công bình" nhưng bất thành.[16] Castro chỉ trích thực trạng tham nhũng và bạo lực dưới thời Tổng thống Ramón Grau, theo đó ông đã gây chú ý với bài diễn thuyết đả kích chính phủ vào tháng 11 năm 1946 xuất hiện trên nhiều mặt báo.[17]

Năm 1947, Castro gia nhập Đảng Nhân dân Cuba (hay Đảng Chính thống; Partido Ortodoxo), một chính đảng được thành lập bởi Eduardo Chibás. Là một nhân vật có sức hút mãnh liệt, Chibás lên tiếng vì công bằng xã hội, chính phủ cởi mở và tự do chính trị; trong khi đảng của ông phát lộ nạn tham nhũng trong giới chức và đấu tranh đòi cải cách. Tuy Chibás về thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử năm 1948, Castro vẫn rất tin tưởng sự nghiệp chính trị của vị này.[18] Trong bối cảnh Grau trọng dụng côn đồ làm cảnh sát, cường độ của các cuộc ẩu đả với sinh viên tăng cao. Bất chấp những lời đe dọa tính mạng buộc ông rời đại học, Castro bắt đầu mang theo một khẩu súng bên mình và kết đoàn với những người bạn vũ trang.[19] Về sau, những kẻ bất đồng chính kiến chống Castro cáo buộc ông từng thực hiện các vụ ám sát liên quan đến băng đản trong thời gian này, song những lời lẽ ấy chưa có bằng chứng vững chãi.[20] Nhà sử học người Mỹ John Lewis Gaddis bình chú rằng, Castro "khởi nghiệp là một nhà cách mạng chưa có ý thức hệ: ông là một chính trị gia sinh viên, rồi thành giang hồ đường phố, rồi thành người lính du kích, [ngoài ra còn] là một người say mê đọc sách, một nhà diễn thuyết dài dòng, và một cầu thủ bóng chày khá giỏi".[21]

Nổi loạn và Chủ nghĩa Marx: 1947–1950 sửa

Tôi hòa nhập với người dân; Tôi đã cầm lấy khẩu súng trong một trạm cảnh sát đổ sập sau khi đám đông tràn vào. Tôi đã chứng kiến diễn cảnh của một cuộc cách mạng hoàn toàn tự phát ... Trải nghiệm đó khiến tôi càng thấy có cảm tình hơn với sự nghiệp của nhân dân. Những ý niệm Marxist mới vỡ lòng của tôi chẳng liên quan gì đến hành động nổi loạn kia – nó đơn thuần chỉ là một phản ứng tự phát về phần chúng tôi, tức những con người ủng hộ José Martí, chống đế quốc, chống thực dân và ủng hộ dân chủ.

– Fidel Castro nói về Bogotazo vào năm 2009, tạm dịch theo Castro & Ramonet (2009:98).

Tháng 6 năm 1947, Castro biết về một cuộc viễn chinh đã được lên kế hoạch nhằm lật đổ chính phủ cánh hữu của Rafael Trujillo, một đồng minh của Hoa Kỳ ở Cộng hòa Dominica.[22] Với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Đại học về Dân chủ ở Cộng hòa Dominica, Castro tình nguyện tham gia cuộc viễn chinh.[23] Lực lượng của họ bao gồm 1.200 binh lính, hầu hết là người Cuba và Dominica lưu vong, dự định xuất cảnh Cuba vào tháng 7 năm 1947. Chính phủ Grau ngăn chặn cuộc viễn chinh dưới sức ép của Hoa Kỳ; Castro và nhiều chiến hữu của ông trốn thoát khỏi vụ bắt bớ.[24] Quay về La Habana, Castro dẫn đầu nỗ lực biểu tình phản đối các vụ sát hại sinh viên đại học bởi cận vệ của chính phủ.[25] Làn sóng bất bình này, đồng thời với một cuộc đàn áp những người bị tình nghi là cộng sản, đã dẫn đến các vụ ẩu đả bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát vào tháng 2 năm 1948, khiến Castro bị đánh bầm dập.[26] Tại thời điểm này, các bài diễn văn của ông nghiêng hơn về cánh tả, chỉ trích sự bất công kinh tế – xã hội ở Cuba, thay vì chỉ xoáy vào phê phán tệ tham nhũng và chủ nghĩa đế quốc Mỹ như trong các bài diễn văn cũ.[26]

Tháng 4 năm 1948, Castro lữ hành tới Bogotá, Colombia, dẫn đầu một nhóm sinh viên Cuba được tài trợ bởi Tổng thống Argentina Juan Perón. Tại đây, vụ ám sát thủ lĩnh cánh tả nổi tiếng Jorge Eliécer Gaitán Ayala đã kích động xung đột giữa Đảng Bảo thủ cầm quyền – với sự hậu thuẫn của quân đội – và Đảng Tự do.[27] Castro gia nhập Đảng Tự do và trộm súng từ đồn cảnh sát, song các cuộc điều tra sau đó cho thấy ông chưa từng giết một người nào bằng khẩu súng đó.[27] Tháng 4 năm 1948, sự thành lập của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ tại Bogotá đã dấy lên một cuộc bạo động có sự tham gia của Castro.[28]

Cống hiến sửa

Castro có quan điểm kiên định về đạo đức. Ông tin rằng rượu cồn, ma túy, đánh bạcmại dâm là những tội lỗi lớn. Ông coi sòng bạc và các câu lạc bộ đêm là nguồn gốc của sự cám dỗ và suy đồi đạo đức nên sau khi lên nắm quyền (năm 1961), ông đã đề ra luật đóng cửa những cơ sở này. Hiện nay, Cuba là nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất tại khu vực châu Mỹ.[29]

Trong chế độ Batista, nhiều cơ sở dịch vụ thể hiện sự phân biệt chủng tộc khi có 2 khu dành riêng cho người da đen và da trắng (bể bơi, bãi biển, khách sạn, nghĩa địa,...). Fidel đã xóa bỏ tất cả những sự phân biệt này, ông cấm các khu dịch vụ mở những khu vực dành riêng cho mỗi chủng tộc, tất cả mọi người đều bình đẳng khi sử dụng dịch vụ[30].

Trong suốt giai đoạn lãnh đạo của mình, Fidel rất quan tâm tới phúc lợi xã hội cho người dân (giáo dục, y tế,...). Trước cuộc cách mạng, 23,6% dân số Cuba mù chữ. Tại các vùng nông thôn, trên 50% dân số không biết đọc biết viết và 61% trẻ em không có cơ hội tới trường. Castro đã yêu cầu các sinh viên thành phố về nông thôn để dạy người dân biết chữ. Cuba giương cao khẩu hiệu: "Nếu bạn không biết, hãy học. Nếu bạn biết, hãy dạy", nhờ vậy nạn mù chữ được thanh toán. Giáo dục ở Cuba hiện nay là miễn phí ở tất cả các cấp học dưới sự kiểm soát của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, không có chuyện trẻ em bị thất học vì đói nghèo.

Tháng 1 năm 1998, Fidel Castro đã nói về một trong những thành tựu mà ông coi là lớn nhất trong cuộc đời mình:[31]

Chính quyền Cuba điều hành hệ thống y tế toàn dân và tự gánh trách nhiệm tài chính và quản lý cho toàn bộ hệ thống. Trước cách mạng, Cuba chỉ có 6.000 bác sĩ, 64% số này làm việc ở La Habana, nơi sinh sống của đại đa số những người giàu có nhất. Fidel Castro đã yêu cầu các bác sĩ phải được phân bổ đều khắp đất nước, đồng thời cho xây dựng ba trường đại học y khoa mới. Bất kỳ hoạt động y tế nào mang tính chất tư nhân để thu lợi nhuận đều bị Chính phủ Cuba nghiêm cấm. Năm 1976, chương trình chăm sóc sức khỏe Cuba được đưa thành điều 50 của Hiến pháp Cuba, theo đó quy định rằng "tất cả mọi người được quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe miễn phí".

Một số thống kê về Cuba được tờ Independent của Anh nêu ra về y tế Cuba vào năm 2006:[32]

  • Tuổi thọ bình quân: nam 75,11; nữ: 79,85 (Mỹ tương ứng là 75; 80,8).
  • Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 6,22 ca tử vong trên 1.000 trẻ em (Mỹ là 6,43).
  • Tỷ lệ nhiễm HIV: dưới 0,1% (Mỹ: 0,6%).
  • Số bác sĩ trên 1000 dân: 5,91 (Mỹ: 2,56).
  • Số giường bệnh trên 10.000 dân: 49 (Mỹ: 33).
  • 25.000 bác sĩ Cuba đang làm nhiệm vụ nhân đạo tại 68 quốc gia. Năm 2006, 1.800 bác sĩ từ 47 nước đang phát triển đã tốt nghiệp từ 21 trường y tế của Cuba. Mỗi năm có hơn 5.000 "khách du lịch sức khỏe" đi du lịch tới Cuba, tạo ra hơn 40 triệu USD cho nền kinh tế Cuba.
  • Số bác sĩ được Fidel Castro gửi sang Mỹ để giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Katrina: 1.586

Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai, dịch bệnh trên thế giới (đặc biệt tại các nước nghèo) để hỗ trợ[33][34] Kể từ khi Cuba cử một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm 1960, đến nay Cuba này đã gửi hơn 135.000 nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. "Ngoại giao y tế" tạo ra lợi ích sức khỏe và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia là nền tảng của chính sách đối ngoại Cuba trong suốt hàng chục năm qua. Bên cạnh những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh quốc gia, Cuba cũng được hưởng lợi kinh tế từ chính sách "ngoại giao y tế". Cùng với các dịch vụ giáo dục, thể thao, việc cử các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc đưa về cho Cuba khoảng 10 tỷ USD hàng năm, trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất đối với hòn đảo này.[35]

Ngày 1 tháng 7 năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức xác nhận Cuba trở thành quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc ngăn chặn virus HIV truyền từ mẹ sang con. Theo Giám đốc WHO Margaret Chan, thành công của Cuba là một trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS. Một trong những yếu tố quan trọng là nhờ vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia toàn diện tập trung vào sức khỏe sản phụ. Tại Cuba có đến 99% bà mẹ mang thai và 100% các bé sơ sinh từ mẹ bị HIV đều được điều trị thuốc ngăn chặn phơi nhiễm HIV và các loại thuốc này miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân, theo hướng dẫn của bác sĩ.[36]

Một ký giả Việt Nam đã từng sang Cuba 4 lần từ năm 2006 đến 2014; cũng đã được làm việc với lãnh đạo Bộ Kinh tế Cuba; Bộ Nội vụ Cuba, đã nhận xét:[37]

Quả thật, tôi cũng xin phép được nhắc lại câu của Đại sứ Lê Quảng Ba nếu như nói về Cuba: "Bao giờ ta có thể làm được như họ?!".
Bấy lâu nay, thế giới và cả Việt Nam nữa – cũng không hiểu Cuba. Rất nhiều lời nhận xét về Cuba là xuất phát từ những kẻ trọc phú lắm tiền. Nói nôm na là họ coi cái gì ở Cuba cũng kém, cũng xấu. Nhưng họ không biết rằng, ở Cuba, có những điều mà ít nhất 2/3 dân số Việt Nam đang nằm mơ cũng không được như vậy.
Tất cả trẻ em Cuba đều được giáo dục miễn phí ngay từ mẫu giáo lớn (5 tuổi) cho đến khi tốt nghiệp đại học hoặc học lên đến tiến sĩ... Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí và được dùng những loại thuốc tốt nhất có thể... Tất cả người dân, trẻ em Cuba đều được uống sữa tươi miễn phí... Rồi nữa, giáo dục của Cuba được xếp vào hàng tiên tiến nhất thế giới, ngang với Đan Mạch. Y tế Cuba thì đứng vào hàng đầu và họ đã chế ra được vắc-xin phòng chống bệnh ung thư và nhiều loại thuốc đặc biệt khác. Thể thao Cuba thì cũng đứng vào hàng thứ 14, 15 trên thế giới.
Còn về trật tự xã hội thì quả thực đó là một thiên đường cho sự ngăn nắp, nề nếp, văn minh và sự tôn trọng các quy tắc trật tự đô thị, bảo vệ môi trường.
Đúng là người dân Cuba còn thiếu thốn bởi lệnh cấm vận dã man của Mỹ. Nhưng trong phạm vi có thể, Chính phủ Cuba đã lo cho trẻ em và người già hết mức. Đấy chính là bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những kẻ trọc phú sẽ không bao giờ nhìn thấy những điều đó bởi họ quen đến những nơi có tiền là có thể mua tất cả. Nhưng họ lại không nghĩ rằng, có những điều trong cuộc sống con người ta mà có tiền cũng chẳng thể mua được: Đó là sự hạnh phúc, bình an... Mà cũng phải nói thêm rằng, bình quân thu nhập theo đầu người của Cuba còn cao gấp 3 lần người Việt Nam. Và Cuba đã dành 54% tổng thu nhập quốc gia cho giáo dụcy tế.

Cuba thời Fidel Castro đã tham gia vào 17 cuộc cách mạng châu Phi, giành được chiến thắng vĩ đại ở Angola và tạo hiệu ứng suốt miền nam châu Phi. Những hình ảnh từ chuyến thăm Cuba của Nelson Mandela đến gặp Fidel Castro vào năm 1991, ngay sau khi rời khỏi nhà tù sau 27 năm, vẫn hình ảnh mang tính biểu tượng của lòng biết ơn tới Cuba đóng góp cho phong trào giải phóng ở các bộ phận khác nhau của châu Phi. Fidel từng nói "Angola rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Một số đế quốc tự hỏi tại sao chúng tôi giúp người dân Angola, nhằm đạt những lợi ích gì. Chúng tôi không nhằm bất kỳ lợi ích vật chất nào cả, mà chúng tôi đang thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả"[38] (sau này khi Fidel mất, Angola đã để quốc tang cho ông).

Hình ảnh minh họa ấn tượng nhất của sự cống hiến của ông cho cuộc tranh đấu của châu Phi là can thiệp của ông ở NamibiaAngola chống lại chế độ phân biệt chủng tộcNam Phi được sự ủng hộ của Mỹ và các cường quốc thực dân Tây Âu khác nhằm khai thác và thống trị của châu lục này. Sự trợ giúp của Fidel cho các nước châu Phi vẫn tiếp tục cho đến nay. Minh chứng đậm nét là sự ​​hỗ trợ hào phóng của Cuba trong cuộc chiến chống lại đại dịch Ebola cho các nước Tây Phi vào năm 2014[39]. Sau khi Namibia độc lập, Castro gửi giáo viên Cuba, kỹ sư và bác sĩ y khoa Cuba đến để giúp tái thiết Namibia và cho đến ngày nay người dân Namibia vẫn được hưởng sự chăm sóc và tư vấn của các bác sĩ Cuba ở đây, nhờ vào lòng hảo tâm và tầm nhìn xa rộng lớn của Castro.[40]. Sau chiến tranh, khi Angola không đủ khả năng trả nợ cho Cuba, Fidel từng nói "Chúng tôi làm Cách mạng không phải để các bạn trả tiền". Hơn 42% nhân viên y tế tại Angola là người Cuba, nhiều người quyết định ở lại sau chiến tranh.[41] Fidel Castro được Ban lãnh đạo Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới (FDIM) phong tặng là "Công dân Toàn cầu" vào ngày 5 tháng 12 năm 2006.[42]

Hình ảnh đại chúng sửa

"Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Fidel luôn luôn là cam kết thực hiện Bình đẳng xã hội. Ông khinh thường bất kỳ hệ thống xã hội nào trong đó một nhóm người sống xa xỉ hơn nhiều so với đa số còn lại. Ông muốn có một hệ thống xã hội cung cấp các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người dân - đủ thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và giáo dục miễn phí. Bản chất độc đoán của cuộc cách mạng Cuba bắt nguồn phần lớn từ mục tiêu này của Fidel. Castro làm những điều mà đã thuyết phục ông ấy là đúng, là vì lợi ích của nhân dân. Bất cứ ai chống lại cuộc cách mạng và chống lại nhân dân Cuba, trong đôi mắt của Castro, chỉ đơn giản là không thể chấp nhận. Do đó, rất ít thể hiện quá trớn của tự do cá nhân - trong ngôn luận và hội họp, được chấp nhận. Đã có tù nhân chính trị - những người có những hành vi quá mức chống lại cuộc cách mạng - mặc dù ngày nay con số này chỉ khoảng 300, giảm rõ rệt so với ngày đầu của cuộc cách mạng

Wayne S. Smith, US Interests Section in Havana Chief from 1979 to 1982, in 2007.[43]

 
Fidel Castro (trái) ôm nhà du hành vũ trụ người Liên Xô Yuri Gagarin.

Trong lịch sử hiện đại, Fidel Castro là một nhà lãnh đạo nhận được những nhận định mâu thuẫn.[44] Truyền thông phương Tây miêu tả ông là một nhà độc tài[45][46][47][48][49] và thời gian cầm quyền của ông là dài nhất trong lịch sử Mỹ Latinh hiện đại.[46][47][48][49], tổ chức theo dõi nhân quyền Hoa Kỳ buộc tội ông tạo ra một "bộ máy đàn áp".[50] Tổ chức Ân xá Quốc tế (Hoa Kỳ) thì mô tả ông là "một nhà lãnh đạo tiến bộ nhưng có nhiều khiếm khuyết", theo đó Fidel cần được "hoan nghênh" với những "cải tiến đáng kể" của chính quyền đối với y tếgiáo dục, nhưng đồng thời tổ chức này cũng chỉ trích ông vì cho rằng ông đã đàn áp quyền tự do của con người[51]. Tuy nhiên, nhân dân Cuba xem ông là một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền độc lập của đất nước Cuba. Họ gọi ông là "Fidel vô cùng yêu mến" và tôn vinh "sự nhạy cảm đặc biệt của ông đối với những người khác" cùng với "tinh thần chiến đấu không mệt mỏi vì lý tưởng".[52].

Nhà viết tiểu sử Leycester Coltman mô tả ông là "người nhiệt huyết, làm việc chăm chỉ, tận tâm, trung thành... rộng lượng và hào hùng" nhưng cần chú ý rằng ông sẽ không tha thứ cho kẻ thù. Ông khẳng định, Castro "luôn luôn có một cảm giác quan tâm và hài hước" nhưng có thể sẽ có "cơn thịnh nộ dữ dội nếu ông nghĩ rằng mình đã bị lăng nhục"[53] Nhà viết tiểu sử Peter Bourne ghi nhận Fidel có thái độ quan tâm đặc biệt với nhân dân, ông coi họ "như những thành viên trong đại gia đình khổng lồ của mình"[54] Nhà sử học Alex Von Tunzelmann nhận xét "mặc dù độc đoán, Castro là một người yêu nước, một người đàn ông với ý thức sâu sắc về nhiệm vụ cứu vớt nhân dân Cuba".[55]

Sử gia và nhà báo Richard Gott coi Castro là "một trong những nhân vật chính trị khác thường nhất của thế kỷ 20", ghi nhận Castro đã trở thành một "anh hùng thế giới theo khuôn mẫu của Garibaldi" với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc[56] Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng danh dự của Chính phủ các nước, và đã được xem là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài như Ahmed Ben BellaNelson Mandela, người sau đó trao tặng ông giải thưởng dân sự cao nhất của Nam Phi cho người nước ngoài, Huân chương Hảo Vọng[57]

Đối với những cáo buộc từ phương Tây rằng ông là nhà độc tài, Fidel Castro tuyên bố rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế quyền tự do của một số cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể người dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏey tế miễn phí[58]. Bourne Castro ghi nhận rằng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của Castro ở Cuba hoàn toàn là từ những giá trị của bản thân con người ông. Bourne lưu ý rằng rất hiếm có một quốc gia và một dân tộc hoàn toàn ủng hộ bởi "nhân cách từ một con người" như đối với Fidel.[59]

Đời sống riêng sửa

Những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặc biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới.[60] Với người vợ đầu tiên, bà Mirta Díaz-Balart (Con gái Bộ trưởng Nội vụ lúc đó), mà ông cưới vào ngày 11 tháng 10 năm 1948, Castro có một người con trai tên Fidel Ángel "Fidelito" Castro Díaz-Balart, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1949. Díaz-Balart và Castro ly dị trong năm 1955, sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về La Habana để sống với Fidelito và gia đình ông.[61] Fidelito lớn lên ở Cuba; có một thời, ông làm Chủ tịch Ủy ban Năng lực nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị cách chức bởi chính cha mình.[62]

Ngoài ra, Fidel có năm người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander "Alex" and Ángel Castro Soto del Valle.[62] Trong khi Fidel ở với Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia "Naty" Revuelta Clews, sinh ở La Habana vào năm 1925 và đã làm đám cưới với Orlando Fernández, đẻ ra một người con gái tên Alina Fernández.[62] Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha,[63] và xin tị nạn ở Hoa Kỳ. Bà đã chỉ trích chính sách của cha mình.[64] Với một phụ nữ khác không được biết tên, ông có một người con trai khác, tên Jorge Ángel Castro. Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (sanh năm 1953) kết quả của một cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami.[65][66] Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời, Fidel thường có quan hệ tình một đêm với các người đàn bà khác vì ông "không có khả năng để duy trì một quan hệ yêu đương lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào."[67][68]

Em gái của ông, bà Juanita Castro, từng là một nhân viên tình báo Mỹ (CIA) hoạt động chống lại chính anh em trai mình trước khi chuyển sang sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là "Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa cộng sản quốc tế."[69]

Báo RFI dẫn lời sĩ quan cận vệ Juan Reinaldo Sanchez, người đã chạy sang Mỹ lưu vong năm 2008, trong quyển sách "La Vie cachée de Fidel Castro" đã cáo buộc: "Cả cuộc đời, Fidel Castro khẳng định ông không có tài sản, chỉ có một chiếc lều câu cá. Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ thống biệt thự sang trọng, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ, chiếm trọn đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường sang thăm Cuba ít ai biết."[70] Tuy nhiên, các nhà báo quốc tế từng tới phỏng vấn Fidel tại nhà ông đã bác bỏ thông tin này và cho biết: mặc dù được cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế tốt, Fidel không hề sống một cuộc sống xa hoa.[71]

Năm 2006, tạp chí Forbes từng ghi nhận Fidel có tài sản 900 triệu USD, tuy nhiên tạp chí này cũng thừa nhận ước tính này mang tính cảm quan hơn là khoa học. Sau đó, Fidel Castro đã giận dữ xuất hiện trên truyền hình để bác bỏ tuyên bố của tạp chí Forbes, gọi đó là "sự vu khống lố bịch". Chủ tịch Fidel Castro còn tuyên bố sẽ từ chức nếu Forbes chứng minh được ông có tài sản gửi ở nước ngoài, dù đó chỉ là 1 USD. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Cuba Francisco Soberon cho rằng, Cơ quan Tình báo Mỹ đứng đằng sau thông tin trên tạp chí Forbes với mục đích bôi nhọ Fidel Castro. Tháng 5 năm 2006, nhà báo Mỹ George Galloway đã xuất hiện trên truyền hình Cuba để bảo vệ Castro. Ông nói: "Những người dân Cuba là những người duy nhất trên thế giới có một nhà lãnh đạo có thể nói rằng ông ta không có một đồng đôla riêng của mình."[32]

Đại tá Hồ Văn A nhớ lại chuyến thăm Việt Nam năm 1973, Chủ tịch Fidel Castro khi tới Quảng Bình, thấy một dân công nữ bị ngất đã cho dừng xe, lệnh cho Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam lấy xe chở đi cấp cứu. Ngay sau đó, Fidel đã gọi điện về nước và yêu cầu sớm xúc tiến việc xây dựng một bệnh viện ngay tại khu vực này. Chỉ một thời gian ngắn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba đã ra đời ngay tại Đồng Hới, Quảng Bình. Khi về nước, Fidel vẫn nhớ tới người nữ dân công và đã gửi thuốc cùng danh thiếp kỷ niệm sang cho chị. Nhiều nhân chứng ngày ấy vẫn nhớ hình ảnh Fidel vóc dáng to lớn, mặc bộ quân phục màu xanh nhưng cử chỉ lại gần gũi đến bất ngờ.[72][73]

Fidel Castro nổi tiếng với giờ làm việc bận rộn, ông thường chỉ ngủ 3 hay 4 giờ mỗi ngày[74] Ông có một trí nhớ "phi thường", các bài phát biểu Castro thường trích dẫn các báo cáo và những cuốn sách ông đã đọc, ông có thể diễn thuyết về một chủ đề trong suốt nhiều giờ trước đám đông mà không cần tài liệu kèm theo[75] Ngay từ nhỏ, ông đã đam mê các loại vũ khí, nhất là súng[76] và ưa thích cuộc sống ở vùng nông thôn ngoại ô thành phố.[77]

Nói về động lực của đời mình, Fidel phát biểu:

Các vụ ám sát nhằm vào Fidel Castro sửa

Ủy ban Giáo hội tuyên bố đã tìm ra ít nhất tám nỗ lực của tình báo Mỹ (CIA) nhằm ám sát Fidel Castro trong giai đoạn 1960-1965. Fabian Escalante, nguyên giám đốc đã nghỉ hưu của cơ quan phản gián Cuba, người được giao nhiệm vụ bảo vệ Fidel Castro, ước tính số lượng các chương trình ám sát hoặc nỗ lực ám sát của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ nhắm vào Fidel là 638 (tính tới 2006).[79] Các nỗ lực ám sát rất đa dạng, bao gồm xì gà tẩm độc tố hoặc tẩm thuốc nổ, bút bi chứa một ống tiêm tẩm chất độc chết người, thuê mafia ám sát, và cả tẩm độc vào sứa biển... Một số âm mưu đã được miêu tả trong một bộ phim tài liệu với tựa đề 638 cách để giết Castro phát sóng vào năm 2006 bởi Channel 4 - kênh truyền hình dịch vụ công cộng của Anh.

Castro từng nói đùa: "Nếu sống sót sau các vụ ám sát cũng được trao huy chương Olympic, thì tôi nhất định sẽ giành được huy chương vàng."[80]

Qua đời và tưởng niệm sửa

Ngoài Cuba, 11 quốc gia khác cũng tuyên bố quốc tang để tưởng niệm ông: Bolivia (7 ngày)[81] Algérie (8 ngày)[82] Nicaragua (9 ngày)[83] Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (3 ngày)[84] Guinea Xích Đạo (3 ngày)[85] Venezuela (3 ngày),[86] Uruguay (1 ngày)[87]Việt Nam (1 ngày), Namibia để tang 3 ngày [40], Angola để tang 1 ngày[88], và Dominica[89]. Tại tang lễ ở Cuba, 70 nước đã cử lãnh đạo chính phủ đến viếng ông.

  • Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói từ Ashgabat, Turkmenistan: "Tại thời điểm này của quốc tang, tôi cam kết sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc để làm việc cùng với người dân của hòn đảo Cuba. Với sự lãnh đạo của cựu Chủ tịch Castro, Cuba đã tiến bộ không ngừng trong các lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tôi hy vọng Cuba sẽ tiếp tục tiến trên con đường cải cách và thịnh vượng hơn. Fidel để lại một dấu ấn lớn trên đất nước của ông và về chính trị toàn cầu. Lý tưởng cách mạng của ông để lại vài tranh luận. Ông là một tiếng nói mạnh mẽ cho công bằng xã hội trong các cuộc thảo luận toàn cầu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế và khu vực."
  • Cựu Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Kofi Annan nói: "Hôm nay tôi thương tiếc cho sự mất mát của một người bạn, cố lãnh đạo Cuba Fidel Castro. Đảm bảo các phúc lợi cho nhân dân Cuba và sự độc lập của đất nước là định hướng chính trong suy nghĩ của Fidel Castro và nhiều hành động của Ngài. Cho dù ai đó có đồng ý với quan điểm chính trị của ông hay không, Fidel Castro vẫn là một trong những lãnh đạo đáng chú ý của Mỹ Latinh. Trong cuộc đời lâu dài của mình, ông đã vượt qua vô số nghịch cảnh, dù ông có thể chọn vô số con đường khác dễ dàng và thoải mái. Tôi đã gặp Fidel Castro nhiều lần trong những năm qua và đánh giá cao trí tuệ phi thường, đầu óc sắc bén của ông, và khả năng của ông để tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng. Vĩnh biệt Fidel!"[90]

Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả Castro là "một người bạn chân thành và đáng tin cậy của Nga" và là một "biểu tượng thời đại"[91]. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gọi ông là "một trong những nhân vật mang tính biểu tượng nhất của thế kỷ 20" và là một "người bạn tuyệt vời", trong khi Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma ca ngợi Castro vì đã giúp đỡ người Nam Phi da đen trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc [92]. Bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha gửi lời chia buồn: "Một con người có tầm quan trọng lớn lao trong lịch sử đã không còn, một người đàn ông mang về một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của đất nước và có ảnh hưởng lớn trong khu vực. Là con của cha mẹ người Tây Ban Nha, cựu Tổng thống Castro luôn duy trì mối liên kết chặt chẽ với Tây Ban Nha qua mối quan hệ máu mủ và văn hóa" [93].

Tổng thống Mỹ Barack Obama (người ủng hộ quá trình bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước) cho rằng "lịch sử sẽ ghi nhớ tác động to lớn của con người đặc biệt này đến thế giới xung quanh mình"[94] Ngược lại, Tổng thống Mỹ Donald Trump (người đảo ngược chính sách thân thiện của Obama) thì kịch liệt lên án Fidel, ông đã có bài tuyên bố nhân cái chết của Castro "Hôm nay, thế giới đánh dấu sự qua đời của một tên độc tài tàn nhẫn đã đàn áp chính người dân của mình trong gần 6 thập kỉ. Di sản của Fidel Castro là những cuộc hành quyết, bòn rút, khổ đau không tưởng, nghèo đói và sự đàn áp quyền con người. Trong khi Cuba vẫn còn là một hòn đảo phải sống dưới một chế độ độc tài toàn trị. Tôi hi vọng rằng ngày hôm nay đánh dấu một bước tiến xa khỏi sự kinh hoàng mà người Cuba đã phải chịu đựng trong một thời gian quá lâu, để hướng tới một tương lai mà nhân dân Cuba cuối cùng có thể được sống một cuộc sống tự do mà họ vô cùng xứng đáng."[95][96]. Nhiều người Cuba lưu vong ở Miami (Mỹ) cũng đã tổ chức ăn mừng trên đường phố ngay sau khi nhận được tin Castro qua đời [97].

Huân chương và danh hiệu sửa

Tính tới 2010, Fidel đã được trao tặng 50 huân chương và danh hiệu các loại từ hơn 40 quốc gia trên thế giới:

Biểu tượng công cộng sửa

Theo nguyện vọng của cố lãnh đạo Fidel Castro Ruz, sau khi ông chết, không có trường học, bệnh viện, công trình công cộng nào được đặt tên ông. Tương tự như vậy, Cuba cũng không dựng tượng đài ông. Không có địa danh nào ở Cuba mang tên Fidel.[141]

 
Công viên Fidel ở Đông Hà, khánh thành năm 2018

Tuy nhiên ở nhiều nước khác, nhiều đường phố, trường học, quảng trường... mang tên ông.

Những câu nói nổi tiếng sửa

 
Bức tượng Fidel khắc dòng chữ: Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình

Tham khảo sửa

  1. ^ Nguyễn Ngọc Mão (4 tháng 10 năm 2018). “Phi-đen Ca-xtơ-rô: Hành trình tới những vùng khói lửa của miền Nam Việt Nam”. Tạp chí Cộng sản. Truy cập 11 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ Bourne 1986, tr. 14; Coltman 2003, tr. 3; Castro & Ramonet 2009, tr. 23–24.
  3. ^ "Fidel Castro (1926–) Lưu trữ 19 tháng 10 2006 tại Wayback Machine". Public Broadcasting Service (PBS). 2014.
  4. ^ Bourne 1986, tr. 14–15; Quirk 1993, tr. 7–8.
  5. ^ Bourne 1986, tr. 14–15; Quirk 1993, tr. 4; Coltman 2003, tr. 3; Castro & Ramonet 2009, tr. 24–29.
  6. ^ Bourne 1986, tr. 16–17; Coltman 2003, tr. 3; Castro & Ramonet 2009, tr. 31–32.
  7. ^ Quirk 1993, tr. 6; Coltman 2003, tr. 5–6; Castro & Ramonet 2009, tr. 45–48, 52–57.
  8. ^ Bourne 1986, tr. 29–30; Coltman 2003, tr. 5–6; Castro & Ramonet 2009, tr. 59–60.
  9. ^ Quirk 1993, tr. 13; Coltman 2003, tr. 6–7; Castro & Ramonet 2009, tr. 64–67.
  10. ^ Bourne 1986, tr. 14–15; Quirk 1993, tr. 14; Coltman 2003, tr. 8–9.
  11. ^ Quirk 1993, tr. 12–13, 16-19; Coltman 2003, tr. 9; Castro & Ramonet 2009, tr. 68.
  12. ^ Bourne 1986, tr. 13; Quirk 1993, tr. 19; Coltman 2003, tr. 16; Castro & Ramonet 2009, tr. 91–92.
  13. ^ Bourne 1986, tr. 9–10; Quirk 1993, tr. 20, 22; Coltman 2003, tr. 16–17; Castro & Ramonet 2009, tr. 91–93.
  14. ^ Bourne 1986, tr. 34–35; Quirk 1993, tr. 23; Coltman 2003, tr. 18.
  15. ^ Coltman 2003, tr. 20.
  16. ^ Bourne 1986, tr. 32–33; Coltman 2003, tr. 18–19.
  17. ^ Bourne 1986, tr. 34–37, 63; Coltman 2003, tr. 21–24.
  18. ^ Bourne 1986, tr. 39–40; Quirk 1993, tr. 28–29; Coltman 2003, tr. 23–27; Castro & Ramonet 2009, tr. 83–85.
  19. ^ Coltman 2003, tr. 27–28; Castro & Ramonet 2009, tr. 95–97.
  20. ^ Bourne 1986, tr. 35–36, 54; Quirk 1993, tr. 25, 27; Coltman 2003, tr. 23–24, 37–38, 46; Von Tunzelmann 2011, tr. 39.
  21. ^ Gaddis 1997, tr. 180.
  22. ^ Coltman 2003, tr. 30; Von Tunzelmann 2011, tr. 30–33.
  23. ^ Bourne 1986, tr. 40–41; Quirk 1993, tr. 23; Coltman 2003, tr. 31.
  24. ^ Bourne 1986, tr. 41–42; Quirk 1993, tr. 24; Coltman 2003, tr. 32–34.
  25. ^ Bourne 1986, tr. 42; Coltman 2003, tr. 34–35.
  26. ^ a b Coltman 2003, tr. 36–37.
  27. ^ a b Bourne 1986, tr. 46–52; Quirk 1993, tr. 25–26; Coltman 2003, tr. 40–45; Castro & Ramonet 2009, tr. 98–99.
  28. ^ Gaddis 1997, tr. 177.
  29. ^ “Cuba Facts and FAQs | Visit Cuba”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015.
  30. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên vnn.vietnamnet.vn
  31. ^ Pedro e os lobos: os anos de chumbo na trajetória de um guerrilheiro urbano - João Roberto Laque - Google Sách
  32. ^ a b The Castropedia: Fidel's Cuba in facts and figures | The Independent
  33. ^ “Liên hợp quốc hoan nghênh Cuba hỗ trợ y tế chống dịch Ebola”. Báo điện tử Nhân dân. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
  34. ^ “Cuba tiếp tục cử hàng trăm y bác sĩ tới giúp Tây Phi chống Ebola”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
  35. ^ “Ngoại giao y tế Cuba "được mùa". Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2014. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
  36. ^ Cuba ngăn chặn được HIV từ mẹ sang con - Báo Quảng Nam Online[liên kết hỏng]
  37. ^ Bao giờ Việt Nam mới được như Cuba? | Ký Giả - tin tức người Việt hải ngoại[liên kết hỏng]
  38. ^ De Angola al ébola, la impronta cubana en África
  39. ^ As we mourn Fidel Castro, it is time Africa’s youth rose up against kleptocracies
  40. ^ a b “Namibia declares three days of mourning for Castro”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.
  41. ^ Angolan leaders remember Fidel Castro fondlyAngolan leaders remember Fidel Castro fondly
  42. ^ Tinh thần đoàn kết quốc tế Cuba, hiện tượng đặc biệt trong lịch sử quan hệ quốc tế[liên kết hỏng]
  43. ^ Smith, Wayne S. (ngày 2 tháng 2 năm 2007). “Castro's Legacy”. TomPaine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012.
  44. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tiengiang
  45. ^ Jay Mallin. Covering Castro: rise and decline of Cuba's communist dictator. Transaction Publishers. ISBN 9781560001560.
  46. ^ a b D. H. Figueredo (2002). The complete idiot's guide to Latino history and culture.
  47. ^ a b “Farewell Fidel: The man who nearly started World War III”. Daily Mail.
  48. ^ a b Catan, Thomas. “Fidel Castro bows to illness and age as he quits centre stage after 50 years - Times Online”. www.timesonline.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
  49. ^ a b “Fidel's fade-out”.
  50. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên autogenerated1
  51. ^ “Fidel Castro: A progressive but deeply flawed leader”. Amnesty International. ngày 26 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2016.
  52. ^ www.cpv.org.vn Fidel Castro
  53. ^ Coltman 2003. p. 14.
  54. ^ Bourne 1986. p. 273.
  55. ^ Von Tunzelmann 2011. p. 94.
  56. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Quirk 1993. p. 424
  57. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên news.bbc.co.uk
  58. ^ Coltman 2003. p. 247.
  59. ^ Bourne 1986. p. 295.
  60. ^ Admservice (ngày 8 tháng 10 năm 2000). “Fidel Castro's Family”. Latinamericanstudies.org. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  61. ^ Ann Louise Bardach: Cuba Confidential. p. 67. "One knowledgeable source claims that Mirta returned to Cuba in early 2002 and is now living with Fidelito and his family."
  62. ^ a b c Jon Lee Anderson, "Castro's Last Battle: Can the revolution outlive its leader?" The New Yorker, ngày 31 tháng 7 năm 2006. 51.
  63. ^ Boadle, Anthony (ngày 8 tháng 8 năm 2006). “Cuba's first family not immune to political rift”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  64. ^ Fernandez, Alina (1997). Castro's Daughter, An Exile's Memoir of Cuba. St. Martin's Press. ISBN 031224293X.
  65. ^ Roberto Duarte “VIDA SECRETA DEL TIRANO CASTRO”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.. CANF.org. ngày 29 tháng 10 năm 2003
  66. ^ Cuba confidential: Love and Vengeance in Miami and Havana By Ann Louise Bardach; Random House, Inc., 2002; ISBN 978-0-375-50489-1
  67. ^ Quirk 1993. p. 15.
  68. ^ Quirk 1993. p. 231.
  69. ^ “The Bitter Family (page 1 of 2)”. TIME. ngày 10 tháng 7 năm 1964. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  70. ^ “Fidel Castro: Hoàng đế Cuba đội lốt cách mạng ?”. RFI. 24 tháng 5 năm 2014. Đã bỏ qua văn bản “http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140524-bo-mat-that-cua-fidel-castro-nha-cach-mang-hay-hoang-de-cuba” (trợ giúp)
  71. ^ “Book claims that Fidel Castro lived the life of luxury in Cuba”. Mail Online. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015.
  72. ^ Ký ức về Fidel Castro Minh Long (tổng hợp). Petrotimes 19:39 | 17/09/2013. Lưu trữ 20/09/2013
  73. ^ Ký ức cô gái được lãnh tụ Fidel Castro cứu mạng Lê Giáp - Phạm Phạm. Báo Người đưa tin 27.12.2012
  74. ^ Coltman 2003. p. 219
  75. ^ Quirk 1993, tr. 352.
  76. ^ Quirk 1993. pp. 10, 255.
  77. ^ Quirk 1993. p. 5.
  78. ^ “Những câu chuyện đời thường của lãnh tụ Fidel Castro”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 9 tháng 3 năm 2015. C1 control character trong |tiêu đề= tại ký tự số 20 (trợ giúp)
  79. ^ Escalante Font, Fabián. Executive Action: 634 Ways to Kill Fidel Castro. Melbourne: Ocean Press, 2006.
  80. ^ “The Castropedia: Fidel's Cuba in facts and figures”. The Independent. ngày 17 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2013.
  81. ^ “Bolivia decreta duelo nacional por la muerte de Fidel Castro”. Prensa Latina (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  82. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Algeria
  83. ^ “Nicaragua decreta nueve días de duelo nacional por muerte de Fidel Castro”. El Nuevo Diario (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 26 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  84. ^ “North Korea declares 3-day mourning for 'close friend and comrade' Fidel Castro”. RT. ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  85. ^ “Duelo nacional en Guinea Ecuatorial por fallecimiento de Fidel Castro”. Prensa Latina (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 29 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.
  86. ^ “Gobierno de Venezuela declara tres días de duelo por fallecimiento de Fidel Castro”. Globovisión (bằng tiếng Tây Ban Nha). ngày 26 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  87. ^ “El mundo junto a un gigante” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Granma.
  88. ^ “Angolan President declares one-day national mourning in Fidel Castro's memory”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.
  89. ^ Dominica declares national mourning for Fidel Castro[liên kết hỏng]
  90. ^ “How Kofi Annan and over a dozen African leaders mourned Fidel Castro”. Africa News. ngày 29 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.
  91. ^ “Former president of Cuba Fidel Castro dies aged 90”. Daily Mail.
  92. ^ Evans, Jenni (ngày 26 tháng 11 năm 2016). “Castro dedicated his life to freeing the oppressed – Zuma”. Cape Town, South Africa: News24. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  93. ^ “Rajoy: Spain is especially united in grief with Cuba over the loss of a great historical figure”. Think Spain. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2018.
  94. ^ Trump and Obama offer divergent responses to death of Fidel Castro | World news | The Guardian
  95. ^ “Donald Trump calls Fidel Castro 'brutal dictator'. BBC News. ngày 26 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2016.
  96. ^ “Fox News”.
  97. ^ Ovalle, David; Flechas, Joey; Bergengruen, Vera; Frías, Carlos; Mazzei, Patricia (ngày 26 tháng 11 năm 2016). “Cuban exiles pour onto Miami streets to celebrate Fidel Castro's death”. The Miami Herald. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  98. ^ Кастро Рус Фидель Алехандро, Герой Советского Союза
  99. ^ “Concediendo a Fidel Castro Ruz el título de Héroe de la Unión Soviética, La Prensa. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  100. ^ Fidel Castro
  101. ^ “Un día como hoy: 11 de noviembre”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  102. ^ CASTRO, PCC OFFICIALS RECEIVE SOVIET DECORATION
  103. ^ Биография Фиделя Кастро
  104. ^ Castro Speech Data Base
  105. ^ Castro to keep his state and university distinctions
  106. ^ Dimitrov Order Presentation to Fidel Castro
  107. ^ Visita de la delegación del gobierno polaco a Cuba el 25 de abril de 1973.
  108. ^ The International Who's Who, 2004, Europa Publications
  109. ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz en el acto en que le fue impuesta la "Orden de Jamaica", la más alta distinción nacional que se confiere a gobernantes de otros países, en Kingston, Jamaica, ngày 16 tháng 10 năm 1977.
  110. ^ “Order of Merit (OM)”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  111. ^ «Fidel's visit to Ethiopia», September 24 edition, 1978, p. 2, Granma.
  112. ^ Breve biografía de Fidel Castro[liên kết hỏng]
  113. ^ a b Confiere la República Popular Democrática de Corea a Fidel, Orden Héroe del Trabajo
  114. ^ “Kuba: Das Ende der Ära Castro. Fidels Finale: Jetzt gibt Castro, schwer krank, die Macht ab”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  115. ^ 1989 Speech Czechoslovak - Jakes Presents Award To Castro[liên kết hỏng]
  116. ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz en el acto de imposición de la Orden "Agostinho Neto", efectuado en el Palacio de la Revolución, el 9 de julio de 1992.
  117. ^ Discurso pronunciado por Fidel Castro Ruz al recibir la Orden del Mérito de Duarte, Sánchez y Mella en el grado Gran Cruz Placa de Oro e imponer al Presidente de la República Dominicana, Dr. Leonel Fernández, la Orden José Martí. Santo Domingo, ngày 22 tháng 8 năm 1998.
  118. ^ Discurso pronunciado por el Comandante en Jefe Fidel Castro Ruz, Primer Secretario del Comité Central del Partido Comunista de Cuba y Presidente de los Consejos de Estado y de Ministros, en el acto de imposición de la Orden de Buena Esperanza, efectuado en Ciudad del Cabo, Sudáfrica, el día 4 de septiembre de 1998.
  119. ^ “Breves de Cuba”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  120. ^ “Asistencia a los niños en Cuba”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  121. ^ The Amir visit Cuba
  122. ^ “CUBA IN THE MIDDLE EAST: 2000-2002”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  123. ^ “La Guerra Sucia Sobra”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  124. ^ Discurso pronunciado al recibir la Orden Congreso de Angostura, en la Plaza Bolívar, Ciudad Bolívar, Venezuela, el 11 de agosto del 2001.
  125. ^ “Reciben condecoraciones Presidentes de Cuba y Argelia”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  126. ^ “Rey malasio condecoró a Fidel”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  127. ^ Fidel Castro percibe clima de "optimismo" en Argentina
  128. ^ a b Fidel Castro recibe condecoraciones de Corea del Norte
  129. ^ “Otorgan medalla "Amílcar Cabral" a Fidel Castro”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  130. ^ Ecuador otorga a Fidel Castro la Medalla al Mérito Deportivo
  131. ^ Conceden en Namibia condecoración a Fidel Castro
  132. ^ Otorgado a líder cubano Fidel Castro Premio Ubuntu, de Sudáfrica
  133. ^ “Fidel Castro to receive Dominica's highest award”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  134. ^ “Torrijos condecora a Fidel Castro y recibe medalla cubana”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  135. ^ Conceden a Fidel Castro la Orden del Quetzal de Guatemala
  136. ^ Sudáfrica impondrá a Fidel Castro su condecoración de mayor grado
  137. ^ “Distinguen a Fidel Castro con Orden Águila de Zambia”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  138. ^ Yanukóvich condecora a Fidel y Raúl Castro por ayuda consecuencias Chernóbil
  139. ^ Legislativo ecuatoriano reconoce méritos e impronta de Fidel
  140. ^ “Fidel Castro recibe la mayor distinción de Timor Oriental”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  141. ^ Nada en Cuba llevará el nombre de Fidel Castro
  142. ^ “National Senior Certificate: Grade 12”. Education.gov.za. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  143. ^ “Places close by Fidel Castro Street Khayelitsha Western Cape South Africa”. Callupcontact.com. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  144. ^ “Legal Notice No. 30682, 25 Jan 2008, Vol 511 (Part 1, 2), Page 73”. Greengazette.co.za. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  145. ^ “2694 Fidel Castro Street, Tigane Property valuations: Property price, trends, statistics, valuation and sales history”. Property24.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  146. ^ “Department of health buildings renamed”. Limpopo Online. ngày 23 tháng 5 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  147. ^ “Conakry” (PDF). Codesria.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  148. ^ “Map of Windhoek Streets Renamed”. Map-of-namibia.com. ngày 25 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  149. ^ “Fidel Castro Street sight in Windhoek, Namibia travel guide”. Tripwolf.com. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  150. ^ MINREX (ngày 19 tháng 11 năm 2013). “Recibe escuela "Fidel Castro" donativo de la República Bolivariana de Venezuela” (bằng tiếng castilian). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  151. ^ MINREX (ngày 14 tháng 3 năm 2013). “Visita Embajador de Cuba la isla de Pemba” (bằng tiếng castilian). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  152. ^ MINREX (ngày 26 tháng 3 năm 2013). “Estudiantes de la escuela "Fidel Castro" en Tombwa, Angola, dan la bienvenida a delegación cubana” (bằng tiếng castilian). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  153. ^ “Niños angoleños participan en concurso por cumpleaños de Fidel Castro”. Prensa Latina (bằng tiếng castillian). ngày 5 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  154. ^ “UNICEF Moçambique”. Unicef.org. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  155. ^ Hines, Horace (ngày 13 tháng 9 năm 2015). “Portia hails Fidel Castro campus”. Jamaica Observer. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2015.
  156. ^ “Via expressa Cabolombo passa a denominar-se Avenida Comandante Fidel Castro”. TPA (bằng tiếng Bồ Đào Nha). ngày 3 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.
  157. ^ “El Parque das Galeras de Oleiros pasará a llamarse Parque Fidel Castro”. El Progreso (bằng tiếng castilian). ngày 3 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  158. ^ “Oleiros inaugura a estatua de Fidel Castro”. Tempos Galegos (bằng tiếng galician). ngày 29 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2016.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  159. ^ Chính thức khánh thành công viên Fidel Castro tại Quảng Trị
  160. ^ Tình nghĩa sắt son Việt Nam - Cuba mãi mãi tỏa sáng
  161. ^ Cuba coi thắng lợi của VN là thắng lợi của mình[liên kết hỏng]
  162. ^ Tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam-Cuba
  163. ^ Fidel Castro trong ký ức một đại sứ
  164. ^ http://lanic.utexas.edu/project/castro/db/1991/19910604-1.html
  165. ^ Fidel Castro e Ignacio Ramonet dialogan sobre la prensa en Cuba

Thư mục sửa

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

Chức vụ Đảng
Tiền nhiệm
Blas Roca Calderio
Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba
Hạn chế về sức khỏe từ năm 2006

1961–2011
Kế nhiệm
Raúl Castro
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
José Miró Cardona
Thủ tướng Cuba
1959–1976
Kế nhiệm
Bản thân
giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Tiền nhiệm
Osvaldo Dorticós Torrado
giữ chức Chủ tịch nước Cuba
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba
Hạn chế về sức khỏe từ năm 2006

1976–2008
Kế nhiệm
Raúl Castro
Tiền nhiệm
Bản thân
giữ chức Thủ tướng
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba
Hạn chế về sức khỏe từ năm 2006

1976–2008
Chức vụ quân sự
Chức vụ mới Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Cách mạng
Hạn chế về sức khỏe từ năm 2006

1959–2008
Kế nhiệm
Raúl Castro
Chức vụ ngoại giao
Tiền nhiệm
Junius Richard Jayewardene
Tổng Thư ký Phong trào không liên kết
1979–1983
Kế nhiệm
Abdullah Ahmad Badawi
Tiền nhiệm
Neelam Sanjiva Reddy
Tổng Thư ký Phong trào không liên kết
Hạn chế về sức khỏe từ năm 2006

2005–2008
Kế nhiệm
Raúl Castro