Giang Yêm (江淹, 444-505) tự là Văn Thông người Khảo Thành là một vị quan dưới triều nhà Lương thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc và là một nhà văn tài năng đương thời. Sự nghiệp văn chương của ông được đúc kết thành một câu thành ngữ: "Giang Lang tài tận" chỉ về tài năng sớm nở rộ nhưng cũng chóng thui chột.

Giang Yêm
Tên chữVăn Thông
Thụy hiệuHiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
444
Nơi sinh
Dân Quyền
Mất
Thụy hiệu
Hiến
Ngày mất
505
Giới tínhnam
Nghề nghiệpnhà thơ
Quốc tịchnhà Lương
Thời kỳNam-Bắc triều

Câu chuyện sửa

Giang Yêm từ hồi còn trẻ xuất thân có gia cảnh bần hàn, đến tiền mua giấy bút cũng không có nhưng rất ham học, sáng tác thơ văn đều rất sắc sảo và trở thành nhà văn nổi tiếng đương thời. Đến tuổi trung niên ông được làm quan và làm đến chức Quang Lộc đại phu.

Nhưng về sau, do tuổi tác nên tài viết lách của ông cũng dần dần suy giảm. Trước đây, mỗi khi ông viết gì thì nếp nghĩ cứ ào ạt như sóng cuộn triều dâng, tay bút như có thần khí viết ra những câu cú hay tuyệt vời. Lúc già, lời thơ của ông thật nhạt nhẽo. Mỗi khi cầm bút lên là phải nghĩ ngợi đến nửa ngày mà cũng chẳng viết được chữ nào. Thỉnh thoảng viết được một hai câu thì lời lẽ cũng rất khô khan, cứng nhắc, chẳng có câu nào ra hồn cả.

Tương truyền một đêm ông nằm ngủ thấy một người tự xưng là Quách Phác, bảo với ông rằng:

Nghe Quách Phác nói thế, Giang Yên liền thò tay vào trong người để tìm, quả nhiên thấy chiếc bút và trả lại cho Quách Phác. Kể từ đó về sau, thơ văn do Giang Yêm viết ra không còn bay bướm, thơ mộng như trước nữa.

Cũng có câu chuyện khác kể rằng, có một lần Giang Yêm đến neo thuyền bên bờ sông gần chùa Thuyền Linh, đêm nằm mơ thấy một người tự xưng là Trương Cảnh Dương đến xin ông một dải lụa, ông liền đưa mấy mảnh lụa cho ông ta. Nên từ đó văn chương của ông không còn tuyệt vời như trước nữa.

Từ câu chuyện này, người đời sau đã sáng tác ra câu thành ngữ: "Giang Lang tài tận".

Nhận định sửa

Từ câu chuyện mộng mị mang sắc thái truyền thuyết và duy tâm nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể thấy sau khi làm quan, Giang Yêm ngày càng xa rời quần chúng, khi không còn gắn bó với cuộc sống đời thường, lơ là học tập đó là nguyên nhân chủ yếu khiến hình tượng của ông ngày càng mờ nhạt trên văn đàn. Và vì quá say sưa trong ánh hào quang mà quên mất học hành để phấn đấu cao hơn. Và có khuyến cáo rằng để khỏi rơi vào cảnh ngộ của Giang Yêm thì cần phải học hành suốt đời.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ: " Giang lang tài tận" để ví với cảm hứng sáng tác văn thơ đã thoái giảm.

Tham khảo sửa

  • Nam sử, quyển 49, Giang Yêm truyện (chủ biên Lý Đại Sư)
  • Mưu sự tại nhân, Tạ Ngọc Ái (biên soạn), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, năm 2011, trang 12, 33, 34
  • Giang Lang tài tận