Kiến Xương

Huyện thuộc tỉnh Thái Bình

Kiến Xương là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Thái Bình, Việt Nam.[2][3]

Kiến Xương
Huyện
Huyện Kiến Xương
Một góc thị trấn Kiến Xương
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
Huyện lỵthị trấn Kiến Xương
Phân chia hành chính1 thị trấn, 32 xã
Thành lập1890
Địa lý
Tọa độ: 20°31′B 106°27′Đ / 20,52°B 106,45°Đ / 20.52; 106.45
MapBản đồ huyện Kiến Xương
Kiến Xương trên bản đồ Việt Nam
Kiến Xương
Kiến Xương
Vị trí huyện Kiến Xương trên bản đồ Việt Nam
Diện tích199,2 km²
Dân số (2009)
Tổng cộng223.179 người
Thành thị12.000 người
Nông thôn211.179 người
Mật độ1.121 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính343[1]
Biển số xe17-B1 - 7xx.xx; 17-B7
Websitekienxuong.thaibinh.gov.vn

Địa lý sửa

Huyện Kiến Xương nằm ở phía nam của tỉnh Thái Bình, nằm cách thành phố Thái Bình khoảng 14km về phía nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 124 km, có vị trí địa lý:

Đầu năm 2008, huyện Kiến Xương có diện tích tự nhiên là 19.920,73 ha (199,21 km²) và dân số là 223.179 người. 6% dân số theo đạo Thiên Chúa.

Hành chính sửa

Huyện Kiến Xương có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Kiến Xương (huyện lỵ) và 32 xã: An Bình, Bình Định, Bình Minh, Bình Nguyên, Bình Thanh, Đình Phùng, Hòa Bình, Hồng Thái, Hồng Tiến, Lê Lợi, Minh Quang, Minh Tân, Nam Bình, Nam Cao, Quang Bình, Quang Lịch, Quang Minh, Quang Trung, Quốc Tuấn, Tây Sơn, Thanh Tân, Thượng Hiền, Trà Giang, Vũ An, Vũ Bình, Vũ Công, Vũ Hòa, Vũ Lễ, Vũ Ninh, Vũ Quý, Vũ Thắng, Vũ Trung.

Văn hóa sửa

Làng chạm bạc Đồng Xâm

Thuộc xã Hồng Thái. Đây là một làng nghề chạm khắc kim loại quý. Theo người làng kể lại cách đây hơn 300 năm có nghệ nhân chạm bạc là Nguyễn Kim Lâu theo truyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền dạy nghề chạm kim loại quý cho cư dân trong làng. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công đức của ông, dân làng đã lập đền thờ tại Đồng Xâm. Trải bao biến cố nhưng ngày nay nghề vẫn được duy trì và phát triển.

Lễ hội đền Đồng Xâm

Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Triệu Vũ Đế - hoàng đế đầu tiên của nước Việt, một người con rể của làng. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng Tư âm lịch. Lễ hội có nhiều hoạt động, trong đó có hội chợ trưng bày những sản phẩm kim loại, bạc chạm rất tinh tế. Lễ hội còn tổ chức bơi trải, diễn chèo, hát ca trù...

Bên cạnh đó, tại làng Đồng Xâm còn có đền thờ Nguyễn Kim Lâu, tổ sư nghề chạm bạc.

Lễ hội Đền làng Lại Trì

Làng Lại Trì hiện nay gồm xã Vũ Tây và xã Vũ Sơn (nay là xã Tây Sơn), đền làng thờ Khổng Minh Không (quốc sư triều Lý). Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến 13 tháng 9 âm lịch. Lễ hội có rước kiệu từ đền Thánh ra Am và ngược lại, dâng hương, tụng kinh, tục đua thuyền nhớ về sự tích Khổng Minh Không.

Di tích đình Bình Trật

Tọa lạc tại xã An Bình. Di tích này cùng giếng đình gắn liền với nhiều sự kiện theo chiều dài lịch sử giữ nước của dân tộc đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia 1984.

Lịch sử sửa

Thời Lê Trung Hưng, huyện Kiến Xương được gọi là huyện Chân Định thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam. Đến thời nhà Nguyễn, năm 1832 triều Minh Mạng là huyện Chân Định phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ), đến năm 1889 và 1890, triều Thành Thái, đổi là huyện Trực Định phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Từ Cách mạng tháng Tám đổi thành huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Sau năm 1954, huyện Kiến Xương có 32 xã: An Bình, An Bồi, An Ninh, Bắc Hải, Bình Định, Bình Minh, Bình Nguyên, Bình Thanh, Đình Phùng, Hòa Bình, Hồng Thái, Hồng Tiến, Lê Lợi, Minh Hưng, Minh Tân, Nam Bình, Nam Cao, Phương Công, Quang Bình, Quang Hưng, Quang Lịch, Quang Minh, Quang Trung, Quốc Tuấn, Quyết Tiến, Tán Thuật, Thanh Tân, Thượng Hiền, Trà Giang, Vân Trường, Vinh Quang, Vũ Lăng.

Ngày 12 tháng 7 năm 1958, giải thể 2 xã Quang Minh và Vinh Quang.

Ngày 17 tháng 6 năm 1969, chuyển 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình thuộc huyện Vũ Tiên (cũ) về huyện Kiến Xương quản lý.

Ngày 10 tháng 9 năm 1969, chuyển 5 xã: Bắc Hải, Phương Công, Vân Trường, Vũ Lăng, An Ninh về huyện Tiền Hải quản lý.

Năm 1974, tái lập xã Quang Minh.

Ngày 8 tháng 6 năm 1988, thành lập thị trấn Kiến Xương trên cơ sở tách xóm Quang Trung và xóm Tân Tiến của xã Tán Thuật.[4]

Ngày 12 tháng 4 năm 2002, hợp nhất thị trấn Kiến Xương và xã Tán Thuật để thành lập thị trấn Thanh Nê.[5]

Ngày 13 tháng 12 năm 2007, chuyển 2 xã Vũ Lạc và Vũ Đông về thành phố Thái Bình quản lý.[6]

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020)[7]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã An Bồi và thị trấn Thanh Nê để tái lập thị trấn Kiến Xương
  • Sáp nhập xã Minh Hưng và xã Quang Hưng thành xã Minh Quang
  • Sáp nhập xã Vũ Tây và xã Vũ Sơn thành xã Tây Sơn
  • Sáp nhập xã Quyết Tiến vào xã Lê Lợi.

Huyện Kiến Xương có 1 thị trấn và 32 xã như hiện nay.

Người nổi tiếng sửa

Làng nghề sửa

Ngành tiểu thủ công nghiệp, nghề phụ cũng phát triển tại một số địa phương của huyện trong đó một số nghề có thể mai một hoặc vẫn được duy trì:

Tham khảo sửa

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 11/04/2019.
  3. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  4. ^ “Quyết định 102-HĐBT năm 1988 về việc thành lập thị trấn Kiến Xương của huyện Kiến Xương thuộc tỉnh Thái Bình”.
  5. ^ “Nghị định 45/2002/NĐ-CP về việc thành lập các phường thuộc thị xã Thái Bình và thị trấn Thanh Nê thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”.
  6. ^ “Nghị định số 181/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư để mở rộng thành phố Thái Bình; điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã; thành lập phường thuộc thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình”.
  7. ^ “Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thái Bình”.

Liên kết ngoài sửa