Hiển Khánh là một thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Hiển Khánh
Xã Hiển Khánh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnVụ Bản
Thành lập1967[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°25′37″B 106°03′51″Đ / 20,42694°B 106,06417°Đ / 20.42694; 106.06417
Hiển Khánh trên bản đồ Việt Nam
Hiển Khánh
Hiển Khánh
Vị trí xã Hiển Khánh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích12,02 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.619 người[2]
Mật độ634 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa
Khác
Mã hành chính13747[3]

Hành chính sửa

Xã có diện tích 12,02 km², dân số năm 2009 là 7.619 người,[2] mật độ dân số đạt 634 người/km².

Hiển Khánh cũng là một trong 3 xã của tỉnh Nam Định (duy nhất trong huyện Vụ Bản) được chọn làm thí điểm chương trình Nông thôn mới của tỉnh Nam Định.

Xã ở phía Bắc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xã Hiển Khánh có trục dọc khoảng 5 km đường Tỉnh lộ 56.

  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Mỹ Lộc.
  • Phía Đông giáp xã Hợp Hưng.
  • Phía Nam giáp xã Cộng Hòa.
  • Phía Tây giáp xã Tân Khánh, Minh Thuận

Xã gồm 11 thôn:

  • Hậu Nha
  • Môn Nha
  • Thượng Đồng
  • Liên Xương
  • Hạnh Lâm
  • Phú Nội
  • Phú Đa
  • Ngõ Quan
  • Triệu (thôn Triệu)
  • Đào (thôn Đào)
  • Lại Xá (thôn Lời)

Phong hóa sửa

Truyền thống sửa

Hiển Khánh thuộc huyện Vụ Bản (trước kia có tên là Thiên Bản, nhưng đến thời nhà Nguyễn chuyển thành Vụ Bản) là vùng đất có nhiều truyền thống văn hóa, có nhiều danh nhân nổi tiếng. Truyền thống Hiếu học luôn được đề cao trong mọi thời kỳ lịch sử.

Các thôn đạt danh diệu Thôn Văn hóa trong xã: Thôn Văn hóa Hậu Nha, Liên Xương, Môn Nha...

  • Đình làng Liên Xương là di tích lịch sử văn hóa có từ thời Đinh, thờ các vị có công giúp Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Tương truyền, Một bà mẹ người làng Liên Xương xã Hiển Khánh sinh hạ được bốn người con trai thì đã gửi cả bốn con phò vua Đinh dẹp loạn. Bốn người con của bà sau này đều được thờ tại bốn đình Đông- Tây- Nam- Bắc của làng.
  • Chợ Lời là trung tâm thương mại lâu đời nhất xã, đã có lịch sử hơn trăm năm.

Kinh tế sửa

Xã Hiển Khánh có hệ thống đường giao thông rất thuận tiện. Trục đường chính là Tỉnh lộ 56, các đường liên huyện, liên xã đều rất lớn và kiên cố giúp cho việc giao thông hết sức dễ dàng.

Xã Hiển Khánh rất thuận tiện cho việc di chuyển tới Thành phố Nam Định (Cách 8 km về phía Đông), Thành phố Phủ Lý (cách 20 km về phía Tây Bắc), Hà Nội (cách 70 km về phía Bắc), thị trấn Gôi (cách 10 km về phía Nam), thành phố Ninh Bình (về phía Tây Nam 20 km)

Kinh tế chủ đạo của xã Hiển Khánh vẫn là Nông nghiệp.

Các ngành Công nghiệp trên địa bàn: Sản xuất Gạch công nghiệp, Dệt may,... thu hút khoảng 2.000 công nhân các địa phương.

Hiện tại xã Hiển Khánh là một trong 3 xã của tỉnh Nam Định được chọn làm thí điểm chương trình Nông thôn mới của tỉnh.

Tham khảo sửa

Liên kết sửa

  1. ^ Quyết định 205/1967/QĐ-NV
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê