Gãy xương sườn là một chấn thương phổ biến sau chấn thương[4], khi xương sườn ở lồng ngực bị gãy.[1] Điều này thường gây ra đau ngực và tăng nặng hơn khi hít thở.[1] Có thể thấy dấu hiệu bầm tím tương ứng vị trí gãy.[3] Khi nhiều xương sườn bị gãy nhiều đoạn gây ra hiện tượng mảng sườn di động.[5] Tiên lượng biến chứng bao gồm tràn khí màng phổi, dập phổiviêm phổi.[1][2]

Gãy xương sườn
Một bản chụp tia X cho thấy nhiều xương sườn ở bên trái bị gãy được đánh dấu bằng hình bầu dục.
Khoa/NgànhY học cấp cứu
Triệu chứngĐau ngực, đau hơn khi hít vào[1]
Biến chứngDập phổi, tràn khí màng phổi, viêm hpổi[1][2]
Nguyên nhânChấn thương ngực[2]
Phương pháp chẩn đoánDựa trên triệu chứng, hình ảnh y khoa[3]
ThuốcParacetamol (acetaminophen), NSAIDs, opioids[2]
Tiên lượngĐỡ đau dần trong 6 tuần[3]
Dịch tễThường gặp[2]

Gãy xương sườn thường do va đập trực tiếp vào ngực như khi tai nạn xe cơ giới hoặc chấn thương nghiền ép.[1][2] Ho dữ dội hoặc ung thư di căn cũng có thể gây ra gãy xương sườn.[1] Nhóm xương sườn giữa có tỷ lệ gãy cao nhất.[1][6] Gãy xương sườn thứ nhất hoặc thứ hai có thường đi cùng các biến chứng hơn.[7] Có thể chẩn đoán bệnh này dựa trên các triệu chứng và được khẳng định thêm qua hình ảnh học y khoa.[3]

Kiểm soát đau là một phần quan trọng trong điều trị.[8] Điều này có thể bao gồm việc sử dụng paracetamol (acetaminophen), NSAID hoặc opioid.[2] Chẹn thần kinh cũng là một lựa chọn khác.[1] Một cách điều trị cổ điển là bó ép xương sườn gãy, tuy nhiên dễ gây các biến chứng nên hiện nay đã hạn chế dùng.[1] Ở những ca mảng sườn di động, phẫu thuật có thể cải thiện kết cục.[9][10]

Triệu chứng sửa

Điều này thường dẫn đến đau ngực nặng hơn khi hít vào.[1] Bầm tím có thể xảy ra tại chỗ xương gãy.[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h i j k Mosby's Medical Dictionary (E-Book) (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. 2013. tr. 1567. ISBN 0323112587. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g May, L; Hillermann, C; Patil, S (tháng 1 năm 2016). “Rib fracture management”. BJA Education. 16 (1): 26–32. doi:10.1093/bjaceaccp/mkv011.
  3. ^ a b c d e Adams, James G. (2012). Emergency Medicine E-Book: Clinical Essentials (Expert Consult – Online) (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 682. ISBN 1455733946. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ Senekjian, L; Nirula, R (tháng 1 năm 2017). “Rib Fracture Fixation: Indications and Outcomes”. Critical care clinics. 33 (1): 153–65. doi:10.1016/j.ccc.2016.08.009. PMID 27894495.
  5. ^ Wanek, Sandra; Mayberry, John C (2004). “Blunt thoracic trauma: flail chest, pulmonary contusion, and blast injury”. Critical Care Clinics. 20 (1): 71–81. doi:10.1016/S0749-0704(03)00098-8. PMID 14979330.
  6. ^ Nanni, Christina (2012). PET-CT: Rare Findings and Diseases. Springer. tr. 257. ISBN 978-3-642-24698-2.
  7. ^ Murphy CE, 4th; Raja, AS; Baumann, BM; Medak, AJ; Langdorf, MI; Nishijima, DK; Hendey, GW; Mower, WR; Rodriguez, RM (ngày 27 tháng 5 năm 2017). “Rib Fracture Diagnosis in the Panscan Era”. Annals of Emergency Medicine. 70: 904–909. doi:10.1016/j.annemergmed.2017.04.011. PMID 28559032.
  8. ^ Brown, SD; Walters, MR (2012). “Patients with rib fractures: use of incentive spirometry volumes to guide care”. Journal of trauma nursing: the official journal of the Society of Trauma Nurses. 19 (2): 89–91, quiz 92–03. doi:10.1097/JTN.0b013e31825629ee. PMID 22673074.
  9. ^ Schuurmans, J; Goslings, JC; Schepers, T (tháng 4 năm 2017). “Operative management versus non-operative management of rib fractures in flail chest injuries: a systematic review”. European Journal of Trauma and Emergency Surgery. 43 (2): 163–68. doi:10.1007/s00068-016-0721-2. PMC 5378742. PMID 27572897.
  10. ^ Coughlin, TA; Ng, JW; Rollins, KE; Forward, DP; Ollivere, BJ (tháng 8 năm 2016). “Management of rib fractures in traumatic flail chest: a meta-analysis of randomised controlled trials”. The bone & joint journal. 98-B (8): 1119–25. doi:10.1302/0301-620X.98B8.37282. PMID 27482027.