Hội nghị giải trừ quân bị

Hội nghị giải trừ quân bị (tiếng Anh: Conference on Disarmament, viết tắt là CD) là một diễn đàn đa phương thương thuyết về giải trừ quân bị. Được thiết lập năm 1979, Hội nghị này kế tục "Ủy ban giải trừ quân bị Mười quốc gia" (Ten-Nation Committee on Disarmament) (1960), "Ủy ban giải trừ quân bị Mười tám quốc gia" (Eighteen-Nation Committee on Disarmament) (1962-68) và "Hội nghị Ủy ban giải trừ quân bị" (Conference of the Committee on Disarmament) (1969-78).

Các thành viên của Hội nghị giải trừ quân bị

"Hội nghị giải trừ quân bị" được cộng đồng quốc tế lập ra, để thương thuyết đa phương việc kiểm soát vũ khí và đi đến các thỏa hiệp giải trừ quân bị. Tuy về mặt chính thức, Hội nghị không là một tổ chức của Liên Hợp Quốc, nhưng nó liên kết với Liên Hợp Quốc thông qua một nhân vật đại diện của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc; vị đại diện này làm tổng thư ký của Hội nghị. Các Nghị quyết do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua thường yêu cầu Hội nghị xem xét các vấn đề giải trừ quân bị đặc thù. Ngược lại, hàng năm Hội nghị báo cáo các hoạt động của mình cho Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Các thành viên sửa

Hội nghị có 65 nước thành viên, đại diện mọi khu vực trên thế giới, trong đó có mọi nước có vũ khí hạt nhân được biết đến.[1]

Thảo luận sửa

Hội nghị làm việc bằng sự nhất trí, và đã thương thuyết thành công Hiệp định vũ khí sinh học (Biological Weapons Convention) và Hiệp định vũ khí hóa học (Chemical Weapons Convention).

Hội nghị cũng đã có các nỗ lực lớn trên 3 năm ròng để soạn thảo văn bản Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive Nuclear-Test-Ban Treaty) cùng 2 phụ bản, nhưng không đạt được sự nhất trí tán thành văn bản. Sau đó Úc đã gửi văn bản đệ trình Đại hội đồng Liên Hợp QuốcNew York, như một dự thảo nghị quyết.[2] Ngày 10.9.1996, Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện đã được chấp thuận với đại đa số, vượt quá 2 phần 3, các nước thành viên Đại hội đồng[3].

Tham khảo sửa

  1. ^ “Disarmament: Member States”. United Nations Office at Geneva. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2007.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ http://www.un.org/documents/ga/res/50/ares50-245.htm

Liên kết ngoài sửa