Họ Trâm bầu hay họ Bàng[2] (danh pháp khoa học: Combretaceae), là một họ thực vật có hoa. Họ này bao gồm khoảng 600 loài cây thân gỗ, cây bụidây leo phân bố trong 10-20 chi, tùy theo phân loại.[3][4] Họ này bao gồm một số loài cây như trâm bầu (Combretum quadrangulare).

Họ Trâm bầu
Sử quân tử (Combretum indicum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Myrtales
Họ (familia) Combretaceae
R.Br., 1810 nom. cons.
Chi điển hình
Combretum
Loefl., 1758
Các chi
Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Bucidaceae Spreng., 1825
  • Myrobalanaceae Martinov, 1820
  • Strephonemataceae Venkat. & Prak.Rao, 1971
  • Terminaliaceae J.St.-Hil., 1805[1]

Ba chi Conocarpus, LagunculariaLumnitzera sinh sống trong các rừng ngập mặn.[5] Họ Combretaceae phân bố rộng ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Một số loài trong họ này là các loại cây lấy gỗ tốt trong xây dựng, bao gồm chò xanh (Terminalia myriocarpa).

Phân loại sửa

Về giới hạn các chi, đặc biệt là với Combretum, xem Stace (2007)[6], trong khi Maurin et al. (2010)[7] gợi ý rằng các giới hạn của chi Terminalia, như phân loại đề cập dưới đây là cận ngành, cần được mở rộng; các giá trị hỗ trợ cho sự thay đổi này trong bất kỳ trường hợp nào là rất cao.

Phân loại hiện tại chia họ này ra như sau:

  • Phân họ Strephonematoideae Engler & Diels, 1899
  • Phân họ Combretoideae Beilschm., 1833
    • Tông Laguncularieae Engler & Diels, 1899
    • Tông Combreteae DC., 1828
      • Phân tông Terminaliinae J.Presl, 1846: Chi Terminalia nghĩa hẹp không được hỗ trợ như là một nhóm đơn ngành và người ta nhận dạng được 2 nhóm trong đó, một nhóm chứa các loài chủ yếu là ở châu Phi còn nhóm kia thì chủ yếu là các loài ở châu Á. Các chi Pteleopsis, BuchenaviaAnogeissus dường như lồng sâu trong Terminalia, và có gợi ý cho rằng tất cả các chi của Terminaliinae, trừ Conocarpus, nên gộp vào trong chi Terminalia được mở rộng.[7][8]
        • Anogeissus (DC.) Wall. ex Guill. & Perr. (bao gồm cả Finetia), từ năm 2017 gộp trong Terminalia:[8] Chò nhai, ram.
        • Buchenavia Eichler (bao gồm cả Pamea), từ năm 2017 gộp trong Terminalia.[8]
        • Bucida L. (bao gồm cả Buceras), hiện tại gộp trong Terminalia.[8]
        • Conocarpus L. (bao gồm cả Rudbeckia).
        • Pteleopsis Engl., từ năm 2017 gộp trong Terminalia.[8]
        • Terminalia L. (bao gồm cả Badamia, Catappa, Chicharronia, Chuncoa, Fatrea, Gimbernatea, Hudsonia, Kniphofia, Myrobalanifera, Myrobalanus, Pentaptera, Ramatuela, Ramatuella, Resinaria, Tanibouca, Vicentia): Bàng, chò xanh, choại, chiêu liêu, tạc.
        • Terminaliopsis Danguy, hiện tại gộp trong Terminalia.[8]
      • Phân tông Combretinae J.Presl, 1846: Việc gộp nhóm trong Combretinae là phù hợp với các kết quả gần đây dựa trên dữ liệu hình thái học. Nhánh tạo bởi 2 chi đơn loài GuieraCalycopteris là chị em với phần còn lại của phân tông này.
        • Getonia Roxb. (bao gồm cả Calycopteris): Dây cánh sao, chưng cheo.
        • Guiera Adans. ex Juss.
        • Combretum Loefl. (bao gồm cả Aetia, Bureava, Cacoucia, Calopyxis, Campylochiton, Campylogyne, Chrysostachys, Cristaria, Embryogonia, Forsgardia, Gonocarpus, Grislea, Hambergera, Kleinia, Physopodium, Poivrea, Schousboea, Seguiera, Sheadendron, Sphalanthus, Udani): Trâm bầu, chưn bầu. Combretum hiện tại được phân chia thành 3 phân chi: Apethalanthum, CacouciaCombretum. Hai phân chi cuối là đơn ngành nếu chi Quisqualis được gộp trong phân chi Cacoucia trong khi phân chi Combretum là chị em với chi Meiostemon. Vì thế tốt nhất thì phân chi Combretum nên được mở rộng để gộp cả Meiostemon còn phân chi Cacoucia thì gộp cả Quisqualis.
        • Meiostemon Exell & Stace (có lẽ là đồng nghĩa của Combretum).[6][7]
        • Quisqualis L. (có lẽ là đồng nghĩa của Combretum):[6][7] Sử quân tử, dây giun.
        • Thiloa Eichler (có lẽ là đồng nghĩa của Combretum).[6][7]

Phát sinh chủng loài sửa

Chi Strephonema có thể là chị-em với phần còn lại của họ. Hai chi LumnitzeraLaguncularia đều là thực vật rừng ngập mặn, là các đơn vị phân loại chị-em, nhưng Conocarpus, cũng được tìm thấy trong các môi trường sống tương tự, lại không có quan hệ họ hàng gần trực tiếp[7][9]. Quả thực, M. Sun et al. (2016)[10] cho rằng Conocarpus là chị em với phần còn lại của họ, mặc dù các mối quan hệ khác là như đề cập trên đây. Maurin et al. (2010)[7] đưa ra các chi tiết cụ thể về các mối quan hệ trong phạm vi họ này, đặc biệt là trong các chi lớn như TerminaliaCombretum.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Family: Combretaceae R. Br., nom. cons”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. 17 tháng 1 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  2. ^ Theo tên một vài loài trong chi Terminalia, như bàng (Terminalia catappa).
  3. ^ Christenhusz M. J. M.; Byng J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.
  4. ^ Plants of the World Online: Combretaceae R.Br.
  5. ^ “Lumnitzera”. University of Queensland. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2010.
  6. ^ a b c d Stace C. A., 2007. Combretaceae. Tr. 67-82 trong Kubitzki K. (chủ biên), 2007. The Families and Genera of Vascular Plants. Volume IX. Flowering Plants: Eudicots: Berberidopsidales, Buxales, Crossosomatales.... Springer, Berlin Heidelberg New York. ISBN 9783540322146.
  7. ^ a b c d e f g Maurin O., Chase M. W., Jordaan M., & van der Bank M., 2010. Phylogenetic relationships of Combretaceae inferred from nuclear and plastid DNA sequence data: Implications for generic classification. Bot. J. Linnean Soc. 162: 453-476. doi:10.1111/j.1095-8339.2010.01027.x
  8. ^ a b c d e f Olivier Maurin, Jephris Gere, Michelle van Der Bank & James Stephen Boatwright, 2017. The inclusion of Anogeissus, Buchenavia and Pteleopsis in Terminalia (Combretaceae: Terminaliinae). Botanical Journal of the Linnean Society 184(3): 312–325, doi:10.1093/botlinnean/box029.
  9. ^ Tan F., Shi S., Zhong Y., Gong X., & Wang Y., 2002. Phylogenetic relationships of Combretoideae (Combretaceae) inferred from plastid, nuclear gene and spacer sequences. J. Plant. Res. 115: 475-481. doi:10.1007/s10265-002-0059-1
  10. ^ Sun M., Naaem R., Su J. -X., Cao Z. -Y., Burleigh J. G., Soltis P. S., Soltis D. E., & Chen Z. -D. 2016. Phylogeny of the Rosidae: A dense taxon sampling analysis. J. Syst. Evol. 54: 363-391. doi:10.1111/jse.12211