Liên bang Bắc Đức (tiếng Đức: Norddeutscher Bund), hình thành tháng 8 năm 1866 với tư cách là một liên minh quân sự của 22 bang miền bắc nước Đức với Vương quốc Phổ là bang đứng đầu. Tháng 7 năm 1867, nó chuyển thành một nhà nước liên bang. Liên bang này đã đưa ra một hiến pháp và đặt nền móng cho Đế chế Đức, sau này Đế chế Đức đã thông qua sử dụng phần lớn hiến pháp và lá cờ của liên bang. Thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck đã thiết lập Liên bang Bắc Đức, có lẽ là một sự thỏa hiệp nhằm thống nhất nước Đức mà không có nước Áo.[1]

Liên bang Bắc Đức
1867–1870
Liên bang Bắc Đức
Liên bang Bắc Đức
ㅤ *Lãnh thổ của Liên bang Bắc Đức (màu đỏ) *Các tiểu bang miền nam nước Đức, gia nhập vào năm 1871 để tạo thành đế quốc Đức (màu cam) *Alsace-Lorraine, là vùng lãnh thổ Đức sáp nhập lãnh thổ sau Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871 (màu cam nhạt) Các lãnh thổ màu đỏ ở miền Nam là một phần của Vương quốc Phổ.
Các lãnh thổ màu đỏ ở miền Nam là một phần của Vương quốc Phổ.
Tổng quan
Vị thếLiên bang
Thủ đôBerlin
Chính trị
Chủ tịch 
• 1867–1871
Wilhelm I
Thủ tướng 
• 1867–1871
Otto von Bismarck
Lập phápQuốc hội Đức
• Hội đồng Nhà nước
Reichsrat
Lịch sử
Lịch sử 
Ngày 18 tháng 8 1867
Ngày 16 tháng 4
Ngày 18 tháng 1 1870
Mã ISO 3166DE
Tiền thân
Kế tục
Liên bang Đức
Đế quốc Đức
Hiện nay là một phần của Đan Mạch
 Đức
 Litva
 Ba Lan
 Nga
 Bỉ

Không giống như Liên bang Đức thời kỳ đầu, Liên bang Bắc Đức là một nhà nước thực sự. Lãnh thổ của nó bao gồm các phần của Liên bang Đức phía bắc sông Main (trừ Luxembourg), cộng với Hohenzollern-Sigmaringen và lãnh thổ phía đông của Phổ cũng như Công quốc Schleswig, nhưng ngoại trừ Áo, Bayern, Württemberg, Baden, Luxembourg, Limburg, Liechtenstein và những phần phía nam của Đại công quốc Hessen.

Liên bang này góp phần củng cố quyền kiểm soát của Phổ với miền bắc nước Đức và tạo ra quyền kiểm soát tương tự với miền nam nước Đức thông qua "Đồng minh Thuế quan Đức" (Zollverein) và các hiệp ước hòa bình.

Mặc dù chỉ tồn tại cho tới khi Đế chế Đức hình thành năm 1871, nhưng Liên bang Bắc Đức đã xây dựng nền tảng cho hiến pháp Đức thông qua năm đó. Hiến pháp này đã trao quyền lực lớn cho thủ tướng mới, Otto von Bismarck, người được bổ nhiệm bởi Chủ tịch của Hội đồng Liên bang (Bundesrat, Phổ). Hiến pháp buộc Thủ tướng phải chịu trách nhiệm Quốc hội (Reichstag). Điều này cho phép Thủ tướng giành được lợi từ việc trở thành cầu nối giữa hoàng đế và người dân. Sau cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 1862, thủ tướng duy trì quyền lực về ngân sách quân đội. Bộ luật cũng cấm công chức trở thành thành viên của Quốc hội, những người đã trở thành phe đối lập của Bismarck trong thập niên 1860.

Liên bang hình thành sau khi nước Phổ đánh bại Áo và các bang còn lại của Liên bang Đức trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Hiến pháp của Liên bang, được soạn thảo bởi Thủ tướng Otto von Bismarck, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1867.

Nước Phổ trở nên hùng mạnh hơn cả.[1] Sau chiến thắng của Vương quốc Phổ trước Đế chế thứ hai của Pháp và sau đó là Đệ tam Cộng hòa Pháp trong Chiến tranh Pháp-Phổ vào các năm 1870 - 1871, các xứ Bayern, Württemberg, và Baden (cùng với những phần đất của Đại công quốc Hessen) đã thống nhất với các bang của Liên bang để hình thành nên Đế chế Đức, với việc vua William I lấy Đế hiệu mới là Hoàng đế Đức (chứ không phải Hoàng đế của Đức vì không bao gồm Áo).

Danh sách các bang trực thuộc sửa

Thành bang Thủ phủ
Vương quốc (Königreiche)
Phổ (Preußen) Berlin
Sachsen Dresden
Đại công quốc (Großherzogtümer)
Hessen

(chỉ có Thượng Hesse, phần phía bắc sông Main)

Darmstadt
Mecklenburg-Schwerin Schwerin
Mecklenburg-Strelitz Neustrelitz
Oldenburg Oldenburg
Sachsen-Weimar-Eisenach Weimar
Công quốc (Herzogtümer)
Anhalt Dessau
Braunschweig Braunschweig
Lauenburg

(với vua Phổ làm Công tước)

Lauenburg
Sachsen-Altenburg Altenburg
Sachsen-Coburg und Gotha CoburgGotha
Sachsen-Meiningen Meiningen
Thân vương quốc (Fürstentümer)
Lippe Detmold
Reuß jüngerer Linie Gera
Reuß älterer Linie Greiz
Schaumburg-Lippe Bückeburg
Schwarzburg-Rudolstadt Rudolstadt
Schwarzburg-Sondershausen Sondershausen
Waldeck Arolsen
Thành bang Tự do (Freie und Hansestädte)
Bremen
Hamburg
Lübeck

Chú thích sửa

  1. ^ a b Henry Burnand Garland, Mary Garland, The Oxford companion to German literature, trang 629

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

http://www.infoplease.com/ce6/history/A0835982.html

http://flagspot.net/flags/de1867.html

http://encarta.msn.com/encyclopedia_761568400/north_german_confederation.html( Lưu trữ 2009-11-02 tại Wayback Machine 2009-11-01)