Họ Thanh thất (danh pháp khoa học: Simaroubaceae) là một họ nhỏ, chủ yếu là các loài cây nhiệt đới thuộc bộ Bồ hòn (Sapindales). Trong các thập kỷ gần đây nó là chủ đề của nhiều tranh luận trong phân loại học, với một vài họ nhỏ khác được tách ra hay nhập vào nó.

Họ Thanh thất
Cây xú xuân (Ailanthus altissima)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Simaroubaceae
DC., 1811[1]
Chi điển hình
Simarouba
Aubl., 1775
Phân bố họ Simaroubaceae.
Phân bố họ Simaroubaceae.
Các chi
19-22. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Ailanthaceae J.Agardh
  • Castelaceae J.Agardh
  • Holacanthaceae Jadin, nom. inval.
  • Leitneriaceae Benth. & Hook.f., nom. cons.
  • Simabaceae Horan.
  • Soulameaceae Endl.[1]

Loài được biết đến nhiều nhất là cây xú xuân (Ailanthus altissima), có nguồn gốc ở vùng ôn đới thuộc Trung Quốc, nhưng hiện nay đã phân bổ rộng khắp thế giới như một loài cây dại trong các khu đô thị.

Tại Việt Nam không có loài nào thuộc chi điển hình Simarouba (phân bố tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ) nên họ này lấy tên gọi trong tiếng Việt theo cây thanh thất (Ailanthus triphysa). Một loài cây khác tại Việt Nam gọi là xoan rừng (các tên khác: sầu đâu, sầu đâu rừng, nha đảm v.v, Brucea javanica) là một vị thuốc trong Đông y. Tên gọi sầu đâu hay nha đảm dễ gây nhầm lẫn. Chi tiết cụ thể xem bài Xoan.

Theo L. Watson và M. J. Dallwitz trong The Families of Flowering Plants (Các họ thực vật có hoa) từ năm 1992 trở đi thì được sáp nhập vào họ này là các họ nhỏ như: Ailanthaceae (J.G. Agardh), Castelaceae (J.G. Agardh), Holacanthaceae (Jadin), Simabaceae (Horan.), Soulameae (hay Soulameaceae Endl.) còn các họ bị loại ra là Irvingiaceae, Ixonanthaceae, Kirkiaceae, Leitneriaceae, Picramniaceae, Surianaceae v.v...

Đặc điểm sửa

Là cây gỗ to hay nhỏ. Lá mọc cách, đơn hay kép hình lông chim một lần, không có lá kèm. Phiến lá không có chấm trong mờ, khi rụng có màu đỏ; cuống chung đôi khi có cánh. Cụm hoa tán, xim, chùm ở nách lá hay ở ngọn. Hoa nhỏ, đều, thường đơn tính, mẫu 3 hay mẫu 5. Bao hoa có lá đài tồn tại dưới quả. Bộ nhị có số nhị bằng hay gấp đôi số cánh hoa, luôn luôn rời, đính ở dưới đĩa mật. Bộ nhụy từ 2–5 lá noãn rời hay dính nhau thành bầu trên; mỗi lá noãn có 1 noãn. Quả hạch, quả cánh, đôi khi quả mập.[2] Có ống tiết quanh tủy, đôi khi có tế bào tiết. Bộ máy dinh dưỡng có vị đắng.

Một số loài trong họ sửa

  • Thanh thất (tên khác: bút) (Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston, đồng nghĩa: A. malabarica DC.): Vỏ cây dùng trị lỵ, bạch đới; còn có tác dụng bổ và hạ nhiệt. Quả dùng làm thuốc chữa ho và điều kinh.
  • Khổ sâm nam (tên khác: sầu đâu rừng, sầu đâu cứt chuột) (Brucea javanica (L.) Merr.). Các bộ phận của cây đều có chất đắng. Hạt dùng làm thuốc trị bệnh kiết lỵ rất công hiệu nhất là lỵ amib; còn dùng trị sốt rét, trĩ, sán, lãi.
  • Thằn lằn (Quassia amara L.). Du nhập từ Trung/Nam Mỹ. Gỗ và rễ có vị đắng, được dùng làm thuốc bổ đắng, giúp tiêu hoá và chống sốt.

Các chi sửa

Theo website của APG, tra cứu ngày 17-10-2017 thì họ này có khoảng 110 loài trong khoảng 19-22 chi, chia thành 7 nhóm như sau:

  • Casteleae Bartling: 2 chi, 14 loài.
    • Castela (đồng nghĩa: Neocastela)
    • Holacantha (có quan hệ họ hàng gần với Castela).
  • Picrasmateae Engler: 1 chi, 8 loài.
    • Picrasma (đồng nghĩa: Aeschrion, Picraena): Khổ diệp, khổ mộc.
  • Ailantheae Meisner: 1 chi, 5 loài.
    • Ailanthus (đồng nghĩa: Hebonga): xú xuân, thanh thất.
  • Leitnerieae Baillon: 5 chi, 22 loài.
    • Amaroria (có quan hệ họ hàng gần và có thể gộp trong Soulamea).
    • Brucea (đồng nghĩa: Gonus): Xoan rừng, nha đảm tử, sầu đâu, khổ sâm.
    • Laumoniera (có quan hệ họ hàng gần với Brucea).
    • Leitneria
    • Soulamea (đồng nghĩa: Picrocardia)
  • Simaroubeae Dumortier: 11 chi, 52 loài.
  • Không đặt

IPNI sửa

IPNI còn công nhận các chi sau:

  • Cedronia (APG xếp là từ đồng nghĩa của Picrolemma)
  • IPNI chuyển chi Valenzuelia (được PlantSystematics.org công nhận thuộc họ này) sang họ Bồ hòn (Sapindaceae).

APG 1998 sửa

APG 1998 tách các họ, chi sau:

  • Irvingiaceae sang bộ Sơ ri (Malpighiales) chứa 3 chi: Desbordesia, Irvingia, Klainedoxa, khoảng 20 loài.
  • Ixonanthaceae sang bộ Sơ ri chứa 4- 5 chi (khoảng 30 loài) là: Allantospermum ?, Cyrillopsis, Ixonanthes, Ochthocosmus, Phyllocosmus.
  • Kirkiaceae cùng bộ chứa chi Kirkia khoảng 8 loài.
  • Leitneriaceae cùng bộ chứa 1 chi duy nhất Leitneria với 1 loài.
  • Picramniaceae cùng bộ chứa 2 chi và khoảng 50 loài là: Alvaradoa, Picramnia. Hiện tại APG III 2009 xếp họ này vào bộ độc lập gọi là Picramniales[3].
  • Stylobasiaceae sang bộ Đậu (Fabales) (đồng nghĩa của Surianaceae?) chứa 1 chi với 2 loài là Stylobasium.
  • Surianaceae sang bộ Đậu (Fabales) chứa 4 chi là: Suriana, Cadellia, GuilfoyliaRecchia với chỉ khoảng 5 loài.

Phát sinh chủng loài sửa

Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Muellner và ctv. (2016)[4], có tham khảo thêm Sun và ctv (2016)[5], Clayton và ctv (2007) và (2009) [6][7].

Simaroubaceae 

Holacantha

Castela

Picrasma

Ailanthus

Nhánh Soulamea 

Leitneria

Soulamea + Amaroria

Brucea + Laumoniera

Nothospondias

Picrolemma

Quassia

Samadera

Nhánh Simarouba 

Perriera

Gymnostemon

Hannoa

Eurycoma

Odyendea

Pierreodendron

Simarouba

Simaba

Ghi chú sửa

  1. ^ a b “Family: Simaroubaceae DC., nom. cons”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 17 tháng 1 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2011.
  2. ^ Trương Thị Đẹp (2007), Thực vật dược, Nhà xuất bản Giáo dục, tr. 251 - 252.
  3. ^ Picramniales Tra cứu 23-10-2009
  4. ^ Muellner-Riehl A. N., Weeks A., Clayton J. W., Buerki S., Nauheimer L., Chiang Y.-C., Cody S., & Pell S. K. 2016. Molecular phylogenetics and molecular clock dating of Sapindales based on plastid rbcL, atpB and trnL-trnF DNA sequences. Taxon 65(5): 1019-1036. doi:10.12705/655.5
  5. ^ Sun M., Naaem R., Su J.-X., Cao Z.-Y., Burleigh J. G., Soltis P. S., Soltis D. E., & Chen Z.-D., 2016. Phylogeny of the Rosidae: A dense taxon sampling analysis. J. Syst. Evol. 54(4): 363-391. doi:10.1111/jse.12211
  6. ^ Clayton J. W., Fernando E. S., Soltis P. S. & Soltis D. S. 2007. Molecular phylogeny of the tree-of-heaven family (Simaroubaceae) based on chloroplast and nuclear markers. Internat. J. Plant Sci. 168(9): 1325-1339. doi:10.1086/521796
  7. ^ Clayton J. W., Soltis P. S. & Soltis D. S. 2009. Recent long-distance dispersal overshadows ancient biogeographical patterns in a pantropical angiosperm family (Simaroubaceae, Sapindales). Syst. Biol. 58(4): 395-410. doi:10.1093/sysbio/syp041

Liên kết ngoài sửa