Kebab (còn được viết kebap, kabab, kebob, kabob, kibob, kebhav, kephav) là món ăn sử dụng thịt cắt miếng rồi xiên vào que nướng trên than hồng phổ biến tại Trung Đông, Đông Địa Trung Hải, và Nam Á... Các món kebab rất đa dạng, thông thường sử dụng thịt cừu, ngoài ra còn có , lợn, , và cả , tôm, cua. Người Hồi giáoDo Thái không dùng thịt lợn làm kebab vì lý do tôn giáo, nhưng kebab thịt lợn xuất hiện ở Ấn Độ, Hy Lạp, Armenia... Theo chân những di dân sang Tây phương, các món kebab hiện nay rất phổ biến tại châu Âu.

Kebab
Một loại thịt nướng điển hình được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, tồn tại trong nhiều nền ẩm thực trên thế giới
BữaBữa chính
Xuất xứTrung Đông
Nhiệt độ dùngNóng
Thành phần chínhThịt
Kebab xiên Shashlik
Bánh mì Doner kebab.

Từ nguyên học sửa

Từ kabab (کباب) bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, nghĩa gốc là thịt rán, không phải thịt nướng.[1] Từ Ả rập này có khả năng bắt nguồn từ tiếng Aramaic כבבא kabbābā, có nguồn gốc là tiếng Akkad kabābu có nghĩa là "đốt cháy".[2] Vào thế kỷ XIV, kebab được định nghĩa là đồng nghĩa với tabahajah, một từ tiếng Ba Tư chỉ đĩa thức ăn có món thịt rán. Từ tiếng Ba Tư được đánh giá sử dụng nhiều hơn trong thời Trung Cổ. Từ Kebab đã được sử dụng thường xuyên trong các cuốn sách Thổ Nhĩ Kỳ chỉ những khoanh thịt làm từ thịt gà và thịt cừu [3][4][5]. Mãi đến thời kỳ Đế quốc Ottoman, kebab mang nghĩa shish kebab, trong khi đó shiwa` شواء là từ tiếng Ả rập chỉ thịt nướng, mới xuất hiện. Kebab vẫn mang nghĩa gốc cho những đĩa thức ăn hầm như tas kebab.[1] Tương tự như thế, kebab halla là đĩa thức ăn của người Ai Cập gồm hành và thịt bò được hầm cùng nhau.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Davidson, Alan (1999). Oxford Companion to Food. Oxford: Oxford University Press. tr. 429.
  2. ^ “Semitic roots of kbb”. The American Heritage Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ Nasrallah, Nawal (2007). Annals of the Caliphs' Kitchens: Ibn Sayyâr al-Warrâq's Tenth-century Baghdadi Cookbook. Leiden, The Netherlands: Brill. ISBN 978-9004158672.
  4. ^ Perry, Charles (2006). Baghdad Cookery Book (Petits Propos Culinaires). UK: Prospect Books. ISBN 1-903018-42-0.
  5. ^ “An Anonymous Andalusian Cookbook of the 13th Century”. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2009.