Hanuman (tiếng Phạn: हनुमान्/Hanumān) là một nhân vật dạng khỉ trong thần thoại Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana. Trong sử thi của Ấn Độ, Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana. Hanuman được biết đến trong nhiều thứ tiếng khác như tiếng Miến Điện: ဟာနုမန်, phát âm [hànṵmàɴ], tiếng Indonesia: Hanoman, tiếng Java: Anoman, tiếng Thái: หนุมาน, tiếng Lào: Hunlaman, tiếng Mã Lai: Andoman, tiếng Tamil: அனுமன்)[6]

Hanuman
Thần Trí tuệ, Sức mạnh, Lòng dũng cảm, Sự tận tâm và Kỷ luật bản thân[1]
Phù điêu về thần khỉ Hanuman
Devanagariहनुमान
Chuyển tự tiếng PhạnHanumān
Liên hệSùng kính Rama, Deva, Vanara,[2] hiện thân Rudra
Chân ngônॐ हनुमते नमः (Om Hanumate Namah)
Vũ khíChùy Gada
Kinh vănRamayana và các phiên bản khác, Hanuman Chalisa [3]
Lễ hộiHanuman Jayanti
Thông tin cá nhân
Cha mẹVayu (cha trời)
Kesari (cha)[2][5]
Añjanā (mẹ)[2]
Anh chị emBhima (anh em kết nghĩa)[4]

Khởi nguồn sửa

Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là RamayanaMahabharata. Hanuman thường được coi là con trai của thần gió Vayu.

Ở Ấn Độ sửa

Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực. Rama được coi là hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, thì Hanuman là người phụng sự vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.

Thần thoại Ấn Độ qua mấy ngàn năm không ngừng truyền tụng các kỳ tích của Hanuman, để rồi Hanuman sớm trở thành một hình ảnh quen thuộc, phổ biến của mỹ thuật Ấn giáo. Tất cả những điều ấy đã hàng bao thế kỷ củng cố đức tin của người Ấn Độ rằng sùng kính thờ phụng Hanuman thì chắc chắn sẽ được Hanuman phù hộ khỏi tà ma quấy phá. Ngày thứ ba hàng tuần là ngày vía của Hanuman, và hàng triệu tín đồ Ấn giáo đều dâng lễ cầu nguyện thần khỉ phù hộ cho họ được khỏe mạnh, sung túc.

Ở Thái Lan sửa

Trên sân khấu vũ kịch mặt nạ Khon truyền thống của Thái Lan, Hanuman từ lâu đã trở thành nhân vật quen thuộc đến độ dù thần khỉ được thể hiện qua bất kỳ hình thức mặt nạ nào thì trẻ em Thái Lan vẫn có thể dễ dàng nhận diện ngay nhân vật chúng hâm mộ. Thực vậy, các nghệ nhân, nghệ sĩ Thái đã khai thác một cách đầy hứng khởi những thần tích của Hanuman căn cứ theo Ramakien, tức là bản tiếng Thái của sử thi Ramayana.

Thật ra còn có các loại mặt nạ khác để diễn viên đóng vai Hanuman trên sân khấu khon. Mỗi loại mặt nạ tương ứng với từng hồi của vở sử thi Ramakien. Một bộ sưu tập tư nhân đã có sáu mặt nạ được mô phỏng theo các mặt nạ trên sân khấu khon. Qua đó, người ta có thể thấy được tay nghề tinh xảo của nghệ nhân Thái Lan. Tất cả sáu mặt nạ này đều do hai bàn tay khéo léo của một nghệ nhân duy nhất sáng tạo nên, và gồm sáu kiểu sau đây: 1. Hanuman - chiến sĩ; 2. Hanuman - toàn năng; 3. Hanuman - thiếu niên; 4. Hanuman - thái tử; 5. Hanuman - nhà vua; 6. Hanuman - ẩn sĩ.

Chú thích sửa

  1. ^ “Hanuman: A Symbol of Unity”. 21 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Williams2008p146
  3. ^ Brian A. Hatcher (2015). Hinduism in the Modern World. Routledge. ISBN 978-1-135-04630-9.
  4. ^ “Mahabharata's Bhima is related to Lord Hanuman – Here's how”. Zee News. 25 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên debroy184
  6. ^ Singaravelu Sachithanantham (2004). The Ramayana Tradition in Southeast Asia. University of Malaya Press. ISBN 983-100-234-2.

Liên kết ngoài sửa