Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015giải vô địch bóng đá nữ thế giới lần thứ bảy, là lần thứ hai được tổ chức tại Bắc Mỹ và là lần đầu tiên tổ chức ở Canada. Tháng 3 năm 2011, Canada giành được quyền đăng cai sự kiện 4 năm 1 lần này. Giải đấu diễn ra từ ngày 6 tháng 6 tại sáu thành phố và kết thúc ngày 5 tháng 7 năm 2015 bằng trận chung kết. Hoa Kỳ giành chức vô địch World Cup lần thứ ba sau khi vượt qua đương kim vô địch Nhật Bản với tỉ số 5–2 trong trận chung kết và trở thành đội bóng giàu thành tích nhất với 3 lần đăng quang.[1]

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015
2015 FIFA Women's World Cup - Canada
Coupe du Monde Féminine de la FIFA 2015
(tiếng Pháp)
Biểu tượng giải đấu
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàCanada
Thời gian6 tháng 6 – 5 tháng 7
Số đội24 (từ 6 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu6 (tại 6 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Hoa Kỳ (lần thứ 3)
Á quân Nhật Bản
Hạng ba Anh
Hạng tư Đức
Thống kê giải đấu
Số trận đấu52
Số bàn thắng146 (2,81 bàn/trận)
Số khán giả1.353.506 (26.029 khán giả/trận)
Vua phá lướiĐức Célia Šašić
Hoa Kỳ Carli Lloyd
(6 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Hoa Kỳ Carli Lloyd
Cầu thủ trẻ
xuất sắc nhất
Canada Kadeisha Buchanan
Đội đoạt giải
phong cách
 Pháp
2011
2019

Giải cũng là kỳ World Cup đầu tiên có sự tham dự của 24 tuyển, tăng 8 đội so với con số 16 vào năm 2011.[2] Đội tuyển Canada được đặc cách thi đấu với tư cách chủ nhà trong khi 134 đội tuyển thi đấu tại các giải đấu vòng loại của mỗi khu vực để xác định 23 suất còn lại. Với sự mở rộng của giải, tám đội tuyển lần đầu tiên lần đầu tiên có mặt tại vòng chung kết World Cup.[2]

Giải đấu năm 2015 cũng lần đầu áp dụng công nghệ goal-line với hệ thống Hawk-Eye.[3][4] Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên của cả nam và nữ được thi đấu hoàn trên mặt cỏ nhân tạo. Đã có nhiều lo ngại về rủi ro mà mặt cỏ nhân tạo gây ra, tuy vậy đòi hỏi pháp lý về việc các trận đấu phải được thi đấu trên sân cỏ tự nhiên đã bị bác bỏ vào tháng 1 năm 2015.[5]

Cuộc đua giành quyền đăng cai sửa

Quốc gia giành quyền đăng cai Giải vô địch bóng đá nữ thế giới cũng sẽ trở thành chủ nhà của Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới của năm trước đó. Việc đăng ký trở thành ứng cử viên sẽ phải được đệ trình lên trước tháng 12 năm 2010. Có hai quốc gia tham gia giành quyền đăng cai giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 là:[6]

Tuy nhiên Zimbabwe rút lui vào ngày 1 tháng 3 năm 2011[8] một phần do sự bất ổn về kinh tế và chính trị.[9] Vì vậy, Canada nghiễm nhiên trở thành nước chủ nhà của giải đấu này.

Vòng loại sửa

 
  Đội giành quyền tham dự
  Đội không vượt qua vòng loại
  Đội không tham dự vòng loại
  Không thi đấu trong thời gian dài

Từ giải đấu này, số đội tham dự sẽ tăng từ 16 lên 24, với số trận đấu được kéo dài từ 32 lên đến 52.[10] Vào ngày 11 tháng 6 năm 2012, FIFA công bố suất dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 như sau:[11]

  • AFC (Châu Á): 5 suất (nâng lên từ 3)
  • CAF (Châu Phi): 3 suất (nâng lên từ 2)
  • CONCACAF (Bắc, Trung Mỹ và Caribe): 3,5 suất (nâng lên từ 2,5)
  • CONMEBOL (Nam Mỹ): 2,5 suất (nâng lên từ 2)
  • OFC (Châu Đại Dương): 1 suất (từ năm 2011)
  • UEFA (Châu Âu): 8 suất (nâng lên từ 4,5)
  • Chủ nhà: 1 suất (như năm 2011)

Đội tuyển CHDCND Triều Tiên bị cấm tham dự giải đấu này do 5 cầu thủ của họ bị phát hiện dùng chất kích thích tại giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011.[12]

Các đội tham dự sửa

Đội tuyển Liên đoàn Phương thức
loại
Ngày
giành vé
Số
VCK
VCK
gần nhất
Thành tích
tốt nhất
Hạng FIFA
trước giải
  Canada CONCACAF Chủ nhà 3 tháng 3 năm 2011 6 2011 Hạng tư (2003) 8
  Trung Quốc AFC Hạng ba Cúp bóng đá nữ châu Á 17 tháng 5 năm 2014 6 2007 Á quân (1999) 16
  New Zealand OFC Vô địch Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương 29 tháng 10 năm 2014 4 2011 Vòng bảng (1991, 2007, 2011) 17
  Hà Lan UEFA Chiến thắng play-off 27 tháng 11 năm 2014 1 12
  Đức UEFA Nhất bảng 1 13 tháng 9 năm 2014 7 2011 Vô địch (2003, 2007) 1
  Bờ Biển Ngà CAF Hạng ba Giải vô địch bóng đá nữ châu Phi 25 tháng 10 năm 2014 1 67
  Na Uy UEFA Nhất bảng 5 13 tháng 9 năm 2014 7 2011 Vô địch (1995) 11
  Thái Lan AFC Hạng 5 Cúp bóng đá nữ châu Á 21 tháng 5 năm 2014 1 29
  Nhật Bản AFC Vô địch Cúp bóng đá nữ châu Á 18 tháng 5 năm 2014 7 2011 Vô địch (2011) 4
  Thụy Sĩ UEFA Nhất bảng 3 15 tháng 6 năm 2014 1 19
  Cameroon CAF Á quân Giải vô địch bóng đá nữ châu Phi 22 tháng 10 năm 2014 1 53
  Ecuador CONMEBOL Thắng trận play-off CONMEBOL-CONCACAF 2 tháng 12 năm 2014 1 48
  Hoa Kỳ CONCACAF Vô địch Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF 24 tháng 10 năm 2014 7 2011 Vô địch (1991, 1999) 2
  Úc AFC Á quân Cúp bóng đá nữ châu Á 18 tháng 5 năm 2014 6 2011 Tứ kết (2007, 2011) 10
  Thụy Điển UEFA Nhất bảng 4 17 tháng 9 năm 2014 7 2011 Á quân (2003) 5
  Nigeria CAF Vô địch Giải vô địch bóng đá nữ châu Phi 22 tháng 10 năm 2014 7 2011 Tứ kết (1999) 33
  Brasil CONMEBOL Vô địch Copa América Femenina 26 tháng 9 năm 2014 7 2011 Á quân (2007) 7
  Hàn Quốc AFC Hạng 4 Cúp bóng đá nữ châu Á 17 tháng 5 năm 2014 2 2003 Vòng bảng (2003) 18
  Tây Ban Nha UEFA Nhất bảng 2 13 tháng 9 năm 2014 1 14
  Costa Rica CONCACAF Á quân Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF 24 tháng 10 năm 2014 1 37
  Pháp UEFA Nhất bảng 7 13 tháng 9 năm 2014 3 2011 Hạng tư (2011) 3
  Anh UEFA Nhất bảng 6 21 tháng 8 năm 2014 4 2011 Tứ kết (1995, 2007, 2011) 6
  Colombia CONMEBOL Á quân Copa América Femenina 28 tháng 9 năm 2014 2 2011 Vòng bảng (2011) 28
  México CONCACAF Hạng ba Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF 26 tháng 10 năm 2014 3 2011 Vòng bảng (1999, 2011) 25

Truyền hình sửa

 
Trường quay của Fox Sports tại Jack Poole Plaza.

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 là một trong những giải đấu đầu tiên của FIFA chịu ảnh hưởng của các hợp đồng bản quyền mới tại hai thị trường Bắc Mỹ. Tại Canada, giải đấu được phát bởi CTV, TSNRDS (tiếng Pháp) thông qua một thỏa thuận bản quyền mới với công ty mẹ Bell Media.[13][14] Tại Hoa Kỳ, bản quyền truyền hình tiếng Anh thuộc về Fox Sports. Bản quyền tiếng Tây Ban Nha do NBC Deportes nắm, trong đó các buổi phát sóng được chiếu trên TelemundoNBC Universo.[15] Fox xây dựng một trường quay tạm thời dành riêng cho World Cup tại Jack Poole Plaza ở Vancouver, ngay ngoài Trung tâm hội nghị Vancouver.[16][17]

Vào tháng 12 năm 2014, Liên hiệp Phát sóng châu Âu gia hạn bản quyền với các giải đấu của FIFA đối với 37 quốc gia thành viên của tổ chức này.[18] Tại Anh Quốc, tất cả các trận đấu của giải được BBC chiếu trên các kênh BBC Two, BBC ThreeBBC Red Button. Tất cả các trận của đội tuyển Anh và một số trận chọn lọc khác được phát trên sóng phát thanh BBC Radio 5 Live.[19] Tại Úc, SBS chiếu trực tiếp toàn bộ 52 trận trên mạng, và phát truyền hình trực tiếp 41 trận trên vô tuyến.[20]

Linh vật và nhà tài trợ sửa

Vào ngày 17 tháng 6 năm 2014, linh vật của giải đấu, Shuéme, một cô cú trắng đã được công bố tại Bảo tàng Thiên nhiên Canada tại Ottawa.[21]

Năm nhà tài trợ hàng đầu gồm Coca-Cola, Adidas, Hyundai-Kia, Visa, và Gazprom. Trong tuần lễ cuối cùng của giải, chính phủ Canada bổ sung Gazprom vào danh sách các tổ chức bị áp đặt lệnh trừng phạt do ủng hộ Nga sáp nhập Krym. Báo chí cho biết việc bổ sung này bị trì hoãn nhằm tránh gây ảnh hưởng tới hình ảnh của FIFA.[22]

Địa điểm sửa

Các thành phố Vancouver, Edmonton, Winnipeg, Ottawa, MontrealMoncton được chọn tổ chức giải.[23] Halifax cũng được tính đến nhưng rút khỏi danh sách ứng cử viên vào tháng 3 năm 2012.[24] Toronto quyết định không đăng cai do có thể trùng lịch với Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ 2015.[25] Do FIFA phản đối việc đặt tên nhà tài trợ cho sân vận động, sân Investors Group Field ở Winnipeg và sân vận động TD Place ở Ottawa lần lượt được FIFA nhắc tới với tên là sân vận động Winnipeg[26] và sân vận động Lansdowne[27] trong thời gian diễn ra giải.

Canada từng tổ chức các giải đấu của FIFA như Giải vô địch bóng đá U-16 thế giới 1987, Giải vô địch bóng đá nữ U-19 thế giới 2002, Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2007 và gần nhất là Giải vô địch bóng đá nữ U-20 thế giới 2014.

Edmonton Montréal Vancouver Winnipeg
Sân vận động Commonwealth Sân vận động Olympic BC Place Investors Group Field
(Sân vận động Winnipeg)
53°33′35″B 113°28′34″T / 53,55972°B 113,47611°T / 53.55972; -113.47611 (Sân vận động Commonwealth) 45°33′28″B 73°33′7″T / 45,55778°B 73,55194°T / 45.55778; -73.55194 (Sân vận động Olympic) 49°16′36″B 123°6′43″T / 49,27667°B 123,11194°T / 49.27667; -123.11194 (BC Place) 49°48′28″B 97°8′45″T / 49,80778°B 97,14583°T / 49.80778; -97.14583 (Investors Group Field)
Sức chứa: 56.302 Sức chứa: 56.040 Sức chứa: 54.320 Sức chứa: 33.422
Mặt sân: FieldTurf Duraspine Mặt sân: Xtreme Turf Mặt sân: Polytan LigaTurf Mặt sân: FieldTurf Revolution
Múi giờ: MDT (UTC−6) Múi giờ: EDT (UTC−4) Múi giờ: PDT (UTC−7) Múi giờ: CDT (UTC−5)
       
Ottawa Moncton
Sân vận động TD Place
(Sân vận động Lansdowne)
Sân vận động Moncton
45°23′53,44″B 75°41′1,14″T / 45,38333°B 75,68333°T / 45.38333; -75.68333 (Sân vận động Frank Clair) 46°6′30″B 64°47′0″T / 46,10833°B 64,78333°T / 46.10833; -64.78333 (Sân vận động Moncton)
Sức chứa: 24.000 Sức chứa: 13.000
Mặt sân: FieldTurf Mặt sân: FieldTurf
Múi giờ: EDT (UTC−4) Múi giờ: ADT (UTC−3)
   

Vấn đề mặt cỏ nhân tạo sửa

Tất cả các địa điểm của giải đều sở hữu mặt sân cỏ nhân tạo, điều mà nhiều vận động viên tin rằng gây ra nguy cơ chấn thương cao hơn bình thường cho họ. Trên 50 cầu thủ đã bày tỏ sự phản đối việc sử dụng cỏ nhân tạo thay vì cỏ tự nhiên và cho rằng điều này cho thấy sự phân biệt giới tính. Họ cụ thể hóa bằng việc đệ đơn kiện quyết định của FIFA để giải thi đấu trên mặt sân nhân tạo, cho rằng FIFA sẽ không bao giờ để World Cup của nam phải thi đấu trên mặt cỏ "không an toàn" như vậy và vì vậy những nhà tổ chức đã vi phạm Đạo luật Nhân quyền Canada.[28][29][30] Cầu thủ nữ xuất sắc nhất năm 2012 Abby Wambach cũng nhấn mạnh rằng "nam giới [cũng] sẽ phản ứng khi phải đá trên sân nhân tạo."[31] Một là đơn được nộp lên Tòa án Nhân quyền Ontario vào ngày 1 tháng 10 năm 2014 của một nhóm cầu thủ nữ quốc tế nhằm chống lại FIFA và Liên đoàn bóng đá Canada chỉ ra rằng, vào năm 1994, FIFA đã chi ra 2 triệu đôla Mỹ để trồng cỏ tự nhiên thay cho mặt cỏ nhân tạo tại sân vận động GiantsNew Jersey và sân SilverdomeDetroit.[32][33] Một số nhân vật nổi tiếng và cầu thủ bày tỏ sự ủng hộ các cầu thủ bóng đá nữ, trong đó có thủ môn Tim Howard. Dù đứng trước khả năng giải bị tẩy chay, trưởng ban chịu trách nhiệm về các giải đấu của nữ của FIFA, bà Tatjana Haenni, vẫn một mực khẳng định "Chúng ta sẽ hi đấu trên sân cỏ nhân tạo và sẽ không có phương án B nào cả."[34][35] Vào tháng 1 năm 2015, các cầu thủ rút đơn kiện của họ.[36]

Trong thời gian giải đấu diễn ta, tiền đạo Michelle Heyman của Úc tỏ ra hết sức phàn nàn về điều kiện thi đấu, cho rằng mặt sân như "than nóng".[37]

Cầu thủ tham dự sửa

Mỗi đội hình tham dự Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 gồm 23 cầu thủ (tối thiểu ba thủ môn), nhiều hơn hai so với năm 2011 và bằng số lượng của World Cup nam. Mỗi liên đoàn sẽ trình lên danh sách 23 cầu thủ cuối cùng tối thiểu 10 ngày làm việc trước khi giải khai mạc. Việc thay thế các cầu thủ chấn thương nặng phải được thực hiện 24 giờ trước trận đấu đầu tiên của đội tuyển đó.[38]

Danh sách cầu thủ cuối cùng được FIFA chính thức công bố ngày 28 tháng 5 năm 2015.[39][40] Formiga của Brasil và Sawa Homare của Nhật Bản đều có lần thứ sáu được dự World Cup, một kỷ lục đối với cả bóng đá nam và nữ.[41]

Trọng tài sửa

Có tổng số 22 trọng tài, 7 trọng tài hỗ trợ, và 44 trợ lý trọng tài được lựa chọn cho giải.[42][43]

Bốc thăm sửa

Buổi lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 6 tháng 12 năm 2014 tại Bảo tàng Thiên nhiên Canada tại Ottawa, Canada.[44] Các nhóm hạt giống được công bố một ngày trước đó. Do UEFA có tám đại diện, mà lại chỉ có sáu bảng đấu, vì thế sẽ có hai bảng gồm hai đội châu Âu. Ngoài ra sẽ không có bảng nào có hai đội cùng một liên đoàn khu vực.[45]

Nhóm 1 (Hạt giống) Nhóm 2 (CAF, CONCACAF, OFC) Nhóm 3 (AFC, CONMEBOL) Nhóm 4 (UEFA)

  Canada (chủ nhà)
  Brasil
  Pháp
  Đức
  Nhật Bản
  Hoa Kỳ

  Cameroon
  Bờ Biển Ngà
  Nigeria
  Costa Rica
  México
  New Zealand

  Úc
  Trung Quốc
  Hàn Quốc
  Thái Lan
  Colombia
  Ecuador

  Anh
  Hà Lan
  Na Uy
  Tây Ban Nha
  Thụy Điển
  Thụy Sĩ

  • Mặc dù có thứ hạng FIFA thấp hơn, Brasil vẫn được ở nhóm trên so với Thụy Điển vì lý do địa lý.[46][47][48]
  • Trước loạt bốc thăm, ban tổ chức xếp các đội sau mặc định vào từng bảng: Đức ở bảng B, Nhật ở bảng C, Hoa Kỳ ở bảng D, Brasil ở bảng E, còn Pháp ở bảng F; chủ nhà Canada có mặt sẵn ở bảng A từ khi giành được quyền đang cai.[49] Tuy nhiên việc không bốc thăm cho các đội hạt giống đã gây ra một số phản ứng.[50][51][52] Một phát ngôn viên của FIFA sau đó xác nhận rằng việc các đội được định sẵn vào các bảng đấu như vậy là vì muốn tăng tỉ suất theo dõi trên truyền hình và doanh số bán vé.[53]

Vòng bảng sửa

Lịch thi đấu dự kiến của giải được phát hành vào ngày 21 tháng 3 năm 2013,[54] với chủ nhà Canada được đặt ở vị trí A1. Lịch thi đấu cuối cùng với thời gian trận đấu được công bố ngay sau khi lễ bốc thăm kết thúc.[55]

 

Vòng một, hay vòng bảng, gồm có 24 đội và được chia thành sáu bảng 4 đội. Mỗi bảng được diễn ra theo thể thức vòng tròn một lượt gồm sáu trận, trong đó mỗi đội đá một trận với từng đội còn lại trong bảng. Các đội được trao 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa và không điểm nào[38]

Việc xếp hạng của mỗi đội trong mỗi bảng được xác định như sau:

  1. Điểm số trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  2. Hiệu số bàn thắng trong tất cả các trận đấu vòng bảng;
  3. Số bàn thắng trong tất cả các trận đấu vòng bảng;

Nếu nhiều hơn hai đội bằng nhau về các tiêu chí trên, thứ hạng của họ sẽ được xác định như sau:

  1. Điểm số trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội có liên quan;
  2. Hiệu số bàn thắng trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội có liên quan;
  3. Số bàn thắng trong các trận đấu vòng bảng giữa các đội có liên quan;
  4. Bốc thăm của Ban tổ chức FIFA.

Bảng A sửa

 
Canada v Trung Quốc
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Canada (H) 3 1 2 0 2 1 +1 5 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Trung Quốc 3 1 1 1 3 3 0 4
3   Hà Lan 3 1 1 1 2 2 0 4
4   New Zealand 3 0 2 1 2 3 −1 2
Nguồn: FIFA
(H) Chủ nhà
6 tháng 6 năm 2015
Canada   1–0   Trung Quốc Sân vận động Commonwealth, Edmonton
New Zealand   0–1   Hà Lan Sân vận động Commonwealth, Edmonton
11 tháng 6 năm 2015
Trung Quốc   1–0   Hà Lan Sân vận động Commonwealth, Edmonton
Canada   0–0   New Zealand Sân vận động Commonwealth, Edmonton
15 tháng 6 năm 2015
Hà Lan   1–1   Canada Sân vận động Olympic, Montréal
Trung Quốc   2–2   New Zealand Sân vận động Winnipeg, Winnipeg

Bảng B sửa

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Đức 3 2 1 0 15 1 +14 7 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Na Uy 3 2 1 0 8 2 +6 7
3   Thái Lan 3 1 0 2 3 10 −7 3
4   Bờ Biển Ngà 3 0 0 3 3 16 −13 0
Nguồn: FIFA
7 tháng 6 năm 2015
Na Uy   4–0   Thái Lan Sân vận động Lansdowne, Ottawa
Đức   10–0   Bờ Biển Ngà Sân vận động Lansdowne, Ottawa
11 tháng 6 năm 2015
Đức   1–1   Na Uy Sân vận động Lansdowne, Ottawa
Bờ Biển Ngà   2–3   Thái Lan Sân vận động Lansdowne, Ottawa
15 tháng 6 năm 2015
Thái Lan   0–4   Đức Sân vận động Winnipeg, Winnipeg
Bờ Biển Ngà   1–3   Na Uy Sân vận động Moncton, Moncton

Bảng C sửa

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Nhật Bản 3 3 0 0 4 1 +3 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Cameroon 3 2 0 1 9 3 +6 6
3   Thụy Sĩ 3 1 0 2 11 4 +7 3
4   Ecuador 3 0 0 3 1 17 −16 0
Nguồn: FIFA
8 tháng 6 năm 2015
Cameroon   6–0   Ecuador BC Place, Vancouver
Nhật Bản   1–0   Thụy Sĩ BC Place, Vancouver
12 tháng 6 năm 2015
Thụy Sĩ   10–1   Ecuador BC Place, Vancouver
Nhật Bản   2–1   Cameroon BC Place, Vancouver
16 tháng 6 năm 2015
Ecuador   0–1   Nhật Bản Sân vận động Winnipeg, Winnipeg
Thụy Sĩ   1–2   Cameroon Sân vận động Commonwealth, Edmonton

Bảng D sửa

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Hoa Kỳ 3 2 1 0 4 1 +3 7 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Úc 3 1 1 1 4 4 0 4
3   Thụy Điển 3 0 3 0 4 4 0 3
4   Nigeria 3 0 1 2 3 6 −3 1
Nguồn: FIFA
8 tháng 6 năm 2015
Thụy Điển   3–3   Nigeria Sân vận động Winnipeg, Winnipeg
Hoa Kỳ   3–1   Úc Sân vận động Winnipeg, Winnipeg
12 tháng 6 năm 2015
Úc   2–0   Nigeria Sân vận động Winnipeg, Winnipeg
Hoa Kỳ   0–0   Thụy Điển Sân vận động Winnipeg, Winnipeg
16 tháng 6 năm 2015
Nigeria   0–1   Hoa Kỳ BC Place, Vancouver
Úc   1–1   Thụy Điển Sân vận động Commonwealth, Edmonton

Bảng E sửa

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Brasil 3 3 0 0 4 0 +4 9 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Hàn Quốc 3 1 1 1 4 5 −1 4
3   Costa Rica 3 0 2 1 3 4 −1 2
4   Tây Ban Nha 3 0 1 2 2 4 −2 1
Nguồn: FIFA
9 tháng 6 năm 2015
Tây Ban Nha   1–1   Costa Rica Sân vận động Olympic, Montréal
Brasil   2–0   Hàn Quốc Sân vận động Olympic, Montréal
13 tháng 6 năm 2015
Brasil   1–0   Tây Ban Nha Sân vận động Olympic, Montréal
Hàn Quốc   2–2   Costa Rica Sân vận động Olympic, Montréal
17 tháng 6 năm 2015
Costa Rica   0–1   Brasil Sân vận động Moncton, Moncton
Hàn Quốc   2–1   Tây Ban Nha Sân vận động Lansdowne, Ottawa

Bảng F sửa

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1   Pháp 3 2 0 1 6 2 +4 6 Giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp
2   Anh 3 2 0 1 4 3 +1 6
3   Colombia 3 1 1 1 4 3 +1 4
4   México 3 0 1 2 2 8 −6 1
Nguồn: FIFA
9 tháng 6 năm 2015
Pháp   1–0   Anh Sân vận động Moncton, Moncton
Colombia   1–1   México Sân vận động Moncton, Moncton
13 tháng 6 năm 2015
Pháp   0–2   Colombia Sân vận động Moncton, Moncton
Anh   2–1   México Sân vận động Moncton, Moncton
17 tháng 6 năm 2015
México   0–5   Pháp Sân vận động Lansdowne, Ottawa
Anh   2–1   Colombia Sân vận động Olympic, Montréal

Thứ tự các đội xếp thứ ba sửa

VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 F   Colombia 3 1 1 1 4 3 +1 4 Vòng đấu loại trực tiếp
2 A   Hà Lan 3 1 1 1 2 2 0 4
3 C   Thụy Sĩ 3 1 0 2 11 4 +7 3
4 D   Thụy Điển 3 0 3 0 4 4 0 3
5 B   Thái Lan 3 1 0 2 3 10 −7 3
6 E   Costa Rica 3 0 2 1 3 4 −1 2
Nguồn: FIFA
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số; 3) Tỷ số bàn thắng; 4) Bốc thăm.

Vòng đấu loại trực tiếp sửa

Vòng đấu loại trực tiếp hay vòng knock-out gồm 16 đội vượt qua vòng bảng. Có bốn vòng đấu nhỏ và sau mỗi vòng đấu một nửa số đội sẽ đi tiếp vào vòng sau theo thứ tự: vòng 16 đội, tứ kết, bán kết, và chung kết. Ngoài tra còn có trận đấu xác định đội đứng thứ ba và thứ tư. Đối với mỗi trận ở vòng knock-out, mỗi trận hòa sau 90 phút sẽ được tiếp tục bằng 30 phút hiệp phụ; nếu tỉ số vẫn bất phân thắng bại, loạt luân lưu 11m sẽ được sử dụng để xác định đội thắng.[38] Các cầu thủ chỉ phải nhận duy nhất một thẻ vàng sẽ được xóa thẻ sau vòng tứ kết, đảm bảo không có cầu thủ nào vắng mặt trong trận chung kết vì thẻ vàng ở bán kết.[56]

 
Vòng 16 độiTứ kếtBán kếtChung kết
 
              
 
20 tháng 6 – Edmonton
 
 
  Trung Quốc1
 
26 tháng 6 – Ottawa
 
  Cameroon0
 
  Trung Quốc0
 
22 tháng 6 – Edmonton
 
  Hoa Kỳ1
 
  Hoa Kỳ2
 
30 tháng 6 – Montréal
 
  Colombia0
 
  Hoa Kỳ2
 
20 tháng 6 – Ottawa
 
  Đức0
 
  Đức4
 
26 tháng 6 – Montréal
 
  Thụy Điển1
 
  Đức (pen.)1 (5)
 
21 tháng 6 – Montréal
 
  Pháp1 (4)
 
  Pháp3
 
5 tháng 7 – Vancouver
 
  Hàn Quốc0
 
  Hoa Kỳ5
 
21 tháng 6 – Moncton
 
  Nhật Bản2
 
  Brasil0
 
27 tháng 6 – Edmonton
 
  Úc1
 
  Úc0
 
23 tháng 6 – Vancouver
 
  Nhật Bản1
 
  Nhật Bản2
 
1 tháng 7 – Edmonton
 
  Hà Lan1
 
  Nhật Bản2
 
22 tháng 6 – Ottawa
 
  Anh1 Tranh hạng ba
 
  Na Uy1
 
27 tháng 6 – Vancouver4 tháng 7 – Edmonton
 
  Anh2
 
  Anh2  Đức0
 
21 tháng 6 – Vancouver
 
  Canada1   Anh (h.p.)1
 
  Canada1
 
 
  Thụy Sĩ0
 
Các cặp đấu ở vòng 16 đội

Các đội hạng ba giành quyền vào vòng loại trực tiếp sẽ thi đấu với một trong số các đội nhất bảng A, B, C và D dựa theo một bảng biểu ở Mục 28 trong điều lệ của giải.[38]

  Các cặp đấu dựa trên bốn đội đi tiếp
Đội thứ ba thuộc các bảng: Canada (1A) gặp: Đức (1B) gặp: Nhật Bản (1C) gặp: Hoa Kỳ (1D) gặp:
A B C D 3C 3D 3A 3B
A B C E 3C 3A 3B 3E
A B C F 3C 3A 3B 3F
A B D E 3D 3A 3B 3E
A B D F 3D 3A 3B 3F
A B E F 3E 3A 3B 3F
A C D E 3C 3D 3A 3E
A C D F 3C 3D 3A 3F
A C E F 3C 3A 3F 3E
A D E F 3D 3A 3F 3E
B C D E 3C 3D 3B 3E
B C D F 3C 3D 3B 3F
B C E F 3E 3C 3B 3F
B D E F 3E 3D 3B 3F
C D E F 3C 3D 3F 3E

Vòng 16 đội sửa

Đức  4–1  Thụy Điển
Mittag   24'
Šašić   36' (ph.đ.)78'
Marozsán   88'
Chi tiết Sembrant   82'
Khán giả: 22.486
Trọng tài: Ri Hyang-Ok (CHDCND Triều Tiên)

Trung Quốc  1–0  Cameroon
Vương San San   12' Chi tiết

Brasil  0–1  Úc
Chi tiết Simon   80'
Khán giả: 12.054
Trọng tài: Teodora Albon (România)

Pháp  3–0  Hàn Quốc
Delie   4'48'
Thomis   8'
Chi tiết

Canada  1–0  Thụy Sĩ
Bélanger   52' Chi tiết
Khán giả: 53.855
Trọng tài: Anna-Marie Keighley (New Zealand)

Na Uy  1–2  Anh
Gulbrandsen   54' Chi tiết Houghton   61'
Bronze   76'

Hoa Kỳ  2–0  Colombia
Morgan   53'
Lloyd   66' (ph.đ.)
Chi tiết

Nhật Bản  2–1  Hà Lan
Ariyoshi   10'
Sakaguchi   78'
Chi tiết van der Ven   90+2'
Khán giả: 28.717
Trọng tài: Lucila Venegas (México)

Tứ kết sửa

Đức  1–1 (s.h.p.)  Pháp
Šašić   84' (ph.đ.) Chi tiết Nécib   64'
Loạt sút luân lưu
Behringer  
Laudehr  
Peter  
Marozsán  
Šašić  
5–4   Thiney
  Abily
  Nécib
  Renard
  Lavogez
Khán giả: 24.859
Trọng tài: Carol Chenard (Canada)

Trung Quốc  0–1  Hoa Kỳ
Chi tiết Lloyd   51'
Khán giả: 24.141
Trọng tài: Carina Vitulano (Ý)

Úc  0–1  Nhật Bản
Chi tiết Iwabuchi   87'

Anh  2–1  Canada
Taylor   11'
Bronze   14'
Chi tiết Sinclair   42'
Khán giả: 54.027
Trọng tài: Claudia Umpierrez (Uruguay)

Bán kết sửa

Hoa Kỳ  2–0  Đức
Lloyd   69' (ph.đ.)
O'Hara   84'
Chi tiết
Khán giả: 51.176
Trọng tài: Teodora Albon (România)

Nhật Bản  2–1  Anh
Miyama   33' (ph.đ.)
Bassett   90+2' (l.n.)
Chi tiết Williams   40' (ph.đ.)
Khán giả: 31.467
Trọng tài: Anna-Marie Keighley (New Zealand)

Tranh hạng ba sửa

Đức  0–1 (s.h.p.)  Anh
Chi tiết Williams   108' (ph.đ.)
Khán giả: 21.483
Trọng tài: Ri Hyang-Ok (CHDCND Triều Tiên)

Chung kết sửa

Hoa Kỳ  5–2  Nhật Bản
Lloyd   3'5'16'
Holiday   14'
Heath   54'
Chi tiết Ōgimi   27'
Johnston   52' (l.n.)
Khán giả: 53.341
Trọng tài: Kateryna Monzul (Ukraina)

Vô địch sửa

Vô địch World Cup 2015
 
Hoa Kỳ
Lần thứ ba

Danh sách cầu thủ ghi bàn sửa

6 bàn
5 bàn
3 bàn
2 bàn
1 bàn
1 bàn phản lưới nhà
2 bàn phản lưới nhà

Tin nguồn: FIFA.com[57]

Giải thưởng sửa

Các giải thưởng sau được trao sau khi giải kết thúc.[58]

Giải thưởng Người đoạt giải[59] Các ứng viên rút gọn khác[60]
Quả bóng vàng   Carli Lloyd
Quả bóng bạc   Amandine Henry
Quả bóng đồng   Miyama Aya
Chiếc giày vàng   Célia Šašić[note 1]
Chiếc giày bạc   Carli Lloyd[note 1]
Chiếc giày đồng   Anja Mittag
Găng tay vàng   Hope Solo
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất   Kadeisha Buchanan
Giải fair-play   Pháp
Ghi chú
  1. ^ a b ŠašićLloyd có cùng số bàn thắng và số đường kiến tạo thành bàn (6 bàn, 1 kiến tạo). Šašić giành giải nhờ thi đấu với số phút ít hơn.

Đội hình toàn sao sửa

Đội hình toàn sao (All-Star Team) được Nhóm phân tích kĩ thuật của FIFA bình chọn bao gồm các tên tuổi sau:[61]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo

  Karen Bardsley
  Nadine Angerer
  Hope Solo

  Kadeisha Buchanan
  Lucy Bronze
  Steph Houghton
  Wendie Renard
  Ariyoshi Saori
  Julie Johnston
  Meghan Klingenberg

  Elise Kellond-Knight
  Amandine Henry
  Eugénie Le Sommer
  Miyama Aya
  Sakaguchi Mizuho
  Utsugi Rumi
  Carli Lloyd
  Megan Rapinoe

  Lisa De Vanna
  Élodie Thomis
  Anja Mittag
  Célia Šašić
  Ramona Bachmann

Đội hình trong mơ sửa

Đội hình trong mơ (Dream Team) được người dùng của fifa.com bầu chọn gồm các cầu thủ và huấn luyện viên sau:[62]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo Huấn luyện viên

  Hope Solo

  Kadeisha Buchanan
  Wendie Renard
  Julie Johnston
  Ali Krieger

  Miyama Aya
  Carli Lloyd
  Megan Rapinoe

  Anja Mittag
  Célia Šašić
  Alex Morgan

  Silvia Neid

Tiền thưởng sửa

Tổng số tiền thưởng được FIFA dành cho giải là 15 triệu USD,[63] bằng 2,6% tổng tiền thưởng của Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 (576 triệu đôla).[64] Ngoài ra, mỗi đội trong số 24 đội tham dự sẽ được nhận 200.000 USD chi phí chuẩn bị trước giải đấu.

Đội vô địch Hoa Kỳ nhận 2 triệu đôla,[63] bằng 5,7% số tiền đội tuyển Đức nhờ vô địch World Cup 2014 (35 triệu đôla).[64] Tiền thưởng được phân bổ như sau:

Bảng xếp hạng đội giải đấu sửa

Theo quy ước thống kê trong bóng đá, các trận đấu phải quyết định bằng hiệp phụ được tính là thắng thua rõ ràng, trong khi các trận đấu quyết định bằng luân lưu 11m được tính là hòa.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Kết quả chung cuộc
1   Hoa Kỳ 7 6 1 0 14 3 +11 19 Vô địch
2   Nhật Bản 7 6 0 1 11 8 +3 18 Á quân
3   Anh 7 5 0 2 10 7 +3 15 Hạng ba
4   Đức 7 3 2 2 20 6 +14 11 Hạng tư
5   Pháp 5 3 1 1 10 3 +7 10 Bị loại ở
tứ kết
6   Canada (H) 5 2 2 1 4 3 +1 8
7   Úc 5 2 1 2 5 5 0 7
8   Trung Quốc 5 2 1 2 4 4 0 7
9   Brasil 4 3 0 1 4 1 +3 9 Bị loại ở
vòng 16 đội
10   Na Uy 4 2 1 1 9 4 +5 7
11   Cameroon 4 2 0 2 9 4 +5 6
12   Hà Lan 4 1 1 2 3 4 −1 4
13   Colombia 4 1 1 2 4 5 −1 4
14   Hàn Quốc 4 1 1 2 4 8 −4 4
15   Thụy Sĩ 4 1 0 3 11 5 +6 3
16   Thụy Điển 4 0 3 1 5 8 −3 3
17   Thái Lan 3 1 0 2 3 10 −7 3 Bị loại ở
vòng bảng
18   Costa Rica 3 0 2 1 3 4 −1 2
19   New Zealand 3 0 2 1 2 3 −1 2
20   Tây Ban Nha 3 0 1 2 2 4 −2 1
21   Nigeria 3 0 1 2 3 6 −3 1
22   México 3 0 1 2 2 8 −6 1
23   Bờ Biển Ngà 3 0 0 3 3 16 −13 0
24   Ecuador 3 0 0 3 1 17 −16 0
Nguồn: FIFA
(H) Chủ nhà

Vòng loại Thế vận hội Mùa hè 2016 sửa

Giống như vòng loại Olympic trước, UEFA sử dụng World Cup để chọn lựa các đội tuyển châu Âu thi đấu ở môn bóng đá nữ Thê vận hội. châu Âu có ba suất tại giải đấu ở Brasil và các suất này sẽ gọi tên những đội bóng tiến xa nhất tại World Cup 2015 trừ Anh.[65][66] Hai suất đầu thuộc về PhápĐức, các đội lần lượt lọt vào tới tứ kết và bán kết.[67] Có bốn đội cùng dừng chân ở vòng 16 đội: Hà Lan, Na Uy, Thụy ĐiểnThụy Sĩ. Tuy nhiên các tiêu chí xếp hạng của FIFA không được sử dụng; thay vào đó một giải đấu play-off được tổ chức vào tháng 3 năm 2016 nhằm xác định đội thứ ba góp mặt tại Thế vận hội[68] với đội giành chiến thắng là Thụy Điển.[69]

Mặc dù Anh là đội châu Âu có thành tích tốt nhất tại World Cup, họ không đủ điều kiện dự Thế vận hội. Hiệp hội Bóng đá Anh (FA) trực thuộc Hiệp hội Olympic Anh Quốc vào ngày 2 tháng 3 năm 2015 bày tỏ mong muốn đội Vương quốc Liên hiệp Anh thi đấu nếu Anh nhận được suất của mình.[70] Tuy nhiên do phản đối của các liên đoàn bóng đá của Scotland, WalesBắc Ireland, cũng như động thái của FIFA cho biết họ sẽ không cho phép đội tuyển Vương quốc Liên hiệp Anh tham gia trừ khi cả bốn quốc gia Home Nations đồng ý, FA thông báo ngày 30 tháng 3 năm 2015 rằng họ rút lui trong việc tìm kiếm cơ hội để đội tuyển bóng đá Vương quốc Liên hiệp Anh dự giải.[71] Trường hợp tương tự từng xảy ra tại Thế vận hội 2008, khi Anh cũng nằm trong top ba đội đứng đầu của UEFA ở Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007.[72] Mặc dù vậy đội tuyển bóng đá nữ Anh Quốc từng có tham dự giải đấu năm 2012 với tư cách chủ nhà.

Chú thích sửa

  1. ^ “FIFA Women's World Cup Canada 2015™ - Matches - USA-Japan - FIFA.com”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ a b Kessel, Anna. “Biggest Women's World Cup to kick off in Canada amid surface tension”. The Guardian. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “Women's World Cup: Hawk-Eye used in Canada tournament”. BBC Sport. ngày 31 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “Hawk-Eye confirmed as goal-line technology provider for Canada 2015”. FIFA.com. ngày 31 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ Rubin, Josh. “Women drop artificial turf complaint over 2015 World Cup in Canada”. Toronto Star. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ “Remarkable interest in hosting FIFA competitions”. FIFA. 17 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập 21 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ cbc.ca; Canada in mix for 2015 Women's World Cup; 17/1/2010
  8. ^ “Zimbabwe withdraws bid to host 2015 Women's World Cup”. BBC. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
  9. ^ Reed, Nigel (ngày 21 tháng 2 năm 2011). “2015: The case for Canada”. Cbc.ca. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ MacKinnon, John (ngày 1 tháng 12 năm 2010). “The party's over... what's next?”. Edmonton Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2010.
  11. ^ “Qualification slots for Canada 2015 confirmed”. FIFA.com. ngày 11 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  12. ^ “FIFA Disciplinary Committee decisions for Germany 2011”. ngày 25 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
  13. ^ “Bell Media lands deal for FIFA soccer from 2015 through 2022”. TSN.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2014.
  14. ^ “FiFA awards further TV rights”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2013.
  15. ^ “FIFA awards U.S. TV Rights”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2013.
  16. ^ “Screen goes dark on women's soccer game, Vancouver fans go ballistic”. The Province. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2015.
  17. ^ “Fox Sports transforms Vancouver Convention Centre into FIFA broadcast studio”. CBC News. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2015.
  18. ^ “EBU & FIFA conclude media rights agreement”. EBU. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  19. ^ “Women's World Cup on the BBC”. bbc.co.uk/sport. BBC. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2015.
  20. ^ Knox, David (ngày 14 tháng 5 năm 2015). “FIFA Women's World Cup on SBS”. TV Tonight. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2015.
  21. ^ “FIFA Women's World Cup Canada 2015™ unveils official mascot”. FIFA.com. ngày 17 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  22. ^ Berthiaume, Lee (ngày 8 tháng 7 năm 2015). “Russian sponsor of FIFA world cup sanctioned as tournament ended”. Ottawa Citizen. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015.
  23. ^ “FIFA Women's World Cup Canada 2015™ Host Cities unveiled”. FIFA.com. ngày 4 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2014.
  24. ^ “No Halifax stadium for soccer World Cup”. Thechronicleherald.ca. ngày 27 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2012.
  25. ^ “Canadian host cities for 2015 Women's World Cup unveiled”. CBC.ca. ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2012.
  26. ^ “FIFA Women's World Cup Canada 2015™ Destination: Winnipeg”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
  27. ^ “FIFA Women's World Cup Canada 2015™ Destination: Ottawa”. FIFA. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
  28. ^ “FIFA visit to Moncton stadium overshadowed by turf lawsuit”. CBC News. ngày 2 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  29. ^ Fox Sports. “USWNT stars not backing down on artificial playing surface stance”. Fox Sports. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  30. ^ “elite female players sue”. espnW. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  31. ^ “FIFA: The World Cup Should Be Played on Natural Grass”. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  32. ^ “Equalizer Soccer – Players officially file lawsuit against FIFA, CSA over artificial turf at 2015 Women's World Cup”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  33. ^ “Elite players file application with Ontario human rights body alleging gender discrimination over artificial turf at 2015 Women's World Cup”. National Post. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2015.
  34. ^ “Players file lawsuit in Canada over artificial Women's World Cup turf”. Global News. ngày 1 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  35. ^ “FIFA officials to inspect BC Place turf in light of controversy”. Global News. ngày 7 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  36. ^ “Women's World Cup players withdraw 'turf war' lawsuit against FIFA, Canada Soccer Association”. Washington Post. ngày 21 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2015.
  37. ^ “Matildas say synthetic turf 'like hot coals'. Sydney Morning Herald. ngày 25 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  38. ^ a b c d “Regulations FIFA Women's World Cup Canada 2015™” (PDF). FIFA.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2015. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “regulations” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  39. ^ “Stellar names lined up for Canada 2015”. FIFA.com. ngày 28 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  40. ^ “FIFA Women's World Cup Canada 2015™ – List of Players” (PDF). FIFA.com.
  41. ^ “Japan legend Sawa makes cut for sixth World Cup”. Reuters. ngày 1 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  42. ^ “22 referees, 7 support referees and 44 assistant referees appointed for FIFA Women's World Cup 2015™”. FIFA.com. ngày 30 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  43. ^ “Referees and Assistant Referees for the FIFA Women's World Cup Canada 2015™” (PDF). FIFA.com. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  44. ^ “Final Draw to take place on 6 December”. FIFA.com. ngày 22 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  45. ^ “Details of Final Draw for Canada 2015”. FIFA.com. ngày 5 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  46. ^ “Equalizer Soccer – Brazil, Canada, France, Germany, Japan, USA seeded teams for Women's World Cup Draw”. equalizersoccer.com. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  47. ^ “Equalizer Soccer – Assigning seeded teams to groups compromises integrity of Women's World Cup Draw”. equalizersoccer.com. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  48. ^ “Sverige snuvat på toppseedning”. svt.se. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2015.
  49. ^ “Canada 2015 hopefuls learn fate in Ottawa”. FIFA.com. ngày 6 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  50. ^ “Frauen-WM 2015: Gruppenauslosung verkommt zur Farce” (bằng tiếng Đức). Framba.de. ngày 6 tháng 12 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  51. ^ “Results of the Women's World Cup draw include a group of death and controversy”. SB Nation. ngày 6 tháng 12 năm 2014.
  52. ^ “USA Draws The "Group of Death" In 2015 Women's World Cup”. FiveThirtyEight.com. ngày 6 tháng 12 năm 2014.
  53. ^ “Equalizer Soccer – FIFA explains why 2015 Women's World Cup is rigged”. equalizersoccer.com.
  54. ^ “FIFA Women's World Cup 2015 match schedule published”. FIFA.com. 21 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2014. Truy cập 21 tháng 3 năm 2013.
  55. ^ “Match Schedule FIFA Women's World Cup Canada 2015” (PDF). FIFA.com. 16 tháng 2 năm 2015. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2015.
  56. ^ “Calculators and cards: The qualification and disciplinary lowdown”. FIFA.com. 12 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2016.
  57. ^ “Statistics — Players — Top goals”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2015.
  58. ^ “Awards”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  59. ^ “Lloyd, Solo and Sasic lead the way”. FIFA.com. ngày 6 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  60. ^ “FIFA announces shortlists for FIFA Women's World Cup 2015 awards”. FIFA.com. ngày 2 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  61. ^ “Canada 2015 Technical Report published, All-Star Squad announced”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  62. ^ “2015 FIFA Women's World Cup Dream Team”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  63. ^ a b BBC Sport, Canada 2015: Prize money doubled for World Cup winners, 20 tháng 12 năm 2014
  64. ^ a b “World Cup money pot increased to $576m”. reuters.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2014.
  65. ^ “QUALIFICATION SYSTEM – GAMES OF THE XXXI OLYMPIAD – RIO 2016 – Football” (PDF). Rio 2016 Official Website. ngày 23 tháng 4 năm 2014. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2015.
  66. ^ “Germany and Norway drawn together”. UEFA.com. ngày 6 tháng 12 năm 2014.
  67. ^ “Germany, France qualify for Rio 2016”. FIFA. ngày 23 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2015.
  68. ^ “European contenders impress in Canada”. UEFA.com. ngày 18 tháng 6 năm 2015.
  69. ^ “Sweden seal Europe's last ticket to Rio”. FIFA.com. ngày 9 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  70. ^ “Football Association wants Great Britain sides at Rio Olympics”. BBC Sport. ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  71. ^ “Rio 2016: FA scraps plans for Great Britain football teams”. BBC Sport. ngày 30 tháng 3 năm 2015.
  72. ^ “Olympic play-off dates set”. UEFA.com. ngày 10 tháng 10 năm 2007.

Liên kết ngoài sửa