Hệ thống Westminster là hệ thống nhà nước dân chủ nghị viện theo mô hình chính trị của Vương quốc Anh. Thuật ngữ này xuất phát từ Cung điện Westminster, nơi đặt Nghị viện Anh

Nghị viện Anh, thường được biết đến với tên Cung điện Westminster ở, London.

Hệ thống là một chuỗi quy trình hoạt động của cơ quan lập pháp. Nó được dùng trong các cơ quan lập pháp cấp quốc gia và ở cấp địa thấp hơn ở các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung hiện nay và trước đây. Đầu tiên, nó được áp dụng cho các tỉnh bang Canada năm 1848 và sáu vùng thuộc địa ở Úc trong những năm 1855 đến 1890.

Có một số hệ thống nghị viện khác có các quy trình điều hành khác nhau ít nhiều đối với hệ thống Westminster.

Những nét chính sửa

Mặc dầu có những khác biệt nhỏ giữa các phân nhánh, nhìn chung hệ thống Westminster có những đặc điểm quan trọng sau:[1]

  • Có một nguyên thủ quốc gia có quyền hành pháp trên danh nghĩa hay lý thuyết, và có nhiều quyền bảo lưu khác, nhưng hằng ngày chỉ thực hiện chức năng của một vị thủ lĩnh quốc gia theo nghi thức. Nữ hoàng Anh, Tổng thống của các quốc gia, hoặc thống sứ của các tiểu bang/tỉnh lỵ là những ví dụ điển hình.
  • Người đứng đầu chính phủ (hay đứng đầu hành pháp) là thủ tướng, hay bộ trưởng thứ nhất. Người này được vị đứng đầu nhà nước chính thức chỉ định. Trong thực tế, người đứng đầu nhà nước thường là vị chủ tịch của một chính đảng chiếm nhiều ghế nhất trong nghị viện.
  • Cơ quan hành pháp trong thực tế thường gồm các thành viên trong lập pháp và các thành viên hành pháp có thâm niên trong nội các chính phủ do thủ tướng lãnh đạo. Những thành viên này thực thi quyền hành pháp của mình nhân danh người có quyền hành pháp trên danh nghĩa.
  • Có một nghị viện đối lập (hệ thống đa đảng);
  • Có một cơ quan lập pháp được bầu ra, thường là lưỡng viện, trong đó ít nhất một viện được bầu ra, mặc dầu một số hệ thống độc viện vẫn tồn tại; các thành viên lập pháp thường được bầu theo hạt theo thể thức đầu phiếu đa số tương đối (khác với hệ thống đại diện tỉ lệ phổ biến hơn).
  • có một hạ nghị viện có quyền bãi nhiệm chính phủ bằng cách từ chối ngân sách, thông qua kiến nghị bất tín nhiệm, và tiến tới một cuộc phổ thông đầu phiếu để chọn một chính phủ mới độc lập.
  • một nghị viện có thể bị giải tán và được kêu gọi bầu cử bất cứ lúc nào.
  • có đặc quyền cho phép cơ quan lập pháp thảo luận bất cứ đề tài nào mà không sợ phát sinh những phát biểu hay tài liệu có tính bêu xấu từ đó.
  • văn bản các cuộc họp, thường được gọi là Hansard. Cơ quan lập pháp có khả năng hủy bỏ một số thảo luận trong những văn bản này.

Lưỡng viện và độc viện sửa

Trong hệ thống này, một số thành viên trong nghị viện được bầu thông qua lá phiếu phổ thông, trong khi số khác được chỉ định. Tất cả các nghị viện trên cơ sở Westminster đều có hạ viện có quyền lực tựa như ở Hạ Nghị viện Vương quốc Anh, bao gồm các đại diện địa phương được bầu ra. Đa số có một thượng viện nhỏ hơn có thành viên được chọn bằng nhiều cách:

  • Các thành viên của nội các chính phủ hay thủ tướng (như ở Canada, hay Anh)
  • Bầu cử trực tiếp (Úc)
  • Được bầu thông qua chính quyền địa phương (Ấn Độ)
  • Có tính kế thừa (91 thành viên trong Thượng viện Anh)

Ở Anh, hạ viện thật ra là bộ phận lập pháp, trong khi thượng viện thực thi quyền hiến định và hoạt động như một cơ quan tư vấn. Tuy nhiên, ở một số quốc gia dùng hệ thống này, thượng viện đôi khi thực hiện nhiều quyền hơn.

Những quốc gia sử dụng sửa

 
Tòa nhà Nghị Viện Sansad Bhavan ở Delhi, Ấn Độ
 
Nghị Viện Pakistan
 
Tòa nhà Nghị Viện ở Kuala Lumpur, Malaysia

Danh sách các quốc gia sử dụng ý tưởng hệ thống Westminster:

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Oz Politics » Parliament”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2009.

Thư mục sửa

Liên kết ngoài sửa