Hoằng Hà là một thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Hoằng Hà
Xã Hoằng Hà
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
HuyệnHoằng Hóa
Địa lý
Tọa độ: 19°52′18″B 105°53′6″Đ / 19,87167°B 105,885°Đ / 19.87167; 105.88500
Hoằng Hà trên bản đồ Việt Nam
Hoằng Hà
Hoằng Hà
Vị trí xã Hoằng Hà trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,22 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng4252 người[1]
Mật độ1008 người/km²
Khác
Mã hành chính15937[2]

Xã Hoằng Hà có diện tích 4,22 km², dân số năm 1999 là 4252 người,[1] mật độ dân số đạt 1008 người/km². Theo điều tra dân số ngày 1/4/2009 người dân có mặt ở xã Hoằng Hà là 4.245 người với tổng số hộ, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1945.

Chú thích sửa

Khái quát tình hình, địa lý – dân số - kinh tế - văn hóa, xã hội xã Hoằng Hà.

  • Đặc điểm địa lý: Xã Hoằng Hà thuộc vùng đồng bằng, nằm về phía đông bắc của Huyên Hoằng Hóa, cách trung tâm Huyện lỵ khoảng 6 km, cách của sông lạch trường khoảng 8 km trải dài theo hữu ngạn sông lạch trường và tả ngạn sông cung. Phía tây giáp xã Hoằng Đạt, phía nam giáp sông Đằng (bên kia sông là xã Hoằng Đạo), phía đông giáp sông lạch trường (bên kia sông là xã Hoằng yến), phía bắc giáp xã xuân lộc Huyện hậu lộc qua khúc sông lạch trường, xã Hoằng Hà không có núi chỉ có sông lạch trường và sông cung bao quanh phía bắc và phía đông. Với tổng diện tích tự nhiên là 409,5 ha, trong đó có 274ha đất nông nghiệp.
  • Đặc điểm dân số: Theo điêu tra dân số ngày 1/4/2009 người dân có mặt ở xã Hoằng Hà là 4.245 người với tổng số hộ, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1945. Riêng ngọc đỉnh trước kia chưa đến 500 người mà nay đã có 327 hộ với 1.456 người chiến 1/3 dân số cả xã, tăng gấp 3 lần so với dân số ngọc đỉnh trước năm 1945.
  • Đặc điểm kinh tế: Bất cứ ở đâu khi nói đến nghề mộc Đạt tài thì ai cũng biết. Từ một tốp thợ ngoài Bắc vào truyền nghề cho, rồi về sau trò lại giỏi hơn thầy, tiếng thơm ngày một lan xã, thợ mộc Đạt tài – Hoằng Hà, không chỉ giỏi làm nhà, làm đình, chùa, nghè, miếu, làm nhà thánh, làm cung điện, không chỉ trong tỉnh, ngoài tỉnh và đến cả kinh đô.

Khi tổng đốc Thanh Hóa vương duy trinh, đi công cán qua đây cũng để lại đôi câu đối đề ở văn chỉ làng Đạt tài như sau. Thiên tích thông minh Hoằng Hóa dục Thánh phù công dụng đạt tài năng Dịch nghĩa là: Trời phú thông minh Hoằng Hóa tiến phát Thánh phò công dụng Đạt tài lừng danh

  • Đặc điểm văn hóa – xã hội:

Làng đạt tài có 4 đình, 3 nghè, 2 chùa, 1 đền và 1 văn chỉ, ở mỗi giáp có 1 đình đó là: Đình hưng, đình tây, đình đông và đình quán, mỗi đình thường từ 5 đến 7 gian, mỗi đình dài từ 15 đến 21 mét rộng khoảng 7 mét và cao trên 3 mét. Đó là những nơi hội họp của làng vào những ngày hội lớn. + Còn 3 nghè của làng để thờ các vị thiên thần đó là: - Làng thượng, thờ ngũ vị tinh tú - Nghè tây, thờ thần khai canh - Nghè đông, thờ nhân ảnh thần + Một văn chỉ: Có tấm bia từ chỉ dựng năm 1745 vào thời Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng. Làng Hà Thái có một nghè thờ, một ngôi đình và có một chùa cũ thờ phật bà, có 1 văn chỉ. Nghè có 4 bán hương thờ các vị thánh thần như sau: - Thờ tứ vị thượng đẳng thần - Ngũ vị tinh tú bắc đẩu tinh quân - Ngọ lang tiên bòng - Và thờ Ông Lê Quang Giám (người đã hiến đất xây dựng đình nghè) Nhà thờ đức chúa Giê – su ở Làng Ngọc Đỉnh xây dựng 1915 và được tu bổ năm 1937 và 1998. Ngày nay, đây là nhà thờ lớn nhất và khang trang bề thế ở Hoằng Hóa. Đây là nơi bà con giáo dân được thả tâm hồn được thanh thản, thể hiện nét vui tươi, phấn khởi, một nét văn hóa lành mạnh của bà con theo đạo được tỏ lòng “ kính chúa – yêu nước”. Người dân sưng tội để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của mình, để họ được sống “ tốt đời, đẹp đạo”.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê