Grand Slam (quần vợt)

giải thưởng trong môn quần vợt
(Đổi hướng từ Grand Slam quần vợt)

Trong môn quần vợt, giành được các giải thưởng này nghĩa là trong 1 năm dương lịch đoạt chức vô địch một trong 4 giải sau:

Các giải Grand Slam

4 giải này do đó cũng gọi là các giải Grand Slam, và được xem là những giải đấu quan trọng nhất trong năm, cả đối với đại đa số khán giả cũng như về điểm xếp hạng và tiền thưởng cho đấu thủ. Các chức vô địch 4 giải cũng được gọi là các danh hiệu Grand Slam.

Thắng được cả bốn giải Grand Slam trong cùng một năm là thành tích tột đỉnh của một đấu thủ quần vợt. Cho tới nay trong lịch sử chỉ có 2 tay vợt nam (Don Budge-1938 và Rod Laver-1962, 1969) và 3 tay vợt nữ (Maureen Connolly-1953, Margaret Court-1970, và Steffi Graf-1988) đã đạt được thành tích này.

Lịch sử sửa

Thuật ngữ Grand Slam được ký giả Mỹ John Kieran dùng lần đầu tiên cho môn quần vợt năm 1933. Khi miêu tả nỗ lực của Jack Crawford giành cả bốn giải đấu lớn năm đó, nhà báo đã so sánh như "một cú grand slam trong bài bridge". Tuy nhiên, trong trận chung kết giải Mỹ mở rộng, Crawford đã không vượt qua được Fred Perry. Mãi đến năm 1938 mới có người đầu tiên giành được Grand Slam là Don Budge.

Từ Grand Slam thoạt tiên chỉ thắng lợi trong các giải quần vợt chính, sau đó được dùng trong các môn thể thao khác với nghĩa tương tự, chẳng hạn trong môn đánh golf.

Những người chiến thắng sửa

Grand Slam thực sự sửa

Đánh đơn sửa

Những vận động viên giành được Grand Slam thực sự (cả bốn giải trong cùng 1 năm dương lịch) nội dung đánh đơn là:

Đánh đôi sửa

Những đôi vận động viên giành được Grand Slam thực sự là:

2 đấu thủ giành được Grand Slam thực sự, nội dung đánh đôi, với những đồng đội khác nhau:

2 trường hợp trên đều thay bạn đồng đội sau giải Úc mở rộng.

Đôi nam nữ sửa

Đôi nam nữ vận động viên giành được Grand Slam thực sự:

2 vđv giành được Grand Slam thực sự, nội dung đôi nam nữ, với những đồng đội khác nhau:

4 danh hiệu Grand Slam liên tiếp sửa

Mặc dù thuật ngữ ban đầu chỉ thành tích đoạt cả bốn giải đấu trong cùng 1 năm, ngày nay nó còn có nghĩa đương kim vô địch cả bốn giải Grand Slam, không bắt buộc trong 1 năm dương lịch. Trong một cuộc phỏng vấn Serena Williams tại giải Mỹ mở rộng, một phóng viên đã gọi thành tích vô địch 4 giải liên tiếp của cô là Serena Slam. Nhưng Serena chỉ dừng lại ở con số 4 giải, còn trong quá khứ, Martina Navratilova từng thắng đến 6 giải liên tiếp.

Những đấu thủ thắng 4 giải Grand Slam liên tiếp, nhưng không giới hạn trong 1 năm dương lịch, gồm:

Grand Slam sự nghiệp sửa

Đánh đơn sửa

Những đấu thủ từng thắng cả bốn giải Grand Slam nhưng không liên tục thì được xem là có một Grand Slam sự nghiệp:

Rất nhiều đấu thủ lừng danh một thời vẫn không có đủ bộ Grand Slam vì thiếu 1 giải, thường là do giải đó, đặc biệt là mặt sân, không hợp với lối chơi của đấu thủ. John Newcombe, Jimmy Connors, Boris Becker, Stefan Edberg, Pete Sampras đều không có danh hiệu Pháp mở rộng, còn Ken Rosewall, Ivan LendlMats Wilander thì không có danh hiệu Wimbledon.

Đánh đôi sửa

Những đôi đấu thủ có Grand Slam sự nghiệp:

Những đấu thủ có Grand Slam sự nghiệp, nội dung đánh đôi (với những bạn đồng đội khác nhau):

Đôi nam nữ sửa

Những đấu thủ có Grand Slam sự nghiệp, nội dung đôi nam nữ (với những bạn đồng đội khác nhau):

Slam Vàng sửa

Slam Vàng thực sự sửa

Slam Vàng, hay Grand Slam Vàng, là đoạt cả bốn giải Grand Slam cộng với huy chương vàng môn quần vợt Thế vận hội trong vòng 1 năm dương lịch. Cơ hội thành công như vậy rất hiếm, không chỉ vì 4 năm mới có 1 kỳ Thế vận hội, mà còn vì giữa các kỳ thế vận 19241988, quần vợt không phải là môn thi đấu có huy chương của đại hội.

Cho đến nay thành tích này mới có 1 lần:

Slam Vàng sự nghiệp sửa

Giành đủ bộ Slam Vàng, nhưng không liên tục:

Đánh đơn sửa

Đấu thủ có Slam Vàng sự nghiệp: Serena Williams (1999-2002-2002-2003-2012)

Đánh đôi sửa

Đôi đấu thủ có Slam Vàng sự nghiệp:

Grand Slam "trọn bộ" trong sự nghiệp sửa

Có lẽ chiến tích vĩ đại nhất liên quan đến các giải Grand Slam là giành "trọn gói" các danh hiệu Grand Slam — vô địch đánh đơn, đánh đôi và đôi nam nữ cả bốn giải. Chưa có tay vợt nam nào đạt nổi thành tích đó, nhưng có 3 phụ nữ đã kịp hoàn tất "trọn bộ" trong sự nghiệp:

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa