Súng carbine Type 44

(Đổi hướng từ Kiểu 44 (súng trường))

Shiki 44 (四四式騎銃, よんよんしききじゅう, Yonyon-shiki kijū) là loại súng trường sử dụng khóa nòng trượt. Được phát triển từ súng trường kỵ binh Shiki 38 Arisaka, điển khác biệt là lưỡi lê trông giống như một cây kim lớn và có thể gấp ngược vào trong báng súng. Cái tên Shiki 44 được gọi do được hoàn thành nâng cấp vào năm Meiji thứ 44. Shiki 44 có một khoang rỗng trong báng súng để chứa một cây gậy thông nòng súng được tháo ra làm hai phần. Khoang chứa này có thể được sử dụng bằng cách quay lớp lót ở phần cuối của báng súng để mở nắp khoang chứa.

Type 44 carbine
LoạiSúng cạc-bin
Nơi chế tạo Đế quốc Nhật Bản
Lược sử hoạt động
Phục vụ1912–1960s
Sử dụng bởixem Các nước sử dụng
TrậnChiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh Trung–Nhật
Chiến tranh thế giới thứ hai
Nội chiến Trung Quốc
Cách mạng Dân tộc Indonesia
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Tình trạng khẩn cấp Malaya
Lược sử chế tạo
Người thiết kếNariakira Arisaka
Năm thiết kế1911
Giai đoạn sản xuất1911–1942
Số lượng chế tạo91,900[1]
Thông số
Khối lượng3,3 kg (7 lb 4 oz)
Chiều dài966 mm (38 in)
Độ dài nòng487 mm (19,2 in)

Đạn6.5x50mm Arisaka
Cơ cấu hoạt độngkhóa nòng trượt
Sơ tốc đầu nòng761 m/s (2.500 ft/s) Type 38 cartridge[1]
Tầm bắn hiệu quả366 m (400 yd)[1]
Tầm bắn xa nhất2.000 m (2.200 yd)[1]
Chế độ nạpBăng đạn 5 viên

Loại súng này bắn đạn 6,5×50mm Arisaka và nạp đạn theo băng đạn 5 viên nó chỉ có thể nạp đạn tiếp sau khi băng đạn đã hết.

Shiki 44 được bắt đầu sản xuất năm 1911 và đưa vào chiến đấu năm 1912 loại súng này được Nhật Bản sử dụng cho đến hết chiến tranh thế giới thứ hai. Shiki 44 được sản xuất liên tục cho đến năm 1942: có khoảng 91.900 Shiki 44 đã được sản xuất bởi Nhật Bản trong những năm này.

Shiki 44 có 3 biến thể (thứ nhất, thứ hai và thứ ba). Sự khác nhau chính của các loại này là lưỡi lê gắn trên nòng súng với việc tăng chiều dài và độ bền của lưỡi lê.

Một sự khác biệt nữa là khoang chứa gậy thông nòng súng. Mẫu thứ nhất thì có hai lỗ ở cuối báng súng mỗi lỗ chứa nửa của gậy thông nòng súng, mẫu thứ hai và thứ ba có thì có một lỗ lớn để hai mảnh của gậy chung.

Các nước sử dụng sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e Allan & Macy (2007), tr. 241–316
  2. ^ Jowett, Philip S. (2010). Rays of the rising sun : armed forces of Japan's Asian allies, 1931-45. 1, China & Manchukuo. Helion. tr. 24. ISBN 9781906033781.

Liên kết ngoài sửa