Fuji (thiết giáp hạm Nhật)

Fuji (tiếng Nhật: 富士) là một thiết giáp hạm thế hệ tiền-dreadnought của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm Fuji vào cuối thế kỷ 19, và là một trong số sáu thiết giáp hạm (Fuji, Yashima, Hatsuse, Shikishima, AsahiMikasa) đã hình thành nên hàng thiết giáp hạm chính của Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật những năm 1904-1905. Tên của nó được đặt theo ngọn núi Phú sĩ nổi tiếng của Nhật Bản

Thiết giáp hạm Nhật Bản Fuji vào năm 1905
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi Fuji
Đặt hàng 1894
Xưởng đóng tàu Thames Iron Works, Leamouth, London
Đặt lườn 1 tháng 8 năm 1894
Hạ thủy 31 tháng 3 năm 1896
Nhập biên chế 17 tháng 8 năm 1897
Ngừng hoạt động 1922
Xóa đăng bạ 11 tháng 11 năm 1945
Số phận Bị tháo dỡ 1948
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp thiết giáp hạm Fuji
Trọng tải choán nước 12.553 tấn
Chiều dài 114 mét (374,02 ft)
Sườn ngang 22,25 mét (73,00 ft)
Mớn nước 8,08 mét (26,51 ft)
Động cơ đẩy
  • 2 × động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc
  • 14 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 13.500 shp (10.070 kW)
Tốc độ 18,25 hải lý trên giờ (34 km/h)
Tầm xa 7.000 hải lý (13.000 km) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h)
Tầm hoạt động 1.117 tấn than
Thủy thủ đoàn tối đa 726
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 457 mm (18 inch)
  • sàn tàu: 63 mm (2,5 inch)
  • tháp pháo và ụ pháo: 152 mm (6 inch)
  • tháp chỉ huy: 356 mm (14 inch)

Thiết kế và chế tạo sửa

Fuji và con tàu chị em Yashima là hai thiết giáp hạm đầu tiên được chế tạo cho Nhật Bản. Vì cho đến lúc đó người Nhật vẫn chưa có khả năng đóng tàu chiến thép hiện đại cho chính mình, Fuji được đặt hàng tại hãng Thames Iron Works, London, Anh Quốc vào năm 1894. Công việc được giám sát bởi một nhóm hơn 240 kỹ sư và sĩ quan hải quân từ Nhật Bản, bao gồm các vị Thủ tướng Nhật Bản tương lai, Đại tá Hải quân Saitō Makoto và Đại úy Hải quân Katō Tomosaburō.[1]

Sau khi hoàn tất, Fuji tham gia một buổi Duyệt binh Hạm đội đánh dấu 60 năm đăng quang của Nữ hoàng Victoria trước khi lên đường quay trở về Nhật Bản ngang qua kênh đào Suez.[2] Fuji về đến Yokosuka vào ngày 31 tháng 10 năm 1897, quá trễ để có thể tham gia cuộc Chiến tranh Thanh-Nhật, và được xếp lớp như một thiết giáp hạm hạng nhất. Trong khi chạy thử ngoài khơi Kobe vào ngày 19 tháng 11 năm 1898, nó có được vinh dự đón tiếp Thiên hoàng Minh Trị.

Lịch sử hoạt động sửa

Fuji giúp hình thành nên hạt nhân của hạm đội Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905. Nó bị bắn trúng hai lần trong khi đang bắn phá Lữ Thuận Khẩu (Port Arthur) vào ngày 9 tháng 2 năm 1904, rồi lại bị hư hại một lần nữa đang khi bắn phá cảng này vào ngày 22 tháng 3, lần này nghiêm trọng đến mức nó buộc phải quay về Nhật Bản để sửa chữa. Ngày 10 tháng 8 năm 1904, Fuji chiến đấu trong Trận Hoàng hải. Trong trận Tsushima vào ngày 27 tháng 5 năm 1905, Fuji bị bắn trúng 11 phát, nhưng đổi lại đã bắn trúng phát quyết định vào thiết giáp hạm Nga Borodino, khiến nó nổ tung và chỉ có một người sống sót trong tổng số thủy thủ đoàn 830 người.[3]

 
Thiết giáp hạm Nhật Bản Fuji

Sau khi chiến tranh kết thúc, Fuji được tái trang bị với cấu trúc thượng tầng và nồi hơi mới. Nó đã nằm trong thành phần hạm đội Nhật Bản hộ tống cho Hạm đội Great White Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1908, khi họ ghé qua vùng biển Nhật Bản trong hành trình vòng quanh thế giới. Vào năm 1910, dàn pháo chính do Anh chế tạo được thay thế bằng những khẩu pháo do chính Nhật Bản sản xuất, và nó được xếp lại lớp thành tàu phòng duyên hạng nhất. Được xem là lạc hậu do sự Việc phát triển của thế hệ thiết giáp hạm Dreadnought đã khiến cho Fuji trở nên lạc hậu, nên nó chỉ được phân công các nhiệm vụ huấn luyện cho pháo thủ và thủy thủ. Nó trải qua toàn bộ thời gian của Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Kure như một tàu huấn luyện.

Vào năm 1922, Fuji được giải giáp và rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington, nhưng được giữ lại như một tàu nghỉ ngơi. Chân vịt, tháp pháo và mọi khẩu pháo đều bị tháo dỡ, và các cấu trúc gỗ được bổ sung trên cấu trúc thượng tầng, sàn tàu chính được che phủ bởi các mặt bằng luyện tập. Lườn tàu của nó tiếp tục phục vụ như là trại lính nổi và trung tâm huấn luyện tại Yokosuka trong hơn hai thập niên.

Từ năm 1944, lườn tàu cũ còn được sử dụng như một trung tâm phát triển và trạm quan sát để thử nghiệm hiệu quả của những sơ đồ ngụy trang khác nhau trên những mô hình tàu sân bay Nhật Bản dài 1 mét. Nó phải chịu đựng các cuộc không kích của Hải quân Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn nổi, và sau chiến tranh bị tháo dỡ tại xưởng đóng tàu Uraga Dock Company vào năm 1948.

Tham khảo sửa

  1. ^ Hoare, Britain and Japan, Biographical Portraits Volume III, trang 187
  2. ^ Hoare, Britain and Japan, Biographical Portraits Volume III, trang 188
  3. ^ Andidora, Iron Admirals: Naval Leadership in the Twentieth Century, trang 24
  • Andidora, Ronald (2000). Iron Admirals: Naval Leadership in the Twentieth Century. Greenwood Press. ISBN 0-313-31266-4.
  • Brown, D. K. (1999). Warrior to Dreadnought, Warship Development 1860-1906. Naval Institute Press. ISBN 1-84067-529-2.
  • Evans, David (1979). Kaigun: Strategy, Tactics, and Technology in the Imperial Japanese Navy, 1887-1941. US Naval Institute Press. ISBN 0870211927.
  • Hoare, J.E. (1999). Britain and Japan, Biographical Portraits, Volume III. RoutledgeCurzon. ISBN 1873410891.
  • Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The Drama of the Imperial Japanese Navy, 1895-1945. Atheneum. ISBN 0689114028.
  • Jane, Fred T. The Imperial Japanese Navy. Thacker, Spink & Co (1904) ASIN: B00085LCZ4
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. Naval Institute Press. ISBN 087021893X.
  • Schencking, J. Charles (2005). Making Waves: Politics, Propaganda, And The Emergence Of The Imperial Japanese Navy, 1868-1922. Stanford University Press. ISBN 0804749779.

Liên kết ngoài sửa