Fosazepam [1] là dẫn xuất của benzodiazepin. Nó là dẫn xuất có thể tan trong nước của diazepam đã được gắn thêm nhóm dimethylphosphoryl để tăng độ hòa tan trong nước.[2]

Fosazepam
Dữ liệu lâm sàng
Mã ATC
  • none
Các định danh
Tên IUPAC
  • 7-chloro-1-(dimethylphosphorylmethyl)-5-phenyl-3H-1,4-benzodiazepin-2-one
Số đăng ký CAS
PubChem CID
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC18H18ClN2O2P
Khối lượng phân tử360.774 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • ClC1=CC2=C(C=C1)N(CP(C)(C)=O)C(CN=C2C3=CC=CC=C3)=O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C18H18ClN2O2P/c1-24(2,23)12-21-16-9-8-14(19)10-15(16)18(20-11-17(21)22)13-6-4-3-5-7-13/h3-10H,11-12H2,1-2H3 ☑Y
  • Key:JMYCGCXYZZHWMO-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Fosazepam có tác dụng an thần và ức chế sự lo lắng.[3] Fosazepam cũng có tác động đến giấc ngủ giống như các loại thuốc benzodiazepin khác. Trong một thử nghiệm lâm sàng, fosazepam giúp tăng thời gian ngủ, giúp cho giấc ngủ ít bị gián đoạn hơn nhưng chất lượng giấc ngủ lại bị giảm đi khi thời gian của pha ngủ sâu thì bị giảm xuống và pha ngủ không sâu tăng lên. Các tác dụng phụ bao gồm cảm giác suy giảm sức sống vào buổi sáng và hội chứng cai nghiện benzodiazepin.[3] Một thử nghiệm lâm sàng khác cũng cho thấy giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn sử dụng các loại thuốc benzodiazepin cũng như trong quá trình cai thuốc với pha ngủ sâu, bao gồm cả giấc ngủ REM bị giảm sút và pha ngủ không sâu gia tăng.[4]

Các chất chuyển hóa chính của fosazepam là 3-hydroxyfosazepam và chất chuyển hóa có hoạt tính desmethyldiazepamthời gian bán thải khoảng 3 ngày.[3] Khả năng dung nạp với các tác dụng ngủ của fosazepam sẽ bắt đầu mất đi sau khoảng 7 ngày sử dụng.[5] Do thời gian bán thải rất dài của chất chuyển hóa có hoạt tính của fosazepam, fosazepam được khuyến cáo không nên sử dụng làm thuốc ngủ.[6] Các tác dụng dược lý chính của fosazepam có thể được gây ra bởi chất chuyển hóa của nó là nordazepam (desmethyldiazepam), chứ không phải do chính nó.[7] Nordazepam có thể gây an thần lâu dài khi sử dụng ở liều cao hoặc khi sử dụng lâu dài, và cũng có thể gây an thần kéo dài khi thức dậy.[6]

Fosazepam có hiệu quả tương đối thấp so với các dẫn xuất benzodiazepine khác, với liều 100 mg fosazepam có tác dụng tương đương với 10 mg nitrazepam.[4] 60 mg fosazepam cũng được ước tính có tác dụng tương đương với khoảng 5 mg diazepam.[8] Fosazepam có tác dụng tương tự như nitrazepam, nhưng có thời gian hiệu quả ngắn hơn và ít khả năng gây an thần quá liều, suy giảm vận động, mất trí nhớ, mất ngủ tái phát và uể oải buổi sáng hơn.[9]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ DE Patent 2022503
  2. ^ Nicholson, AN; Wright, CM (tháng 8 năm 1977). “Activity of fosazepam, a soluble analogue of diazepam”. British Journal of Clinical Pharmacology. 4 (4): 494–6. doi:10.1111/j.1365-2125.1977.tb00773.x. PMC 1429035. PMID 409424.
  3. ^ a b c Allen, S.; Oswald, I. (tháng 2 năm 1976). “Anxiety and sleep after fosazepam”. Br J Clin Pharmacol. 3 (1): 165–8. doi:10.1111/j.1365-2125.1976.tb00584.x. PMC 1428810. PMID 184806.
  4. ^ a b Risberg, AM.; Henricsson, S.; Ingvar, DH. (tháng 10 năm 1977). “Evaluation of the effect of fosazepam (a new benzodiazepine), nitrazepam and placebo on sleep patterns in normal subjects”. Eur J Clin Pharmacol. 12 (2): 105–9. doi:10.1007/BF00645130. PMID 200435.
  5. ^ Viukari, M.; Linnoila, M.; Aalto, U. (tháng 1 năm 1978). “Efficacy and side effects of flurazepam, fosazepam, and nitrazepam as sleeping aids in psychogeriatric patients”. Acta Psychiatr Scand. 57 (1): 27–35. doi:10.1111/j.1600-0447.1978.tb06871.x. PMID 24980.
  6. ^ a b Breimer, DD.; Jochemsen, R.; von Albert, HH. (1980). “Pharmacokinetics of benzodiazepines. Short-acting versus long-acting”. Arzneimittelforschung. 30 (5a): 875–81. PMID 6106488.
  7. ^ Nicholson, AN.; Wright, CM. (tháng 8 năm 1977). “Activity of fosazepam, a soluble analogue of diazepam”. Br J Clin Pharmacol. 4 (4): 494–6. doi:10.1111/j.1365-2125.1977.tb00773.x. PMC 1429035. PMID 409424.
  8. ^ Clarke, CH.; Ferres, HM.; Nicholson, AN.; Stone, BM. (tháng 10 năm 1975). “Proceedings: Effect of diazepam and a soluble salt of diazepam (fosazepam) on sleep in man”. Br J Pharmacol. 55 (2): 262P. doi:10.1111/j.1476-5381.1975.tb07634.x. PMC 1666850. PMID 1201402.
  9. ^ Viukari, M; Linnoila, M; Aalto, U (tháng 1 năm 1978). “Efficacy and side effects of flurazepam, fosazepam, and nitrazepam as sleeping aids in psychogeriatric patients”. Acta Psychiatrica Scandinavica. 57 (1): 27–35. doi:10.1111/j.1600-0447.1978.tb06871.x. PMID 24980.