Giải đua ô tô Công thức 1 Úc 2012

Chặng đua đầu tiên trong số 20 cuộc đua tại Giải đua xe Công thức 1 2012

Giải đua ô tô Công thức 1 Úc 2012 (tên chính thức là 2012 Formula 1 Qantas Australian Grand Prix) được tổ chức tại trường đua Albert ParkMelbourne vào ngày 18 tháng 3 và là chặng đua đầu tiên của giải đua xe Công thức 1 2012.

Úc  Giải đua ô tô Công thức 1 Úc 2012
Thông tin
Chặng đua thứ 1 trong tổng số 20 chặng của Giải đua xe Công thức 1 2012
Ngày tháng 18 tháng 3 năm 2012 (2012-03-18)
Tên chính thức 2012 Formula 1 Qantas Australian Grand Prix
Địa điểm Trường đua Albert Park, Melbourne, Úc
Thể loại cơ sở đường đua Đường đua tạm thời
Chiều dài đường đua 5,303 km
Chiều dài chặng đua 58 vòng, 307,574 km
Thời tiết

Ổn định, nhiệt độ bên ngoài 22 °C (72 °F)


Nhiệt độ đường đua 30 °C (86 °F) giảm xuống còn 22 °C (72 °F)
Số lượng khán giả 114,900[1]
Vị trí pole
Tay đua McLaren-Mercedes
Thời gian 1:24.922
Vòng đua nhanh nhất
Tay đua Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Jenson Button McLaren-Mercedes
Thời gian 1:29.187 ở vòng thứ 56
Bục trao giải
Chiến thắng McLaren-Mercedes
Hạng nhì Red Bull-Renault
Hạng ba McLaren-Mercedes

Bối cảnh sửa

Với sự trở lại của Kimi Räikkönen, sáu tay đua có ít nhất một chức vô địch tranh tài trong mùa giải này, những tay đua đó là Michael Schumacher, Fernando Alonso, Lewis Hamilton, Jenson ButtonSebastian Vettel. Họ đều là những nhà vô địch thế giới kể từ năm 2000[2].

Ba đội đã thay đổi tên đội của họ trong mùa giải này: Renault tham gia năm 2012 với tư cách là Lotus F1 Team. Lotus trở thành Caterham F1 TeamVirgin trở thành Marussia F1 Team.

Renault đã thay thế Cosworth làm nhà cung cấp động cơ cho Williams. Williams đã đạt được chức vô địch các đội đua lần cuối cùng vào năm 1997 với động cơ Renault.

Charles Pic (Marussia) và Jean-Éric Vergne (Toro Rosso) chính thức tham gia chặng đua Công thức 1 đầu tiên của họ. Romain Grosjean (Lotus), Nico Hülkenberg (Force India), Narain Karthikeyan (HRT), Kimi Räikkönen (Lotus) và Pedro de la Rosa (HRT) trở lại Công thức 1. Vitaly Petrov (Caterham), Daniel Ricciardo (Toro Rosso) và Bruno Senna (Williams) lần đầu tiên bắt đầu cho đội mới của họ. Lần đầu tiên kể từ giải đua ô tô Công thức 1 Đức 1973, không có tay đua người Ý nào tham gia Công thức 1[3].

"Trục F thụ động" của chiếc Mercedes F1 W03 đã được ban quản lý cuộc đua đánh giá là hợp pháp trong quá trình kiểm tra kỹ thuật vào thứ năm trước cuộc đua. Các đội Red BullLotus đã thông báo với Charlie Whiting rằng họ sẽ gửi đơn phản đối nhưng trong trường hợp này, Tòa án phúc thẩm quốc tế của FIA dã giải quyết vấn đề về tính hợp pháp sau đó. Sau cuộc đua, cả Lotus và Red Bull đều quyết định không phản đối[4].

Tường thuật sửa

Buổi tập sửa

Trong buổi tập đầu tiên, Jenson Button lập thời gian nhanh nhất trước người đồng đội McLaren Lewis HamiltonMichael Schumacher. Ban đầu, buổi tập này diễn ra trong điều kiện ẩm ướt nhưng đường đua khô sau đó và các tay đua cuối cùng sử dụng lốp khô. Những chiếc xe đua HRT F112 và Marussia MR01 lần đầu tiên được sử dụng trong buổi tập Công thức 1 chính thức. HRT F112 của de la Rosa được rút lui ngay trước khi bắt đầu buổi thực hành đầu tiên vì chiếc xe đua đó chưa hoàn thiện. Đồng đội của anh, Narain Karthikeyan bỏ cuộc sau ba vòng vì sự cố kỹ thuật.

Buổi tập thứ 2 cũng bắt đầu với thời tiết khá ướt át. Về cuối, mặt đường đua cạn kiệt và các tay đua lập thời gian nhanh nhất với lốp khô. Schumacher lập thời gian vòng đua nhanh nhất trước Nico HülkenbergSergio Pérez. Tất cả các tay đua đều lập thời gian theo quy tắc 107% ngoại trừ các tay đua của HRT.

Trong buổi tập thứ ba, Hamilton lập thời gian nhanh nhất trước Grosjean và Mark Webber. Tất cả các tay đua đều lập thời gian theo quy tắc 107 phần trăm ngoại trừ các tay đua của HRT.

Vòng phân hạng sửa

Trong phần đầu tiên của vòng phân hạng (Q1), Kamui Kobayashi lập thời gian nhanh nhất trước Jean-Éric VergneRomain Grosjean. Cả hai tay đua của HRT đều không thể lập thời gian trong quy tắc 107 phần trăm và do đó không đáp ứng điều kiện tham gia cuộc đua. Ngoài ra, các tay đua của MarussiaCaterhamKimi Räikkönen bị loại và không thể lọt vào vòng phân hạng phần hai (Q2).

Phần thứ hai bị gián đoạn sau pha mất lái xe của Fernando Alonso. Alonso mất lái khi băng qua đường xuất phát/về đích và vào sỏi tại vòng cua Jones. Nico Rosberg là tay đua nhanh nhất trước Schumacher và Hamilton. Ngoài Alonso, các tay đua của Sauber cũng như Felipe Massa, Paul di Resta, Bruno Senna và Vergne bị loại.

Trong phần cuối cùng của vòng phân hạng, Hamilton giành vị trí pole trước đồng đội Button và Grosjean.

Sau vòng phân hạng, Sauber phải thay hộp số tại chiếc xe của Pérez khiến anh bị tụt 5 bậc[5]. Tiếp theo đó, các tay đua của HRT không đủ điều kiện tham gia cuộc đua nộp đơn lên ban quản lý cuộc đua để xin giấy phép xuất phát đặc biệt nhưng ban quản lý cuộc đua không chấp nhận điều này[6].

Cuộc đua chính sửa

 
Jenson Button ăn mừng chiến thắng của mình sau khi về đích ở vị trí đầu tiên.

Sau khi cuộc đua bắt đầu, Button dẫn trước Hamilton. Grosjean xuất phát không tốt và tụt xuống một số vị trí ở vòng đầu tiên. Mặt khác, cả hai tay đua của Ferrari là Alonso và Massa xuất phát thuận lợi từ những vị trí phía sau. Sau đó, cả Hülkenberg, Ricciardo và Senna va chạm với nhau. Trong khi Ricciardo và Senna có thể tiếp tục đua, Hülkenberg buộc phải bỏ cuộc. Một vòng sau, Pastor Maldonado và Grosjean tranh đấu với nhau và tại hai vòng cua nhanh 11-12, Maldonado cố gắng vượt lên nhưng Grosjean nhất quyết bảo vệ vị trí của mình. Cả hai chạm vào nhau và hệ thống treo của lốp xe trước của Grosjean bị hỏng. Do vậy, anh buộc phải bỏ cuộc[7].

Trong khi các tay đua của McLaren đang dẫn đầu thì Vettel vẫn tiếp tục leo lên vài vị trí. Đầu tiên, anh vượt qua Rosberg và sau đó đuổi kịp người xếp thứ ba là Schumacher. Ở vòng 11, Schumacher phải bỏ cuộc vì vấn đề về hộp số. Ngay sau đó, giai đoạn đổi lốp đầu tiên bắt đầu với các tay đua lựa chọn các chiến lược khác nhau. Trong phần đầu tiên của cuộc đua, hầu hết các phi công bắt đầu với hợp chất lốp mềm. Các tay đua McLaren dẫn đầu cũng như Alonso và Webber chuyển sang bộ lốp cứng trong khi Rosberg và Vettel chọn bộ lốp mềm. Trong khi đó, Pérez, người xuất phát ở vị trí cuối cùng, đứng ở vị trí thứ hai. Lúc đầu, anh quyết định sử dụng hợp chất lốp cứng và chưa đổi lốp vào thời điểm đó. Tuy nhiên, anh không giữ được vị trí đó lâu và bị Hamilton, Vettel, Alonso và Rosberg vượt qua. Cuối cùng thì anh ấy chuyển sang bộ lốp mềm hơn và đó là lần đổi lốp duy nhất của anh.

Tiếp theo đó, Massa bắt đầu giai đoạn dừng pit dành cho những tay đua muốn đổi lốp lần thứ hai. Sau khi Button và Hamilton đổi lốp, xe an toàn xuất hiện do Petrov bị mắc kẹt do sự cố kỹ thuật. Xe an toàn đã phải được triển khai để trục vớt chiếc xe. Trong thời gian xe an toàn, tất cả các tay đua đổi lốp cuối cùng. Sau khi xe an toàn đi vào làn pit trở lại, Button dẫn trước Vettel, Hamilton, Webber, Alonso, Maldonado, Pérez, Rosberg, Räikkönen và Kobayashi. Trước khi cuộc đua được bắt đầu lại, đồng đội của Petrov ở Caterham là Kovalainen phải bỏ cuộc tại làn pit vì sự cố kỹ thuật.

Trong khi các vị trí ở phía trước không thay đổi, Senna và Massa va chạm với nhau ở những vị trí cuối cùng và cả hai phải bỏ cuộc đua trong làn pit. Ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đua, Button dẫn trước Vettel vài giây. Alonso và Maldonado lái xe rất gần nhau nhưng Maldonado đã không thể vượt lên. Ngay sau đó, Maldonado mắc lỗi và đâm ở đoạn cua Lauda và phải bỏ cuộc.

Button giành chiến thắng cuộc đua này trước Vettel, Hamilton, Webber và Alonso. Kobayashi đứng thứ sáu trước Räikkönen, Pérez, Ricciardo và di Resta. Ricciardo ghi điểm đầu tiên trong cuộc đua đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 của mình với Toro Rosso. Đồng đội của anh, Vergne, gần như có thể làm được điều tương tự nhưng để mất vị trí thứ 10 ở vòng cua cuối cùng vào tay di Resta ở vòng cua cuối cùng.

Kết quả sửa

Vòng phân hạng sửa

Vị trí Số xe Tay đua Đội đua Q1 Q2 Q3 Vị trí

xuất phát

1 4   Lewis Hamilton McLaren-Mercedes 1:26.800 1:25.626 1:24.922 1
2 3   Jenson Button McLaren-Mercedes 1:26.832 1:25.663 1:25.074 2
3 10   Romain Grosjean Lotus-Renault 1:26.498 1:25.845 1:25.302 3
4 7   Michael Schumacher Mercedes 1:26.586 1:25.571 1:25.336 4
5 2   Mark Webber Red Bull-Renault 1:27.117 1:26.297 1:25.651 5
6 1   Sebastian Vettel Red Bull-Renault 1:26.773 1:25.982 1:25.668 6
7 8   Nico Rosberg Mercedes 1:26.763 1:25.469 1:25.686 7
8 18   Pastor Maldonado Williams-Renault 1:26.803 1:26.206 1:25.908 8
9 12   Nico Hülkenberg Force India-Mercedes 1:27.464 1:26.314 1:26.451 9
10 16   Daniel Ricciardo Toro Rosso-Ferrari 1:27.024 1:26.319 Không

lập thời gian

10
11 17   Jean-Éric Vergne Toro Rosso-Ferrari 1:26.493 1:26.429 11
12 5   Fernando Alonso Ferrari 1:26.688 1:26.494 12
13 14   Kamui Kobayashi Sauber-Ferrari 1:26.182 1:26.590 13
14 19   Bruno Senna Williams-Renault 1:27.004 1:26.663 14
15 11   Paul di Resta Force India-Mercedes 1:27.469 1:27.086 15
16 6   Felipe Massa Ferrari 1:27.633 1:27.497 16
17 15   Sergio Pérez Sauber-Ferrari 1:26.596 Không

lập thời gian

221
18 9   Kimi Räikkönen Lotus-Renault 1:27.758 17
19 20   Heikki Kovalainen Caterham-Renault 1:28.679 18
20 21   Vitaly Petrov Caterham-Renault 1:29.018 19
21 24   Timo Glock Marussia-Cosworth 1:30.923 20
22 25   Charles Pic Marussia-Cosworth 1:31.670 21
Thời gian 107%: 1:32.214
22   Pedro de la Rosa HRT-Cosworth 1:33.495 DNQ2
23   Narain Karthikeyan HRT-Cosworth 1:33.643 DNQ2
Chú thích
  • ^1Sergio Pérez bị tụt năm bậc do thay đổi động cơ.
  • ^2Pedro de la RosaNarain Karthikeyan không lập được thời gianh trong khoảng 107% của thời gian nhanh nhất trong vòng phân hạng phần thứ nhất (Q1). Do vậy, cả hai không tham gia được cuộc đua chính.

Cuộc đua chính sửa

Vị trí Số xe Tay đua Đội đua Số vòng Thời gian/Bỏ cuộc Vị trí

xuất phát

Số điểm
1 3   Jenson Button McLaren-Mercedes 58 1:34:09.565 2 25
2 1   Sebastian Vettel Red Bull-Renault 58 +2.139 6 18
3 4   Lewis Hamilton McLaren-Mercedes 58 +4.075 1 15
4 2   Mark Webber Red Bull-Renault 58 +4.547 5 12
5 5   Fernando Alonso Ferrari 58 +21.565 12 10
6 14   Kamui Kobayashi Sauber-Ferrari 58 +36.766 13 8
7 9   Kimi Räikkönen Lotus-Renault 58 +38.014 17 6
8 15   Sergio Pérez Sauber-Ferrari 58 +39.458 22 4
9 16   Daniel Ricciardo Toro Rosso-Ferrari 58 +39.556 10 2
10 11   Paul di Resta Force India-Mercedes 58 +39.737 15 1
11 17   Jean-Éric Vergne Toro Rosso-Ferrari 58 +39.848 11
12 8   Nico Rosberg Mercedes 58 +57.642 7
13 18   Pastor Maldonado Williams-Renault 57 Tai nạn 8
14 24   Timo Glock Marussia-Cosworth 57 +1 vòng 20
15 25   Charles Pic Marussia-Cosworth 53 Áp suất dầu 21
16 19   Bruno Senna Williams-Renault 52 Va chạm 14
Bỏ cuộc 6   Felipe Massa Ferrari 46 Va chạm 16
Bỏ cuộc 20   Heikki Kovalainen Caterham-Renault 38 Hệ thống treo lốp 18
Bỏ cuộc 21   Vitaly Petrov Caterham-Renault 34 Hệ thống lái 19
Bỏ cuộc 7   Michael Schumacher Mercedes 10 Hộp số 4
Bỏ cuộc 10   Romain Grosjean Lotus-Renault 1 Va chạm 3
Bỏ cuộc 12   Nico Hülkenberg Force India-Mercedes 0 Va chạm 9

Chú thích:

  • Heikki Kovalainen bị tụt năm bậc ở cuộc đua tiếp theo vì vượt một chiếc xe khác trong điều kiện ô tô an toàn.[8]

Bảng xếp hạng sau cuộc đua sửa

Bảng xếp hạng các tay đua sửa

Vị trí Tay đua Đội đua Số điểm
01   Jenson Button McLaren-Mercedes 25
02   Sebastian Vettel Red Bull-Renault 18
03   Lewis Hamilton McLaren-Mercedes 15
04   Mark Webber Red Bull-Renault 12
05   Fernando Alonso Ferrari 10
06   Kamui Kobayashi Sauber-Ferrari 8
07   Kimi Räikkönen Lotus-Renault 6
08   Sergio Pérez Sauber-Ferrari 4
09   Daniel Ricciardo Toro Rosso-Ferrari 2
10   Paul di Resta Force India-Mercedes 1
  • Lưu ý: Chỉ có mười vị trí đứng đầu được liệt kê trong bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng các đội đua sửa

Vị trí Đội đua Số điểm
01   McLaren-Mercedes 40
02   Red Bull-Renault 30
03   Sauber-Ferrari 12
04   Ferrari 10
05   Lotus-Renault 6
06   Toro Rosso-Ferrari 2
07   Force India-Mercedes 1
08   Mercedes 0
09   Williams-Renault 0
10   Marussia-Cosworth 0
11   Caterham-Renault 0
12   HRT-Cosworth 0

Tham khảo sửa

  1. ^ “Australian F1 GP (d4)”. austadiums.com. AUSTRALIAN STADIUMS & SPORT. 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ “Coulthard and Jordan on F1's six champs”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ “Vitaly Petrov replaces Jarno Trulli at Caterham F1 team”. www.autosport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Mercedes-F-Schacht: Vorerst kein Protest”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “Perez muss um fünf Startpositionen zurück”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “FIA bleibt hart: Keine Starterlaubnis für HRT”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ “Melbourne: Vettels Aufholjagd endet bei Button”. Motorsport-Total.com (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Elizalde, Pablo (18 tháng 3 năm 2012). “Heikki Kovalainen hit with five-place penalty for Malaysian Grand Prix”. Autosport. Haymarket Publications. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2012.

Liên kết ngoài sửa


Chặng đua trước:
Giải đua ô tô Công thức 1 Brasil 2011
Giải đua xe Công thức 1
2012
Chặng đua sau:
Giải đua ô tô Công thức 1 Malaysia 2012
Chặng đua trước:
Giải đua ô tô Công thức 1 Úc 2011
Giải đua ô tô Công thức 1 Úc Chặng đua sau:
Giải đua ô tô Công thức 1 Úc 2013