Hồ Kênh Lấphồ chứa nước ngọt ở xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Đây là hồ chứa nước ngọt lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.[1][2][3][4][5]

Hồ Kênh Lấp
hồ Kênh Lấp
Địa lý
Khu vựcTân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Kiểu hồHồ chứa nước ngọt
Quốc gia lưu vực Việt Nam
Độ dài tối đa5 km
Độ rộng tối đa40 – 100 m
Diện tích bề mặt0,6 km²
Độ sâu trung bình2 m
Dung tích1 triệu m³
Thời gian giữ lại nước365 ngày/năm
Khu dân cưHuyện Ba Tri

Lịch sử sửa

Hồ Kênh Lấp ban đầu là một con kênh được đào vào thời Pháp thuộc,[2][6] khoảng năm 1900.[7] Con kênh có chiều dài hơn 14,6 km, từ thị trấn Ba Tri đi qua nhiều xã, điểm cuối là xã Tân Xuân.[8] Tổng diện tích mặt nước của dòng kênh này hơn 60 ha (hơn 0,6 km²).[8] Mục đích đào kênh ban đầu của chính quyền thuộc địa là để nối liền giao thông đường thủy từ sông Hàm Luông đến sông Ba Lai, nhưng sau khi đào xong thì lượng nước từ sông Hàm Luông đổ về Ba Lai quá lớn tạo ra dòng chảy mạnh gây nên sạt lở lớn hai bên bờ sông, vì vậy dân đã đắp bít hai đầu kênh và tạo thành kênh Lấp.[8]

Đợt thiên tai hạn mặn vào năm 2016, huyện Ba Tri thiệt hại hơn 12.000 ha lúa Đông Xuân, hơn 100.000 gia súc thiếu nước uống, hơn 200 cơ sở sản xuất kinh tế tiểu thủ công nghiệp bị đình trệ do thiếu nước ngọt, và tình trạng không đủ nước ngọt sinh hoạt của người dân,[8] do đó chính quyền địa phương nhìn nhận việc trữ nước quy mô lớn là cần thiết.[7]

Vốn dĩ là một đoạn kênh[9] rộng, do nhu cầu thủy lợi nên chính quyền tỉnh Bến Tre đã quyết định cho cải tạo thành hồ chứa.[8] Ngày 3 tháng 5 năm 2016, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre là Võ Thành Hạo đã cùng đoàn khảo sát đến thị sát thực địa khu vực kênh Lấp.[8] Dự án cải tạo với số vốn đầu tư 85 tỷ VND,[2][4][10] trong đó có 10 tỷ VND do tỉnh Đồng Nai hỗ trợ[7] và bắt đầu đầu xây dựng từ năm 2017.[2][4][10] Đơn vị thi công đã nạo vét lòng kênh trên chiều dài 4,6 km, bề rộng 30 – 90 m tùy đoạn.[11]

Ngày 3[7] tháng 8 năm 2019, hồ Kênh Lấp được đưa vào sử dụng.[5][6][10]

Mô tả sửa

Hồ Kênh Lấp là một hồ nhân tạo có chiều dài gần 5 km, rộng 40 – 100 m, lòng hồ sâu 2 m, chứa gần 1 triệu m³ nước.[1][2][5] Hồ đi qua ba xã Tân Xuân, Phước Tuy và Phú Ngãi.[2] Việc cải tạo thành hồ chứa nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt, canh tác, và do hậu quả của đợt hạn mặn 2015 - 2016.[11] Hồ Kênh Lấp được đưa vào sử dụng vào năm 2019,[10] với dung tích nước phục vụ canh tác, sinh hoạt cho hơn 200.000 dân của 24 xã, thị trấn thuộc huyện Ba Tri.[2][6][7][10][11][12][13]

Hồ chứa Kênh Lấp được chính quyền bàn giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre quản lý và vận hành.[6][7] Gần hồ có Nhà máy nước sạch Kênh Lấp (ấp 1 xã Phú Ngãi, huyện Ba Tri) do Công ty CP Sản xuất và Thương mại N.I.D khai thác có công suất 10 ngàn m³/ngày đêm.[6]

Tên chính xác của công trình hồ chứa này được ghi trong dự án là Hồ chứa nước ngọt huyện Ba Tri nhưng đối với người dân huyện Ba Tri họ quen gọi là Hồ Kênh Lấp.[14]

Thiên tai sửa

Trong đợt hạn hán nghiêm trọng cuối 2019 đầu năm 2020, hồ Kênh Lấp bị nhiễm mặn, từ chức năng là một hồ trữ nước ngọt biến thành hồ nước mặn,[10] sau đó đến tháng 4[2][5] thì khô cạn nước, thấy cả đáy hồ.[9][13] Hồ Kênh Lấp trước đây là con kênh thông ra sông Ba Lai, nếu nước sông Ba Lai bị mặn thì nước trong kênh Lấp ngay lập tức mặn theo, mặc dù đã cải tạo, ngăn với sông bên ngoài nhưng qua đợt hạn hán của vùng đồng bằng sông Cửu Long, hồ vẫn bị nhiễm mặn.[9] Ghi nhận vào ngày 3 tháng 2 năm 2020, mực nước hồ giảm 1 m và độ mặn đo được là 1,45/nghìn.[3]

Ảnh sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Mậu Trường (ngày 11 tháng 8 năm 2020). “Nạo vét, rửa mặn hồ nước ngọt 1 triệu m3 nước lớn nhất miền Tây”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f g h Hoàng Nam (ngày 28 tháng 4 năm 2020). “Hồ trữ nước ngọt lớn nhất miền Tây cạn khô”. vnexpress.net. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ a b Hoàng Nam (ngày 4 tháng 2 năm 2020). “Hồ trữ nước ngọt lớn nhất miền Tây bị nhiễm mặn”. vnexpress.net. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b c Huỳnh Phúc Hậu (ngày 29 tháng 4 năm 2020). “Hồ trữ nước ngọt lớn nhất miền Tây cạn kiệt nguồn nước”. báo Đầu tư. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ a b c d Tùng Đinh, Quang Dũng, Minh Đãm (ngày 12 tháng 5 năm 2020). “Hồ nước ngọt 1 triệu m3 lớn nhất miền Tây cạn trơ đáy”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ a b c d e Thùy Dương (ngày 15 tháng 2 năm 2020). “Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân huyện Ba Tri”. Truyền hình Bến Tre. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ a b c d e f Bắc Bình (ngày 3 tháng 8 năm 2019). “Bến Tre khánh thành hồ chứa nước ngọt 'khủng' trên kênh đào có từ khoảng năm 1900”. báo Thanh Niên. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ a b c d e f Việt Phương (ngày 4 tháng 5 năm 2016). “Kênh Lấp sẽ góp phần giải quyết thiếu nước ngọt mùa khô cho Ba Tri”. báo Đồng khởi. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  9. ^ a b c Mậu Trường (ngày 28 tháng 4 năm 2020). “Cận cảnh hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây trơ đáy”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ a b c d e f Mậu Trường, Khắc Tâm (ngày 6 tháng 2 năm 2020). “Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây mặn chát!”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ a b c Mậu Trường (ngày 29 tháng 11 năm 2018). “Bến Tre đưa vào sử dụng hồ chứa nước ngọt 1 triệu m3 đầu tiên”. báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ Tín Huy (ngày 26 tháng 4 năm 2020). “Ảnh hưởng bởi hạn mặn, hồ chứa nước ngọt tại Bến Tre sắp khô cạn”. báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ a b Nhật Huy (ngày 26 tháng 4 năm 2020). “Cảnh khô cạn, nứt nẻ tại hồ nước trữ ngọt lớn nhất miền Tây”. báo Tiền phong. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ Nguyễn Thảo Nguyên (ngày 31 tháng 7 năm 2019). “Bình minh trên hồ Kênh Lấp (kỳ 1)”. báo Đồng khởi. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2021.

Liên kết ngoài sửa