Lao hạch là dạng nhiễm lao ngoài phổi phổ biến nhất.[1] Lao hạch là bệnh mạn tính, đặc trung bởi tình trạng viêm hạt của hạch lympho cùng hoại tử bã đậu, gây ra bởi Mycobacterium tuberculosis hoặc các vi khuẩn liên quan.

Lao hạch
Lao hạch có xoang
Khoa/NgànhBệnh truyền nhiễm Sửa đổi tại Wikidata

Đặc điểm mô bệnh học đặc trưng là tổn thương viêm hạt do lao (lao hoại tử bã đậu). Bao gồm tế bào khổng lồ đa nhân và tế bào Langhans, bao quanh bởi tế bào biểu mô, lympho T và nguyên bào sợi. Tổ chức viêm lao tạo thành trung tâm hoại tử bã đậu và có xu hướng nhuyễn hóa, thay thế các mô lympho.

Nguyên nhân

sửa

Lao hạch cũng do nguyên nhân hay gây lao phổi nhiều nhất đó là Mycobacterium tuberculosis.[1] Ngoài ra còn gặp M. bovis, M. kansasii, M. fortuitum, M. marnum, và M. ulcerans.[1]

Triệu chứng

sửa

Ngoài triệu chứng sưng hạch, được gọi là hạch viêm, bệnh nhân có thể sốt nhẹ, chán ăn hoặc sút cân.[1]

Chẩn đoán

sửa

Cần sinh thiết để chẩn đoán lao hạch ngoại biên.[2] Các bước khác để chẩn đoán bao gồm: xét nghiệm tuberclin dương tính, X quang ngực thẳng, CT scan, chọc hút/sinh thiết(FNAC), nhuộm AFB, and mycobacterial culture.

Điều trị

sửa

Rạch hạch dẫn lưu dịch kèm thuốc chống lao.

Phác đồ điều trị thuốc chống lao thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.[1] Triệu chứng có thể nặng lên trong quá trình điều trị.[3]

Dịch tễ

sửa

Lao hạch hay gặp nhiều ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở người nhiễm HIV/AIDS.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f M, Sriram Bhat (ngày 30 tháng 6 năm 2016). SRB's Manual of Surgery (bằng tiếng Anh). JP Medical Ltd. tr. 55–56. ISBN 9789351524168.
  2. ^ Mohapatra, PR; Janmeja, AK (tháng 8 năm 2009). “Tuberculous lymphadenitis”. The Journal of the Association of Physicians of India. 57: 585–90. ISSN 0004-5772. PMID 20209720.subscription required
  3. ^ Cockerham, William C. (ngày 6 tháng 10 năm 2016). International Encyclopedia of Public Health (bằng tiếng Anh). Academic Press. tr. 274. ISBN 9780128037089.

Liên kết ngoài

sửa