Khủng hoảng Iran 1946, còn gọi là Khủng hoảng Azerbaijan (tiếng Ba Tư: غائلهٔ آذربایجان‎, chuyển tự Qā'ele-ye Āzarbāyejān) theo nguồn tin của Iran, là một trong những cuộc khủng hoảng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh, bắt nguồn từ việc lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin từ chối chấm dứt chiếm đóng lãnh thổ Iran dù vẫn cứ liên tục hứa hẹn rút quân. Lẽ ra, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lực lượng Đồng Minh phải chấm dứt chiếm đóng Iran. Tuy nhiên, thay vào đó, những người Iran thân Liên Xô lại tuyên bố thành lập Chính phủ Nhân dân Azerbaijan[5] và tổ chức ly khai của người Kurd, Cộng hòa Mahabad. Việc Hoa Kỳ gây áp lực buộc Liên Xô phải rút quân là bằng chứng sớm nhất về sự thành công của chiến lược mới Học thuyết Trumanchính sách ngăn chặn.

Khủng hoảng Iran 1946
Một phần của hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh LạnhPhong trào ly khai của người Kurd ở Iran

Tem bưu chính Iran kỷ niệm 4 năm ngày giải phóng Azerbaijan
Thời gianTháng 11 năm 1945 – ngày 15 tháng 12 năm 1946
Địa điểm
Kết quả

Chiến thắng của Nhà nước Hoàng gia Iran

Tham chiến
Iran
Hỗ trợ:
 Hoa Kỳ
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Chính phủ Nhân dân Azerbaijan
Cộng hòa Mahabad[1]
Mạng lưới Quân sự Tudeh[2]
Hỗ trợ:
 Liên Xô
Chỉ huy và lãnh đạo
Mohammad Reza Pahlavi
Ebrahim Hakimi
Ahmad Qavam
Ali Razmara[1]
Ja'far Pishevari
Ahmad Kordary (POW)
Qazi Muhammad
Mustafa Barzani[1]
Ahmed Barzani
Salahaddin Kazimov[1]
Mir Jafar Baghirov[3]
Thành phần tham chiến
Quân đội Cộng hòa Hồi giáo Iran Dân quân Azeri
Các bộ lạc người Kurd[1]
Lực lượng
Không rõ 12.750 bộ binh và kỵ binh Peshmerga[1]
Thương vong và tổn thất
Hàng trăm người chết (theo báo cáo của người Kurd) Không rõ
Tổng cộng: 2.000 chết[4]

Vào khoảng tháng 8–tháng 9 năm 1941, Iran Pahlavi đã bị Hồng quân Liên Xô ở phía bắc và quân đội Anh ở trung tâm và phía nam xâm lược.[6] Mỹ và Anh sử dụng Iran làm tuyến đường vận chuyển để cung cấp vật tư quan trọng cho các hoạt động chiến tranh của Liên Xô.[6]

Sau khi tràn vào chiếm đóng Iran, các lực lượng Đồng Minh đã cam kết rút khỏi Iran trong vòng sáu tháng sau khi chiến tranh chấm dứt.[6] Tuy nhiên, khi đến hạn cuối rút quân vào đầu năm 1946, Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Joseph Stalin, vẫn ở lại Iran. Chẳng bao lâu sau, liên minh giữa lực lượng người Kurd và Chính phủ Nhân dân Azerbaijan, được Liên Xô hỗ trợ về vũ khí và huấn luyện, đã giao tranh với lực lượng Iran,[1] khiến tổng cộng 2.000 người thiệt mạng. Cuộc đàm phán của thủ tướng Iran Ahmad Qavam và áp lực ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Liên Xô cuối cùng đã buộc Liên Xô phải rút quân và giải thể các quốc gia ly khai Azeri và tổ chức người Kurd.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g Lortz, Michael G. “Introduction”. The Kurdish Warrior Tradition and the Importance of the Peshmerga (PDF). tr. 27–29. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ Miyata, Osamu (tháng 7 năm 1987), “The Tudeh Military Network during the Oil Nationalization Period”, Middle Eastern Studies, 23 (3): 313–328, doi:10.1080/00263208708700709, JSTOR 4283187
  3. ^ Ahmadoghlu, Ramin (2019), “Azerbaijani National Identity in Iran, 1921–1946: Roots, Development, and Limits”, The Journal of the Middle East and Africa, 10 (3): 253–278, doi:10.1080/21520844.2019.1656455, S2CID 204368556
  4. ^ “CSP – Major Episodes of Political Violence, 1946–2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ All the Shah's Men, Kinzer, p.65-66
  6. ^ a b c Sebestyen, Victor (2014). 1946: The Making of the Modern World. Pan Macmillan. ISBN 978-0230758001.

Đọc thêm

sửa
  • Brands, H.W. Into the Labyrinth: The United States and the Middle East, 1945–1993 (1994) pp 7–12.
  • André Fontaine, La guerre froide 1917–1991, Edestermann: "Kurdish Independence and Russian Expansion", Foreign Affairs, Vol. 24, 1945–1946, pp. 675–686
  • George Lenczowski, Russia and the West in Iran (1949)

Liên kết ngoài

sửa